Khái quát về hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 51 - 59)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.2.1. Khái quát về hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt

2.2.1.1. Các sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng

Hiện nay, MSB đã và đang cung cấp những sản phẩm cho vay phục vụ cho hầu hết các đối tượng khách hàng trong xã hội, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống thường ngày và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ như:

- Vay mua nhà, xây sửa nhà phục vụ nhu cầu “an cư lạc nghiệp” của người dân qua bộ sản phẩm cho vay: mua nhà thổ cư, mua nhà dự án và xây – sửa nhà với lãi suất cho vay ưu đãi là 4.99%, thời gian phê duyệt trong vòng 16 giờ và thời hạn vay tới 35 năm.

- Vay SXKD đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô SXKD, bổ sung vốn kinh doanh của khách hàng bằng các sản phẩm cho vay: kinh doanh có TSBĐ, kinh doanh không TSBĐ và phát triển nông nghiệp với thời gian phê duyệt nhanh chóng chỉ từ 24 giờ, hạn mức phê duyệt lớn với lãi suất ưu đãi.

- Vay mua ô tô bao gồm sản phẩm hỗ trợ vay mua ô tô mới và mua ô tô cũ với điều kiện xe ô tô định mua có thời gian lưu hành dưới 5 năm, dưới 9 chỗ ngồi, giá trị tối thiểu 200 triệu đồng và không có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ.

- Vay tiêu dùng phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng như mua sắm nội thất, trang thiết bị gia đình, nộp phí bảo hiểm, thanh toán học phí, chi phí du học,… với các sản phẩm đa dạng, phong phú gồm có: vay tiêu dùng có TSBĐ, vay tiêu dùng không có TSBĐ (vay tín chấp) cho đối tượng KHCN có lương, khách hàng sở hữu căn hộ chung cư hoặc khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng của 1 trong các ngân hàng uy tín (MSB, Citibank, Shinhan Bank, Standard Chartered Bank, HSBC, Vietcombank, VIB).

44

MSB cũng cung cấp tới 8 sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng khác nhau, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng được chia thành các loại thẻ theo tính năng như: thẻ hoàn tiền (gồm Thẻ MSB Visa Online, Thẻ MSB Visa Signature, Thẻ Visa Signature M-first, Thẻ MSB Mastercard mDigi, Thẻ MSB Visa Travel), thẻ tích điểm (gồm Thẻ Master Platinum Vpoint, Thẻ MC Lotte Mart), thẻ miễn phí thường niên (Thẻ Siêu Miễn Phí MSB Mastercard).

Cùng với việc ra mắt Mobile App mới – mBank, MSB cũng triển khai thực hiện ra mắt các loại thẻ tín dụng online, thẻ tín dụng ảo và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm vay tín chấp online: Tiền nhanh giúp trả các khoản chi tiêu sinh hoạt khi lương chưa về; Mua trước, trả sau giúp khách hàng được trải nghiệm món đồ mới mà không phải chờ đợi lâu; Vay linh hoạt giúp thực hiện kế hoạch sửa nhà, sắm nội thất,…

Như vậy, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện và phục vụ đa dạng các sản phẩm cho vay truyền thống, MSB cũng đã nắm bắt được xu thế và triển khai các sản phẩm cho vay hiện đại thông qua ngân hàng số giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Trong đó, MSB đã có một số sản phẩm “lợi thế”

hơn các ngân hàng khác như vay kinh doanh, vay tiêu dùng và bộ sản phẩm vay mua, xây sửa nhà. Thông qua đẩy nhanh quá trình số hóa quy trình nội bộ, thủ tục phê duyệt và giải ngân các khoản vay tại MSB được rút ngắn đáng kể, đặc biệt là các khoản vay mua nhà, vay tín chấp. Cùng với đó là thời hạn vay tối đa tới 35 năm, có ưu thế hơn so với các NHTM tư nhân khác (ACB, SHB chỉ cho vay lên tới 25 năm, TPBank cấp vốn vay với thời hạn dài nhất là 30 năm), giúp các KHCN chia nhỏ gánh nặng về tài chính. Đặc biệt, với sản phẩm vay mua nhà còn có nhân viên MSB hỗ trợ khách hàng vay vốn tận nhà, giúp khách hàng không cần đến quầy giao dịch, tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh trong giai đoạn diễn biến Covid-19 phức tạp. Đồng thời, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, MSB đã đẩy mạnh triển khai phát hành các loại thẻ tín dụng mới phục vụ cho mục đích shopping trực tuyến với các ưu đãi hoàn tiền lên tới 20%. MSB cũng đã có các sản phẩm tín chấp online áp dụng công nghệ hiện đại, đăng kí nhanh chóng, giao dịch thuận tiện và giúp khách hàng chủ động khi có nhu cầu tiêu dùng, mua sắm. Với bộ sản phẩm cho vay với đối tượng cá nhân đa dạng và phong phú như vậy chứng tỏ MSB đã và đang tập trung chú trọng thu hút đối tượng KHCN và tăng cường phát triển hoạt động cho vay KHCN.

