Khái quát chung về huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 52)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN

3.1. Khái quát chung về huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý

Bình Liêu cách thành phố Hạ Long - thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh 108 km. Phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà (Quảng Ninh), phía Bắc có tuyến biên giới dài 42,999 km giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng Phòng Thành và huyện Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây - Trung Quốc) với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, đây là cầu nối giao lưu kinh tế - thương mại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh với khu Phòng Thành - thành phố Phòng Thành - tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

* Địa hình

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có một số đỉnh núi cao trên 1.000m như đỉnh Cao Ba Lanh (1.113 m), đỉnh Cao Xiêm (1.330 m).

* Khí hậu

Bình Liêu có khí hậu đặc trưng miền núi phân hóa theo độ cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 180C - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào mùa hè là 320C - 360C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông 50C - 150C.

- Mưa: Lượng mưa hàng năm khá cao, bình quân từ 2000 - 2.600 mm/năm nhưng không điều hòa, hình thành hai vùng mưa.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Bình Liêu

* Điều kiện kinh tế

Trong giai đoạn này 2020-2022 kinh tế huyện có sự tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 11,78%/năm, trong đó, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 16,7%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 12,48%/năm; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,57%/năm (theo giá cố định năm 1994). Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2022 là 22,5 triệu đồng (tăng 10,64 triệu đồng so với năm 2020).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXVI: Ngành thương mại và dịch vụ trở thành ngành sản xuất chính, biểu đồ 3.1. phản ánh cơ cấu kinh tế năm 2022 của huyện Bình Liêu: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 39,6%; công nghiệp và xây dựng 16,6%; dịch vụ 43,8% (So với năm 2011, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,41%; công nghiệp và xây dựng giảm 1,97%;

dịch vụ tăng 6,58%).

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Bình Liêu năm 2022

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu)

Huyện Bình Liêu tiếp tục hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; quan tâm đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi… Hàng năm, tổ chức thực hiện tốt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, triển khai các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao và phát huy được lợi thế của địa phương.

* Điều kiện xã hội

Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ: Tính đến năm 2022, toàn huyện có 24 trường học các cấp, ngoài ra còn có 01 Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên và 08 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản chuẩn về đào tạo; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư; các cuộc vận động và các phong trào thi đua được tổ chức thực hiện; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên toàn huyện.

Huyện vẫn giữ vững phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2020. Năm 2021 có thêm 01 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường chuẩn quốc gia lên 20 trường (chiếm tỷ lệ 83,3%); dự kiến đến năm 2022, toàn huyện có 23 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 95,8%).

Về hoạt động văn hóa thông tin thể dục thể thao: Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động nhân dân xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu được tăng cường. Phong trào thể dục thể thao quần chúng đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được triển khai, tỷ lệ số người tham gia tập luyên thường xuyên đạt khoảng 19,5%; gia đình thể thao đạt khoảng 15%. Các hoạt động thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển, số môn thể thao ngày càng mở rộng, hàng năm tổ chức được 8-10 giải thể thao cấp huyện.

Về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực: Ngành y tế đã quan tâm thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các Trạm y tế xã, thị trấn cơ bản có đủ thuốc và các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; cơ sở vật chất phục vụ việc khám và chữa bệnh được tăng cường. Từ năm 2020-2022, khám bệnh tại Trung tâm y tế huyện dự kiến có khoảng 400.000 lượt người. Năm 2021, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 4; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ là 75%; số giường bệnh/10.000 dân là 20,2.

Công tác tuyên truyền về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được tăng cường, đã tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình trong toàn huyện và tập trung tại các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn; triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số;

chăm sóc sức khoẻ tiền hôn nhân; sàng lọc sinh; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Về công tác chính sách xã hội được đảm bảo: Huyện triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng xã hội; tổ chức tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc người tàn tật, cứu trợ xã hội và thiên tai; quan tâm thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp cho các đối tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ tết. Ngoài ra, các chương trình bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội; công tác bình đẳng giới cũng được quan tâm tổ chức thực hiện.

Phòng LĐ TB XH

Phòng Tài nguyên MT trường

Phòng Thanh tra Phòng Nội

vụ

Phòng giáo dục đào tạo Phòng quản lý

đô thị

Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa - Xã hội Phó chủ tịch

phụ trách Kinh tế

Chủ tịch UBND huyện

Văn phòng UBND

Phòng Văn hóa thông tin 3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Hình 3.2: Sơ đồ các phòng ban tại UBND huyện Bình Liêu - Thứ nhất, Chủ tịch UBND huyện:

Là người lãnh đạo và điều hành các công việc của UBND huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 của Chính phủ), cùng với tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND huyện trước HĐND cùng cấp.

Phụ trách chung các công việc của UBND huyện và trực tiếp phụ trách khối nội chính, công tác tổ chức cán bộ. Phân công nhiệm vụ cho các phó chủ tịch UBND huyện.

- Thứ hai, giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện bao gồm hai Phó chủ tịch do chủ tịch UBND huyện phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Cụ thể:

Phòng tư pháp

Phòng Y tế

Phòng Tài chính-Kế hoạch

Phòng kinh tế hạ tầng

Một phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực Kinh tế: Cùng với chủ tịch UBND thay mặt HĐND giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Kinh tế như: Kinh tế - kế hoạch, sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, xây dựng nông thôn, quản lý đất đai.

Một phó chủ tịch phụ trách khối văn xã: Thay mặt chủ tịch UBND huyện trực tiếp phụ trách các lĩnh vực được chủ tịch UBND huyện uỷ quyền như: Văn hoá - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, dân số, gia đình và trẻ em, các chính sách về lao động - xã hội.

- Thứ ba, Các phòng, ban (12 phòng ban) trong UBND huyện. Các phòng, ban trong huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những vấn đề mà mình phụ trách. Cụ thể: Mỗi phòng, ban hoạt động theo chế độ thủ trưởng; tự chịu trách nhiệm. Mỗi phòng, ban trong UBND phụ trách một lĩnh vực riêng, hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ như: Phòng Tài chính – Kế hoạch phụ trách những vấn đề liên quan đến kinh tế; Phòng Kinh tế và Hạ tầng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông;

khoa học và công nghệ... Đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch UBND (hoặc phó chủ tịch phụ trách vấn đề đó), tự chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND, HĐND huyện và tự chịu trách về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)