CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2020 – 2022, hoạt động cho vay KHCN của MSB đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể:
- Danh mục sản phẩm cho vay KHCN đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. MSB không ngừng hoàn thiện và triển khai sản phẩm tín dụng mới tới đối tượng KHCN, áp dụng những công nghệ hiện đại nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.
- Hoạt động tín dụng KHCN của MSB có sự mở rộng về quy mô với số lượng KHCN tăng trưởng tốt. Dư nợ cho vay KHCN có sự gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng dư nợ của MSB. Dù giai đoạn 2020 - 2022 là giai đoạn đầy khó khăn và biến động, song dư nợ của hầu hết những sản phẩm tín dụng trọng tâm đều có sự tăng trưởng, đặc biệt dư nợ vay mua nhà, vay kinh doanh và thẻ tín dụng đều tăng trưởng tốt. Tỷ lệ thu lãi cũng liên tục tăng trưởng về giá trị và chiếm tỷ trọng ngày một cao trong tổng thu lãi khách hàng của ngân hàng.
- Chất lượng cho vay KHCN có sự cải thiện: tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3.2%
xuống 3.1%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1.96% xuống còn 1.71%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì trong mức an toàn.
- Hoạt động cho vay KHCN cũng góp phần đưa hình ảnh, vị thế cho MSB đi lên do đáp ứng được nhu cầu phong phú của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Đạt được những thành quả như trên là sự nỗ lực của tập thể gần 6000 cán bộ, nhân viên của ngân hàng MSB thực hiện các chiến lược Hachinh phục thị trường KHCN, cho thấy việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay KHCN là quyết định đúng đắn của ngân hàng MSB, phù hợp với xu thế chung của thị trường.
60
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phát triển hoạt động cho vay của MSB còn một số hạn chế sau:
- Hoạt động tín dụng cá nhân của MSB chưa khai phá được hết tiềm năng của thị trường. Mặc dù dư nợ cho vay KHCN tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng tín dụng cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ chưa được cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Sản phẩm tín dụng cá nhân của MSB khá phong phú đa dạng, song chưa phát huy được hết tiềm năng tăng trưởng, cơ cấu cho vay KHCN chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm tín dụng truyền thống như vay mua, xây – sửa nhà, vay tiêu dùng, vay kinh doanh. Việc tăng cường bán chéo, bán kèm sản phẩm, quảng bá hình ảnh MSB chưa được đẩy mạnh.
- Danh mục sản phẩm của ngân hàng còn một số sản phẩm chưa tạo được sự cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các NHTM khác như sản phẩm vay mua ô tô. Một số mục đích vay vốn có tiềm năng tăng trưởng như vay du học, vay XKLĐ chưa được ngân hàng chú trọng đáp ứng và có chương trình ưu đãi riêng.
Cùng với đó, lãi suất cho vay của MSB còn cao, chưa tạo được ưu thế so với một số NHTM khác.
- Khả năng tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng ở mức cao: tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao và vượt qua mức an toàn báo hiệu sự tăng vọt của nợ nhóm 2.
- Trích lập DPRR tín dụng có xu hướng tăng do MSB phải trích một phần lợi nhuận để dự phòng rủi ro, đảm bảo cho an toàn trong hoạt động của ngân hàng vì tỷ lệ nợ quá hạn cao.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- MSB chưa làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh nên một số sản phẩm chưa có ưu thế trong thị trường. MSB cũng chưa xác định rõ lợi thế cạnh tranh và tạo ra các lợi thế khác biệt để duy trì lòng tin của khách hàng, đặc biệt là với phân khúc KHCN có thu nhập khá trở lên ở khu vực thành thị.
61
- Hoạt động marketing, quảng cáo, xây dựng củng cố thương hiệu và uy tín chưa hiệu quả. Mặc dù đã chú trọng tiếp thị trên nhiều nền tảng như website, facebook, zalo nhưng hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số sản phẩm mới chứ chưa đi sâu vào xây dựng hình ảnh, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
- MSB đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn. Phần lớn cán bộ tín dụng tại MSB thường đang trong độ rất trẻ, có sự năng động và nhiệt huyết, có hiểu biết và kiến thức cơ bản về sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng nhưng lại thiếu hụt về kinh nghiệm, kỹ năng bán sản phẩm cũng như thấu hiểu tâm lý khách hàng dẫn tới việc giao tiếp, trình bày với khách hàng chưa được hiệu quả. Số nhân viên có kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn ở các vị trí quan trọng như giao dịch viên, chuyên viên tín dụng và cán bộ thẩm định đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, MSB xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên chưa thực sự tốt nên có sự thay đổi nhân sự thường xuyên ở những vị trí này. Cùng với đó, công tác đào tạo nhân viên của MSB chưa thực sự hiệu quả, các chương trình đào tạo mới chỉ mang tính lý thuyết.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
* Môi trường kinh tế
Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tình hình chính trị phức tạp do xung đột giữa Nga và Ukraine khiến cho nền kinh tế đối mặt với nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến cả cung và cầu cho vay KHCN của MSB và có tác động không nhỏ tới sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng của các khoản vay.
* Môi trường pháp lý
Thực tế đã chỉ ra rằng hệ thống pháp luật hiện tại về hoạt động ngân hàng chưa hoàn toàn tương thích với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ 4.0. Trong khi việc phát triển cho vay KHCN hiện nay đòi hỏi sự áp dụng công nghệ mới và qui trình nghiệp vụ hiện đại, linh hoạt và nhanh chóng thì các quy định pháp lý về hoạt động của ngân hàng vẫn còn dựa trên các giao dịch thủ công và quy trình phức tạp. Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của
62
dịch vụ và công nghệ, các quy định pháp lý đã trở nên lạc hậu và không đáp ứng đầy đủ các mặt nghiệp vụ. Điều này gây bất lợi cho MSB khi muốn triển khai các dịch vụ mới hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến hơn để đem tới các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
* Đối thủ cạnh tranh
Thấy rõ tiềm năng phát triển còn rất lớn của phân khúc KHCN, các tổ chức tín dụng, NHTM khác đều có chiến lược nhắm tới tận dụng tối đa tiềm năng của nhóm khách hàng này do đó có sự canh tranh vô cùng khốc liệt giữa các ngân hàng, TCTD.
Nhiều ngân hàng có các sản phẩm phong phú đa dạng hơn, có nhiều chính sách hỗ trợ về lãi suất hay nhiều tiện ích hơn MSB. Chính điều này cũng làm giảm tốc độ phát triển hoạt động cho vay KHCN của MSB.
* Nhân tố khách hàng
Do có khẩu vị rủi ro thấp, MSB đã đưa ra những điều kiện cho vay chặt chẽ khiến khách hàng có tâm lý ngại đi vay vốn ngân hàng. Tâm lý tích lũy đã “ăn sâu vào tiềm thức” của người Việt cũng là một yếu tố khiến cho hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường
Dù đã thẩm định chặt chẽ, vẫn có những khách hàng đưa ra những thông tin sai lệch cho ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng có tiền nhưng không trả nợ đúng theo cam kết do lạm dụng vốn của ngân hàng khiến khâu thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn.
63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại MSB nói riêng. Qua đó, chương 2 đã ghi nhận những thành tựu mà MSB đã đạt được trong việc phát triển hoạt động cho vay KHCN, cùng với những khía cạnh cần cải thiện và nguyên nhân gây ra vấn đề đó.
Những nguyên nhân này sẽ là nền tảng cho việc đề xuất các sách lược và giải pháp cụ thể trong Chương 3 để nâng cao hoạt động cho vay KHCN của MSB.
64