45

Tuy nhiên, MSB cũng vẫn còn một số tồn tại trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Một số mong muốn của người dân có nhu cầu vay vốn khá cao và có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai như vay du học, vay xuất khẩu lao động chưa được ngân hàng quan tâm phát triển sản phẩm riêng với các ưu đãi riêng. Một số sản phẩm hiện có của ngân hàng chưa có sự đột phá so với các ngân hàng khác như sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là sản phẩm vay mua ô tô của chính ngân hàng hiện tại còn chưa có sự khác biệt về lợi ích giữa sản phẩm vay mua ô tô mới với sản phẩm vay mua ô tô cũ.

2.2.1.2. Quy định về chính sách cho vay

* Điều kiện vay vốn

Với chính sách quản lý rủi ro nghiêm ngặt hơn so với nhiều NHTM khác trên thị trường, MSB luôn tỏ ra thận trọng trong việc phê duyệt và cấp tín dụng cho khách hàng. Mỗi sản phẩm cho vay của MSB đều được đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện vay vốn rõ ràng bao gồm các tiêu chí về độ tuổi, mục đích sử dụng vốn, mức thu nhập tối thiểu của khách hàng và tài sản đảm bảo. Những tiêu chuẩn này giúp ngân hàng sàng lọc được những khách hàng phù hợp với sản phẩm, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay đối với KHCN. Qua đó giúp ngân hàng ngày càng nâng cao được chất lượng của các khoản cho vay cá nhân.

* Về lãi suất

MSB thường xuyên nghiên cứu thị trường và đưa ra chính sách lãi suất cạnh tranh đối với từng nhóm khách hàng, từng loại sản phẩm. Từ bảng dưới đây, có thể thấy được lãi suất vay thế chấp của MSB có ưu thế hơn NHTM tư nhân khác, với lãi suất ưu đãi 4.99%. Tuy nhiên mức lãi suất ưu đãi này chỉ được cố định trong thời gian 3 tháng đầu của khoản vay, hết khoảng thời gian của chương trình ưu đãi, lãi suất cho vay thế chấp của MSB có thể lên tới 14%. Lãi suất vay tín chấp của MSB cũng chưa có ưu thế so với một số NHTM khác như Sacombank, TPBank, Techcombank,…

46

Bảng 2.1. Bảng tham khảo lãi suất cho vay của một số NHTM tư nhân năm 2022 (đơn vị:%)

Ngân hàng Vay tín chấp Vay thế chấp Techcombank 13.78% - 16.00%/năm 7.49%/năm VPBank 16.00%/năm 6.90%/năm

ACB 17.90%/năm 9.00%/năm

TPBank 10.80% - 17.00%/năm 6.40%/năm HDBank 24.00%/năm 6.80%/năm Sacombank 9.60%/năm 8.50%/năm

VIB 17.00%/năm 8.30%/năm

SHB 15.00%/năm 8.50%/năm

OCB 21.00%/năm 5.99%/năm

MSB 12.00% - 20.50%/năm 4.99%/năm

(Nguồn: Timo Bank)

2.2.1.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân

Quy trình tín dụng tại MSB cũng giống với các NHTM và TCTD khác, bao gồm các bước từ khâu tiếp xúc KHCN, hướng dẫn, nhận hồ sơ vay vốn cho đến giải ngân và cuối cùng là thu nợ. Nhằm đảm bảo cho khoản vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, có khả năng thu hồi lại khoản vay và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng thì mỗi bước trong quy trình đều bao gồm những công đoạn cụ thể, chặt chẽ. Quy trình cho vay KHCN tại MSB gồm các bước sau:

