- Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu hiện nay như thế nào?
- Những ưu điểm và hạn chế về chất lượng đội ngũ CBCC tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu là gì? Nguyên nân của những hạn chế đó?
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu là gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Trong luận văn này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2020 - 2022 để phân tích chất lượng CBCC tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu. Tác giả dựa trên các tài liệu chính thức do Huyện Bình Liêu công bố. Cụ thể như sau:
- Tài liệu và dữ liệu đã được lưu trữ: Số liệu thứ cấp do Huyện Bình Liêu cung cấp: các báo cáo tổng kết, sơ kết của Huyện; các thông tin đăng tải trên các website chính thống tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu. Chiến lược phát triển cho Huyện Bình Liêu đến năm 2025
- Một số giáo trình, luận văn Thạc sĩ, luận án tiến sĩ, bài báo khoa học đã
nghiên cứu về lĩnh vực chất lượng công chức, viên chức người lao động tại y ban nhân dân huyện Bình Liêu
- Các văn bản của chính phủ, của các Bộ, ban, ngành có liên quan về công chức, viên chức người lao động và các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát thực tế:
Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm việc của công chức viên
chức tại các phòng ban trực thuộc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi:
Thu thập bằng việc điều tra khảo sát theo bảng hỏi đối với các đối tượng là công chức, viên chức, người lao động làm việc và công dân đến làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu.
- Mục tiêu điều tra: Để đánh giá được thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu và nâng cao chất lượng CBCC làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu theo tiêu chí đòi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện điều tra, thu thập thông tin qua bảng hỏi hay trực tiếp phỏng vấn công chức, viên chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu để có đánh giá chung nhất về năng lực, trình độ, thái độ trong thực thi công việc từ đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công chức, viên chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu.
- Thời gian điều tra: tháng 5-6 năm 2023
- Tiêu chí chọn mẫu: CBCC làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu từ 1 năm trở lên.
- Phương pháp chọn mẫu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Trên cơ sở các lý luận về phương pháp chọn mẫu, tác giả đã tiến hành triển khai thu thập thông tin bằng hình thức phát phiếu khảo sát để công chức, viên chức, người lao động trong tại Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu, hướng dẫn điền phiếu và bổ sung thông tin phù hợp với các đối tượng được phỏng vấn trong trường hợp cần thiết.
- Quy mô mẫu:
+ Đối với CBCC, tác giả dựa trên số lượng CBCC tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu là 109 người. Tác giả chọn mẫu tổng thể 109 cán bộ công chức đang công tác tại UBND huyện Bình Liêu có thâm niêm công tác từ 1 năm trở lện
Số liệu thu thập được phân loại theo nhóm nội dung, phân tích và so sánh thống kê, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel.
* Cấu trúc thiết kế phiếu điều tra:
Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm hai phần:
Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn…
Phần 2: thông tin khảo sát về chất lượng công chức, viên chức, người lao động của UBND huyện Bình Liêu.
- Thang đo của bảng hỏi
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này để thu thập ý kiến đánh giá của CBCC thuộc UBND huyện Bình Liêu về mỗi câu hỏi phản ánh một nội dung cần nghiên cứu. Kết quả điều tra được tính bình quân với ý nghĩa như sau:
Thang đo Mức đánh giá bình quân Ý nghĩa
5 4,21 - 5,0 Rất tốt
4 3,41 - 4.20 Tốt
3 2,61 - 3,40 Bình thường
2 1,81 - 2,60 Không tốt
1 1.00 - 1,80 Rất không tốt
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành hệ thống hóa dữ liệu, đánh giá
kết quả đạt được, kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về nâng cao chất lượng cán bộ công chức huyện Bình Liêu.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ công chức huyện Bình Liêu giai đoạn 2020-2022.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và đánh giá số liệu về chất lượng CBCC thuộc Huyện Bình Liêu. Từ những nhận xét, đánh giá thực trạng chất lượng CBCC thuộc Huyện Bình Liêu, từ đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng CBCC thuộc Huyện Bình Liêu.
c. Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan Huyện, tỉnh Quảng Ninh từ những thông tin, kết quả so sánh được, tác giả đưa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Công tác quy hoạch cán bộ
- Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện đúng quy trình.
- Công tác quy hoạch cán bộ được tổ chức quán triệt, hướng dẫn, triển khai theo hướng mở rộng, dân chủ, khách quan, chặt chẽ, có chất lượng.
- Chất lượng nguồn công chức được đưa vào quy hoạch tốt.
* Công tác tuyển dụng cán bộ
- Số lượng cán bộ công chức tuyển dụng.
- Quy trình tuyển dụng được thực hiện đầy đủ, công khai.
* Công tác đào tạo bồi dưỡng
- Số lượng lớp đào tạo bồi dưỡng được tổ chức.
- Số người tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng.
- Nội dung các khóa đào tạo.
- Thời gian các khóa đào tạo.
- Kinh phí dành cho đào tạo.
* Chính sách đãi ngộ
- Hệ thống tiền lương rõ ràng, minh bạch.
- Thời điểm trả lương hợp lý.
- Duy trì mức lương hiện tại.
- Chế độ tiền thưởng đáp ứng nhu cầu tạo động lực làm việc cho CBCC.
* Đánh giá xếp loại CBCC
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thái độ phục vụ nhân dân.
- Công chức có ý thức tự rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ.
* Kiểm tra giám sát CBCC
- Số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát.
- Quá trình kiểm tra diễn ra nghiêm túc, khách quan.
Chương 3