Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2. Một số kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy, GV cần tạo điều kiện cho HS có nhiều cơ hội để áp dụng toán học vào thực tế, từ đó giúp HS nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của toán học trong đời sống hàng ngày.
Với các biện pháp đã đưa ra kết hợp cùng trình độ và kinh nghiệm sư phạm, đặc điểm tình hình HS của mình, GV sẽ lựa chọn các PP DH phù hợp nhất, phát huy được tính chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức của HS để đảm bảo giờ học đạt được hiệu quả tốt nhất về yêu cầu kiến thức của bài và mục đích rèn luyện vận dụng toán học vào TT. Cùng với việc áp dụng các PP DH truyền thống (như trực quan, thuyết trình...), GV cần kết hợp vận dụng một cách linh hoạt những PP DH mới nhằm nâng cao chất lượng DH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. Phan Anh (2011), Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống TT cho HS THPT thông qua DH các yếu tố về đại số và giải tích, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.
[2]. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 Việt Nam và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực toán học.
[6]. G.I.Rudavin - A.Nuxabaep - G.Sliakhin (1979), Một số quan điểm triết học trong toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Phạm thị Hồng Hạnh - Nguyễn Thị Phương Nga (2020), “DH các phép tính với số tự nhiên ở lớp 4 đáp ứng yêu cầu của chương trình môn toán TH”, Tạp chí giáo dục, số 471 (kì 1-2/2020), Trường ĐHSP Hà Nội.
[8]. Mai Hoàn Hảo (2016), Dạy học hàm số bậc nhất theo hướng tiếp cận RME, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Cần Thơ.
[9]. Nguyễn Hữu Hợp, Lý luận dạy học ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[10]. Bùi Văn Huệ (chủ biên) (2014), Giáo trình tâm lý học tiểu học, Đại học Huế.
[11]. Nguyễn Thị Liên (chủ biên) (2016), Tổ chức HĐ trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục.
[12]. Nguyễn Danh Nam (2016), Phương pháp mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Thái Nguyên.
[13]. Đoàn Thanh Nga (2020), Quản lí HĐ trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường TH, tỉnh Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
[14]. Phạm Nguyễn Hồng Ngự (2020), Luận án tiến sĩ Tổ chức HĐ nhận thức cho HS qua khai thác chức năng của tình huống TT trong DH toán ở trường trung học phổ thông, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.
[15]. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2016), Luận văn dạy học bốn phép tính với số tự nhiên trong môn toán ở TH theo hướng phát triển năng lực, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
[16]. Mai Hà Phương Oanh, Nông Văn Duy, Rèn kĩ năng vận dụng toán học vào TT cho HS TH thông qua mạch ND yếu tố hình học, Báo cáo đề tài NCKH của sinh viên, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN.
[17]. Hoàng Thúy Phương (2020), Quản lý HĐ trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho HS ở các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN.
[18]. Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh (đồng chủ biên) (2018), Thiết kế và tổ chức Dạy học tích hợp môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[19]. Phạm Đức Quang, Nguyễn Thế Sơn (2012), “Dạy toán ở trường phổ thông theo hướng gắn với thực tiễn, tăng cường thực hành, ứng dụng liên môn”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 74, tháng 4/2012.
[20]. Nguyễn Thành Quang (2015), Bài giảng Triết học và Toán học, Trường Đại Học Vinh.
[21]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Điều 27- Luật Giáo Dục, Số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
[22]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
[23]. Trần Vui (2017), Từ các lý thuyết học đến thực hành trong giáo dục toán, NXB Đại học Huế.
[24]. Trần Vui (2018), Đánh giá trình độ Toán - Hiểu sâu khái niệm và thành thạo kĩ năng cơ bản trong giải quyết vấn đề, NXB Đại học Sư phạm.
[25]. Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Dục Quang (2013), “Về giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Vol 58, No. 4, tr. 101 -109.
TRANG WEB:
[26]. https://luatminhkhue.vn/thuc-tien-la-gi.aspx
[27]. http://c1vanduat.hungyen.edu.vn/chuyen-de-giao-duc/to-chuc-hoat-dong- day-hoc-ve-phan-so-va-cac-phep-tinh-voi-ph.html
[28]. http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/to-chuc-day-hoc-tich-hop-trong-chuong- trinh-giao-duc-pho-thong0moi-3973148-v.html
TIẾNG ANH:
[29]. Kaiser G. (2005), Mathematical Modelling in school - Examples and Experiences, In H- W. Hene & G. Kaiser, Mathematikunterricht in Spannungsfeld von evolution and evaluation.