Bước 1. Tìm kiếm KHCN đủ điều kiện, hướng dẫn làm thủ tục và nhận hồ sơ vay vốn

47

Chuyên viên tín dụng sẽ tăng cường tiếp xúc khách hàng thông qua các kênh như chi nhánh, điện thoại, trang web hoặc ứng dụng di động. Sau khi tiếp cận được với khách hàng, chuyên viên tín dụng tìm hiểu về mong muốn khách hàng và tư vấn về sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu, mục đích của khách hàng. Chuyên viên tín dụng và khách hàng trao đổi, thống nhất về điều kiện vay vốn và các biểu phí liên quan. Thông qua các lịch sử giao dịch của khách hàng tại MSB cùng với việc phỏng vấn trực tiếp, chuyên viên tín dụng thu thập thông tin và tiến hành xác minh thông tin trong bộ hồ sơ khách hàng cung cấp nhằm đảm bảo được tính pháp lý, tính đầy đủ theo danh mục hồ sơ quy định, tính hợp lệ; đối chiếu bản sao hồ sơ với bản gốc và chụp kèm với thẻ nhân viên để làm minh chứng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi tiếp nhận các thông tin của khách hàng, chuyên viên tín dụng thực hiện tra cứu thông tin và kiểm tra lịch sử trả nợ của khách hàng trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng CIC và cùng giám đốc kinh doanh tín dụng bán lẻ trực tiếp xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng để tiến hành công tác thẩm định, thu thập thêm thông tin khách hàng thông qua các đối tượng khác xung quanh khách hàng như người thân, đồng nghiệp, đối thủ và trên các phương tiện thông tin khác như facebook, zalo,….

Nội dung thẩm định bao gồm:

a. Thẩm định hồ sơ pháp lý

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ khách hàng cung cấp như CMND/CCCD/ Hộ chiếu, Giấy xác nhận cư trú, Tờ khai thuế, Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất,…

- Tra cứu lịch sử tín dụng của khách hàng trên CIC b. Thẩm định mục đích sử dụng vốn của khách hàng

- Định giá về giá trị tài sản thông qua hợp đồng mua bán, sửa chữa của khách hàng với bên cung cấp dịch vụ.

- Xác minh tiến độ thanh toán của hợp đồng từ đó xác định mức vốn cần thiết, hợp lý phải bổ sung là bao nhiêu và tư vấn gói sản phẩm phù hợp cho khách hàng.

48

- Xác định được hiệu quả đầu tư trong phương án sử dụng vốn.

c. Thẩm định tình hình tài chính và nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng Dựa vào các thông tin mà khách hàng cung cấp, chuyên viên tín dụng của MSB sẽ tiến hành thẩm định tính thực tiễn và giá trị tài sản khách hàng đang sở hữu, đầu tư và các nguồn lực tài chính hỗ trợ khác nhằm đánh giá chính xác khả năng tài chính của khách hàng và tiến hành xác minh tổng nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Các phương pháp ghi nhận thu nhập của khách hàng gồm: thu nhập thực nhận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (tờ khai thuế, sổ sách, chứng từ nhập bán hàng); thu nhập quy đổi từ hoạt động kinh doanh (sao kê tài TK thanh toán cá nhân, tổng tài sản, BCTC doanh nghiệp); thu nhập từ lương, cho thuê nhà; thu nhập của khách hàng theo xác nhận của đối tác (xác nhận của các sàn thương mại điện tử, đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, phần mềm bán hàng,…)

d. Thẩm định tài sản đảm bảo (đối với khoản vay thế chấp) Hiện nay, MSB chủ yếu nhận tài sản thế chấp là bất động sản

- Đối với các dự án BĐS thuộc dự án liên kết với MSB, chuyên viên tín dụng chỉ cần đi thực địa và tra cứu theo khung giá của MSB ban hành để tiến hành định giá tài sản thế chấp và kết hợp với bộ phận thẩm định của ngân hàng để đưa ra mức định giá cuối cùng.

- Đối với các TSĐB khác chưa có khung giá chính thức, ngân hàng sẽ có một công ty định giá tài sản chuyên trách để định giá tài sản đem thế chấp cho ngân hàng của khách hàng.

- TSĐB của khách hàng sau khi được trả kết quả thẩm định sẽ được chuyển cho chuyên viên tín dụng.

Chuyên viên tín dụng lập tờ trình, đề xuất cấp tín dụng với hạn mức vay vốn, thời hạn vay vốn phù hợp tình hình của khách hàng.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ và ra quyết định cho vay

49

Sau khi chuyên viên tín dụng lập tờ trình thẩm định khách hàng và xác nhận bằng chữ ký của mình, thì chuyên viên tín dụng sẽ trình cấp trên để xin phê duyệt.

Trong những trường hợp đặc biệt (các khoản vay lớn), cán bộ thẩm định của bộ phận thẩm định độc lập khác có thể tiến hành thẩm định lại hồ sơ của khách hàng, tiến hành xác minh, kiểm tra các thông tin của khách hàng bằng cách liên lạc trực tiếp với khách hàng nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan. Dựa trên hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt hoặc từ chối cho vay.

