CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Nguồn: Báo cáo thường niên MSB năm 2022) Cơ cấu tổ chức đóng vai trò là trụ cột, là nền tảng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, giống như xương sống giúp đảm bảo trật tự, kỉ luật và đồng thời tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho mỗi cá nhân trong ngân hàng. Từ khi thành lập, MSB đã được tổ chức theo các nguyên tắc cơ bản: tách bạch các chức năng tác nghiệp
33
và quản lý rủi ro trong cơ cấu tổ chức, quản lý tập trung tại trụ sở chính, Bộ máy điều hành của Ngân hàng được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông.
* Về bộ máy quản trị
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong bộ máy quản trị của MSB, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng cổ đông là thảo luận và đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng của ngân hàng, bao gồm việc thay đổi cấu trúc tổ chức, chính sách tài chính, kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thành viên cho Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông cũng có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Ban lãnh đạo và Hội đồng Quản trị để đảm bảo tuân thủ Điều lệ, quy định của pháp luật và lợi ích của cổ đông.
Hội đồng Quản trị thuộc cơ quan quản trị của MSB. Trừ những quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thì Hội đồng Quản trị có toàn quyền đại diện cho MSB thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng. Dưới Hội đồng Quản trị là các Ủy ban hỗ trợ việc điều hành ngân hàng, triển khai các kế hoạch và chiến lược kinh doanh; đảm bảo thực hiện an toàn, hiệu quả và đúng với các mục tiêu đã đề ra. Các Ủy ban hiện có bao gồm: Công nghệ, Chiến lược, Nhân sự, Quản lý rủi ro và Hội đồng Xử lý rủi ro.
Cơ quan tiếp theo trong bộ máy quản trị là Ban Kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ, kiểm soát và đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện đúng các quy định, quy trình và tiêu chuẩn quản lý trong hoạt động của ngân hàng. Ban Kiểm soát của MSB có 03 thành viên và đều là các thành viên chuyên trách, là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản lý rủi ro. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, BKS được thuê các tổ chức và các chuyên gia bên ngoài, sử dụng nguồn lực của chính Ngân hàng MSB và có các bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận giúp việc hỗ trợ thực hiện.
* Về bộ máy điều hành
Giữ vai trò là người điều hành cao nhất trong ngân hàng, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của MSB. Hoạt động của Tổng giám đốc phải tuân thủ Điều lệ của MSB và các quy định của pháp luật, dưới
34
sự giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Các quyết định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, điều hành hoạt động ngân hàng của Tổng giám đốc cần đạt được mục tiêu và tầm nhìn của MSB.
Hỗ trợ cho Tổng Giám đốc là Chánh văn phòng Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc các Khối/Ban và các Hội đồng chuyên môn. Các Hội đồng chuyên môn bao gồm: Tín dụng và Đầu tư, Quản lý rủi ro, Điều hành, Quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO), Sản phẩm.
Cùng với đó, Tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý các đơn vị trực thuộc như:
Ban Văn hóa doanh nghiệp, Trung tâm phân tích dữ liệu nâng cao, Trung tâm mua sắm tập trung và các Khối: Văn phòng & Dịch vụ nội bộ, Chuyển đổi số, Chiến lược, Công nghệ, Tư vấn pháp lý và tuân thủ, Marketing và Truyền thông, Quản lý tài chính, Quản lý rủi ro, Vận hành, Khách hàng chiến lược, cùng các Ngân hàng: Quản lý tín dụng, Định chế tài chính, Doanh nghiệp, Bán lẻ.
MSB có cơ cấu tổ chức được thiết kế với các Ngân hàng chuyên doanh tập trung vào phát triển kinh doanh và tuân thủ định hướng phân khúc khách hàng, tập trung sức mạnh và chuyên môn hóa giúp nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Mục tiêu của MSB là đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất cho từng phân khúc khách hàng và xác định rủi ro phù hợp với từng phân khúc. Bằng cách sử dụng các Ngân hàng chuyên doanh như vậy, hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ được phân tách, giúp MSB nâng cao hiệu quả kinh doanh theo từng mũi nhọn:
- Đối tượng KHCN là các cá thể, hộ kinh doanh được phục vụ bởi Ngân hàng Bán lẻ
- Đối tượng KHDN từ siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn được phục vụ bởi Ngân hàng Doanh nghiệp
- Đối tượng khách hàng là định chế, tổ chức tài chính được phục vụ bởi Ngân hàng Định chế
- Khối KHDN nhà nước phục vụ đối tượng KHDN nhà nước.
35
Đây là cấu trúc quản lý nội bộ “bank in bank” được ngân hàng MSB triển khai giúp hoạt động kinh doanh được tối ưu hóa và hoạt động quản lý được hiệu quả hơn.
Mỗi ngân hàng chuyên doanh hoạt động như một đơn vị độc lập với quyền tự quyết về các hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cho ngân hàng thông qua hoạt động tăng doanh thu và quản lý chi phí đồng thời triển khai thông suốt và hiệu quả các nhiệm vụ và yêu cầu được đặt ra.
10 Khối/Ban hỗ trợ sẽ hỗ trợ trong hoạt động và vận hành, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các NHCD diễn ra liên tục, ổn định và an toàn, đồng thời đạt được các mục tiêu chiến lược chung của MSB. Để phù hợp với quy mô hiện tại của MSB cũng như khắc phục những hạn chế của mô hình ngành dọc chuyên sâu trước đây, MSB thiết kế mô hình các phòng giao dịch, chi nhánh phân chia theo địa bàn.