[30]. Bùi Văn Nghị (2010), Connecting mathematics with real life, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, volume 55, 1/2010.
[31]. Niss M. (2003), Mathematical competencies and the learning of Mathematics:
the Danish KOM project, IMFUFA, Roskilde University, Denmark.
[32]. Reidar Mosvold (2005), Mathematics in everyday life, Astudy of beliefs and actions, Department of Mathematics University of Bergen.
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn học: Toán lớp 4
Tên bài: Phép cộng các số có nhiều chữ số (tiết 1) 1. Yêu cầu cần đạt
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hiện được các phép cộng các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng về phép cộng đã học vào giải quyết các tình huống thực tế có thể được thể hiện qua các hoạt động và bài tập trong quá trình học tập.
- Qua các hoạt động học tập học sinh được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; thông qua thực hành luyện tập học sinh sẽ được phát triển năng lực tư duy và lập luận.
2. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giáo án điện tử, máy tính, màn chiếu.
- HS: bộ khối hình lập phương.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu a) Khởi động, kết nối
* Mục tiêu: Củng cố lại các phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 000. Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS.
- TC Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV đưa ra 3 câu hỏi. HS giơ thẻ đáp án để trả lời câu hỏi. GV khen ngợi những HS trả lời nhanh và đúng cả 3 câu hỏi.
Câu hỏi 1: Tính: 86 362 + 918 = ?
A. 87 280 B. 86 280 C. 87 270 D. 86 270
Câu hỏi 2: Tính: 93 246 + 4825 = ?
A. 97 071 B. 98 061 C. 98 071 D. 97 061
Câu hỏi 3: Tính: 67 294 + 25 431 = ?
A. 82 725 B. 92 725 C. 92 625 D. 91 625
- Giới thiệu bài: Các em đã biết tính các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100000. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách thực hiện phép cộng các số có nhiều chữ số.
b) Khám phá
* Mục tiêu: Tìm được cách đặt tính và tính các phép cộng các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).
- GV đặt vấn đề: Ở một trang trại chăn nuôi bò sữa, ngày thứ nhất trang trại thu được 180 510 l sữa. Ngày thứ hai, trang trại thu được 210 365 l sữa. Hỏi cả hai ngày, trang trại thu được bao nhiêu lít sữa?
- Chia lớp thành các nhóm 4 (8 nhóm)
- Học sinh làm việc nhóm để tìm kết quả phép tính 180 510 + 210 365 - Chia sẻ cách làm giữa các nhóm chéo nhau (1-2; 2- 3; 3- 4; 4- 5; 5-6; 6- 7;
7 - 8; 8 - 1)
- Đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận cách đặt tính và tính.
- Kết luận: Vậy 180 510 + 210 365 = 390 875.
- Gọi một số HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS đặt tính bảng con cá nhân nhanh: 327 456 + 190 835 = ? - HS nêu cách đặt tính và tính, HS khác nhận xét kết quả bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
c) Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1 : Giải quyết tình huống:
* Mục tiêu
- Thực hiện được phép cộng các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).
- HS tìm hiểu yêu cầu của bài và đưa ra đáp án bằng cách giơ thẻ.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm nhanh nhất (nếu HS không nêu được thì GV hướng dẫn HS có thể thực hiện từng phép tính cộng được ghi trên mỗi chiếc xô,
sau đó so sánh các kết quả thu được với nhau, từ đó trả lời câu hỏi của đề bài.
Tuy nhiên, với những HS có tư duy tốt, GV có thể hướng dẫn các em ước lượng để tìm ra câu trả lời mà không cần thực hiện các phép tính. Chẳng hạn:
+ Phép tính được ghi trên xô thứ nhất có kết quả bằng 14 000.
+ Phép tính được ghi trên xô thứ hai có kết quả lớn hơn 14 000.
+ Phép tính được ghi trên xô thứ ba có kết quả nhỏ hơn 14 000.) Bài 2:
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày bài làm trước lớp. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và tính các phép cộng đã làm.
d. Vận dụng thực tiễn
* Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng các số tự nhiên có nhiều chữ số đã học vào giải quyết một tình huống gắn với thực tiễn.
Tình huống:
- GV hỏi HS:
+ Đề bài cho biết gì? Hỏi gì?
+ Làm thế nào để tính?