Chuyên viên phải thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng trong vòng tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định của cấp có thẩm quyền. Thời gian từ khi chuyên viên tín dụng lập tờ trình cho đến khi trả kết quả đối với một hồ sơ vay vốn của KHCN là từ 5 – 7 ngày.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ vay vốn và tiến hành giải ngân cho khách hàng

Bộ phận hỗ trợ soạn thảo và ký hợp đồng gồm có hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, mua bảo hiểm TSĐB theo quy định, bàn giao hồ sơ TSĐB để thực hiện lưu kho, hướng dẫn khách hàng đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng hợp đồng bảo đảm.

Đến ngày giải ngân, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, khoản vay chính thức bắt đầu tính lãi. Giao dịch viên tại quầy sẽ thực hiện giải ngân bằng tiền mặt hoặc vào TK của khách hàng/ bên thứ 3.

Bước 5: Giám sát, kiểm tra và thu nợ

Theo quy trình cho vay, chuyên viên tín dụng sẽ thực hiện kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay của KHCN sau khoảng 30 – 45 ngày từ ngày giải ngân. Sau đó phối hợp với cán bộ thẩm định và các bộ phận liên quan để lập báo cáo kết quả và lưu trữ hồ sơ của khách hàng. Khâu kiểm tra sau vay này giúp ngân hàng đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng với mục đích đã thỏa thuận.

Theo quy định của MSB, chuyên viên tín dụng cũng có nhiệm vụ thông báo tới khách hàng khi có sự thay đổi về lãi suất của khoản vay, đốc thúc khách hàng cung cấp các chứng từ để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Họ cũng phải theo dõi tình hình khách hàng thực hiện các điều kiện phê duyệt sau khi đã giải ngân, nắm bắt

50

tình hình hoạt động và thu nhập của khách hàng tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp ứng phó khi xảy ra rủi ro tín dụng, kiểm tra TSĐB, theo dõi việc trả nợ của khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ, cũng như thực hiện các biện pháp cơ cấu lại khoản vay nếu cần.

Bước 6: Thanh lý, tất toán khoản vay

Sau khi khách hàng đã tiến hành trả ngân hàng toàn bộ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh, chuyên viên tín dụng sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng. Qua đó, việc thanh lý hợp đồng được ghi nhận chính thức và khách hàng được xác nhận là đã trả đủ nợ. Song, trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn theo quy định, hồ sơ vay của khách hàng sẽ chuyển đến bộ phận thu hồi nợ của ngân hàng để tiến hành xử lý theo quy định, bao gồm các quy trình liên quan đến thu hồi nợ đối với khách hàng không trả nợ đúng hạn, nhằm thu hồi số tiền nợ chưa thanh toán từ khách hàng và đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng

Tóm lại, quy trình tín dụng của MSB đã được thiết kế, xây dựng đầy đủ các bước, tuân thủ theo đúng quy định của NHNN, từ cấp tín dụng, kiểm soát giải ngân và kiểm soát sau vay. Quy trình tín dụng này hướng tới thẩm định và phê duyệt tín dụng đối với khách hàng đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng đối với sản phẩm, có tình trạng tài chính minh bạch, mục đích sử dụng vốn rõ ràng, theo đúng định hướng chiến lược kiểm soát rủi ro của MSB. Bước duyệt hồ sơ có sự thẩm định lại của bộ phận thẩm định độc lập đảm bảo hạn chế được sự thông đồng giữa chuyên viên tín dụng với khách hàng. Bước phê duyệt cũng được tách bạch khỏi đơn vị kinh doanh để đảm bảo tính khách quan trong kết quả phê duyệt, không chịu áp lực chỉ tiêu và doanh số. Nhờ vậy chất lượng phê duyệt tín dụng được nâng cao. Khâu kiểm soát sau vay được tiến hành bởi chính chuyên viên tín dụng thực hiện lập hồ sơ vay. Điều này khiến cho chuyên viên tín dụng có trách nhiệm hơn với khoản vay và với khách hàng của mình, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Cùng với việc hoàn thiện quy trình cho vay KHCN, MSB cũng đang tiến hành số hóa các quy trình tín dụng, số hóa những công việc thủ công, giấy tờ. Điều này giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng từ vài ngày xuống còn vài giờ hoặc vài phút và giảm thiểu được 50% khối lượng công việc giấy tờ. Điều này không chỉ giúp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)