4. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của một
1.2.1. Kinh nghiệm của UBND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Du đã ban hành nhiều quyết định, quy định, chương trình hành động, kế hoạch và các văn bản
cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Đặc biệt, huyện đã chủ động ban hành các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý, về đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy quản lý, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, quy định đăng ký rèn luyện đảng viên hằng năm...
- Về công tác hoạch định: Huyện đã thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý không phải là người địa phương ở một số phòng, ban, đơn vị và xã, phường. Các khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, đánh giá, thực hiện chính sách cán bộ, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện công tâm, khách quan, dân chủ, đúng quy định, quy trình.
Xây dựng Đề án vị trí việc làm nhằm tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường công tác.
- Công tác tuyển dụng: sử dụng, lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị, đúng chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức cầu thị vào vị trí công tác phù hợp; thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng như quản lý ngân sách, đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản... Tăng cường luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sáng tạo và trưởng thành trong thực tiễn ở cơ sở.
- Công tác đào tạo CBCC: quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị; Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ; trong đó xác định việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. (Chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nước và kỹ năng
giao tiếp với nhân dân, với doanh nghiệp; Kỹ năng liên ngành: biết vận dụng lý luận về tổ chức và sự vận động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nước, hiểu được tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, tâm lý người lãnh đạo và người quản lý; kỹ năng tối thiểu về lễ tân, đối ngoại nhân dân... trong giao tiếp quốc tế, quản lý...).
- Chính sách đãi ngộ: khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn để nâng cao năng suất, hiệu quả công việc; tạo động lực mạnh mẽ để thu hút đội ngũ công chức có chất lượng cao, đạo đức công vụ trong sáng. Thực hiện đãi ngộ theo hiệu quả công việc sẽ khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức, viên chức huyện.
- Công tác đánh giá, xếp loại: Huyện đã xiết chặt kỷ cương hành chính;
nâng cao vai trò nêu gương, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức các cấp huyện tại công sở, nơi cư trú và nơi công cộng, lấy đó là cốt lõi để lan tỏa, nhân rộng ra các tầng lớp nhân dân.
- Công tác kiểm tra, giám sát: tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá công chức theo hướng cụ thể, công khai, dân chủ, có sự tham gia của dư luận xã hội và công dân, phù hợp với từng đối tượng công chức, phù hợp với công chức chuyên môn và công chức lãnh đạo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát về đạo đức công vụ đảm bảo tính khách quan và công bằng, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm đạo đức công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ.
Nền hành chính hiện đại không thể không có những cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông, mẫn cán, với đạo đức công vụ trong sáng, có tinh thần tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Để có được điều đó không phải một sớm, một chiều làm được ngay mà đòi hỏi sự bắt tay vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung sức mạnh và trí tuệ của cả hệ thống chính trị để có nhiều giải pháp hiệu quả hơn trong việc đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng cải cách nền hành chính Nhà nước ở địa phương.
1.2.2. Kinh nghiệm của UBND Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
Để hiện thực hóa chủ đề công tác năm 2023 với nội dung "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững", Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng. Hàng loạt những giải pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã được Thành phố Uông Bí áp dụng trong thời gian qua.
- Công tác quy hoạch: Cùng với đó, việc tiếp tục thực hiện tốt việc thí
điểm thi tuyển để bổ nhiệm cán bộ, công chức và viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; đổi mới công tác bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nguyên tắc có cạnh tranh, công khai, minh bạch cũng được là một giải pháp có hiệu quả. Qua đánh giá ban đầu, những cá nhân được bổ nhiệm sau thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý đã thể hiện, phát huy được năng lực, trình độ; thông qua thi tuyển đã thu hút, phát hiện, tuyển chọn những người có năng lực, trình độ, có tư duy đổi mới, sáng tạo, phẩm chất tốt.
- Công tác tuyển dụng: nâng cao chất lượng tuyển dụng; thực hiện tốt việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...
Bên cạnh đó, việc tổ chức tuyển dụng tập trung do Thành phố Uông Bí
thực hiện cũng được dư luận đánh giá khá hiệu quả bởi vừa tuyển dụng được người làm việc có đủ trình độ, đạt yêu cầu, vừa đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và tiết kiệm.
Chưa kể, việc tuyển dụng tập trung còn giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương thay vì phải chủ động thành lập Hội đồng, chuẩn bị nhiều khâu để tổ
chức kỳ thi tuyển gây tốn kém và nảy sinh nhiều thủ tục rườm rà thì lại diễn ra chuyên nghiệp, đúng quy định và nhanh gọn.
- Công tác đào tạo: Để góp phần thực hiện thành công chủ đề công tác năm 2023 về nội dung trên, Thành phố Uông Bí cũng đã ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2023. Trong đó phê duyệt tổ chức 179 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, với tổng số 12.288 học viên, tổng kinh phí khái toán hơn 57,6 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm qua, việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn cũng được Thành phố Uông Bí chú trọng.
Đặc biệt là việc tiếp tục ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác chuyên môn, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực: Du lịch, dịch vụ, giáo dục, y tế, giao thông vận tải…
- Công tác đánh giá xếp loại: Thành ủy, UBND Thành phố Uông Bí cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cần nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ nghiêm các quy định về đạo đức công vụ, kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động; thực hiện tốt vãn hóa, văn minh công sở.
- Công tác kiểm tra giám sát: Thành phố Uông Bí đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kỷ cương hành chính, thiếu chuẩn mực văn hóa trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là các trường hợp chậm trễ, tham nhũng vặt, tiêu cực, hình ảnh phản cảm liên quan đến việc giải quyết công việc với người dân, tổ chức và doanh nghiệp gây dư luận xấu trong xã hội và nhân dân.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức huyện Bình Liêu
Qua nghiên cứu thực tiễn về nâng cao chất lượng CBCC của một số tỉnh, thành, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Qua nghiên cứu thực tiễn về nâng cao chất lượng CBCC của một số tỉnh, thành, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phải thực hiện nghiêm và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, tuyển chọn, quản lý, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Hai là, đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp phải là những người được qua đào tạo cơ bản trong các trường đại học và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng. Được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế và hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Ba là, phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bởi, tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức, viên chức, người lao động và là chuẩn mực để công chức, viên chức, người lao động phấn đấu, rèn luyện.
Bốn là, thực hiện tuyển chọn công chức, viên chức, người lao động công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh.
Có như vậy mới tuyển chọn được người thực sự tài giỏi vào làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp và kích thích mọi người không ngừng học tập vươn lên. Đó là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp có chất lượng.
Năm là, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp. Phải biết “tuỳ tài mà dùng người”, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức, viên chức, người lao động phát huy sở trường của mình;
thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức, viên chức, người
lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảm bảo đời sống của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp ngày càng được cải thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, chế độ hưu trí và các loại bảo hiểm xã hội khác.
Sáu là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức, viên chức, người lao động; kiểm tra, đánh giá công chức, viên chức, người lao động hàng năm một cách nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, đây là dịp làm cho công chức, viên chức, người lao động tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm...
Bảy là, tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế theo tinh thần nghị quyết của Đảng, Chính phủ; quan tâm, tạo điều kiện trẻ hóa và có cơ cấu phù hợp đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Chương 2