Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam năm 2020-2022

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 43 - 51)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam năm 2020-2022

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

Trong nguồn vốn của mỗi ngân hàng thì nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò đặc biệt quan trọng, làm nền tảng cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Vì vậy, dưới sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, các ngân hàng luôn nỗ lực để gia tăng nguồn vốn bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, mở rộng các hình thức huy động vốn, hiện đại hóa cách thức giao dịch với khách hàng,.. để huy động được nguồn vốn chất lượng cao với chi phí thấp nhất có thể.

Trong tình thế phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn: dịch Covid-19, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới đầy phức tạp cùng với tình trạng suy thoái niềm tin trong nước, MSB đã củng cố sự uy tín, tạo dấu ấn với khách hàng thông qua nhiều chương trình và chính sách lãi suất ưu đãi và đạt mức tăng trưởng ổn định về tổng vốn huy động qua các năm 2020 – 2022.

36

Biểu đồ 2.1. Vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của MSB giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB các năm 2020, 2021, 2022) Biểu đồ 2.1 đã cho ta thấy được trong giai đoạn 2020 – 2022, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng liên tục và ổn định. Trước những biến động phức tạp của nền kinh tế do tác động của đại dịch SARS-CoV-2 và những khó khăn hậu đại dịch, MSB luôn bám sát chỉ đạo của NHNN và theo dõi diễn biến lãi suất của các NHTM khác để có chính sách lãi suất hợp lý. Do đó, trong hai năm 2020, 2021, vốn huy động của ngân hàng đã đạt được sự tăng trưởng ổn định trên 8%/năm và có mức tăng trưởng vượt bậc vào năm 2022 với mức tăng gần 24%. Đạt được thành tựu này là do MSB đã: nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau như tiết kiệm lãi suất cao nhất, tiết kiệm Phú – An – Thuận, Ong Vàng, Măng non,…; có lãi suất huy động vốn cạnh tranh và chính sách thu hút tiền gửi nhàn rỗi bằng việc áp dụng chính sách “lãi suất đặc biệt” trong năm 2022 (khi khách hàng đạt một số yêu cầu của ngân hàng thì có thể được hưởng lãi suất cao hơn so với lãi suất thông thường); và chiến lược huy động vốn đa dạng trên cả kênh truyền thống và hiện đại.

87,510 94,616

117,121

8.21%

8.12%

23.79%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ đồng

Vốn huy động Tốc độ tăng trưởng

37

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của MSB giai đoạn 2020 -2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB các năm 2020, 2021, 2022) Xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng, ta có thể thấy nguồn vốn từ KHCN đang có xu hướng dần chiếm phần lớn hơn so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế (TCKT) khi tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng vốn huy động thường trên 50% và đang tăng dần qua các năm. Việc có sự giảm nhẹ tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư vào năm 2021 có thể bởi mặt bằng lãi suất năm 2021 do NHNN đã can thiệp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường, hỗ trợ kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế bằng các chính sách tài khóa phối hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Vì vậy mà người dân có xu hướng tìm kiếm các hình thức đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế dù gia tăng cả mặt về giá trị và tốc độ tăng trưởng nhưng tăng chậm và ít hơn nguồn vốn huy động từ dân cư nên tỷ trọng trong tổng vốn huy động có xu hướng giảm nhẹ. Chi tiết hơn thì vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2021 tăng 11.40% so với năm 2020; năm 2022 tăng 19.55% so với năm 2021 và đạt mức tăng trưởng 33.17% trong toàn giai đoạn 2020 – 2022. Còn nguồn vốn huy động từ dân cư đạt mức tăng trưởng 34.48% trong giai đoạn 2020 - 2022. Kết quả này là do MSB tập trung phát triển các sản phẩm huy động vốn với đối tượng KHCN hơn các tổ chức kinh tế. Điều này thể hiện qua việc các sản phầm tiết

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tiền gửi TCKT 42,936 47,826 57,176

Tiền gửi dân cư 44,574 46,790 59,945

50.94% 49.45% 51.18%

49.06% 50.55% 48.82%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

38

kiệm cá nhân đa dạng, phong phú hơn hẳn (10 sản phẩm) so với sản phẩm tiền gửi dành cho các tổ chức kinh tế (2 sản phẩm).

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của MSB giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị:%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB các năm 2020, 2021, 2022) Cùng với việc cung cấp đa dạng sản phẩm huy động vốn, thông qua việc phát triển nền tảng số thông minh, MSB cũng đã tạo ra một môi trường giao dịch tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho khách hàng giúp thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, đóng góp quan trọng vào hiệu quả huy động tiền gửi không kỳ hạn - CASA. Tỷ lệ CASA của ngân hàng trong giai đoạn 2020 – 2022 có xu hướng tăng. Đặc biệt, tỷ lệ CASA của MSB năm 2021 đạt mức 35,8%, đứng thứ 3 trong các NHTM. TG có kỳ hạn vẫn là loại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi tại MSB với tỷ trọng qua các năm lần lượt là 70,70%; 64,16%;

68,84%. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng của tỷ lệ CASA, ta có thể thấy tỷ trọng của TG có kỳ hạn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020 -2022. Đây là kết quả của MSB trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB bởi TG có kỳ hạn tuy là loại vốn ổn định, giúp ngân hàng linh hoạt trong lập kế hoạch sử dụng vốn nhưng việc duy trì tỷ trọng này quá cao sẽ làm gia tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng. Chuyển dịch cơ cấu vốn sang nguồn vốn huy động có chi phí thấp và hiệu quả, đã giúp ngân hàng tối ưu chi phí vốn trong giai đoạn biến động của lãi suất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế - chính trị thế giới.

29.30%

35.84%

31.16%

70.70%

64.16% 68.84%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ lệ TG không kỳ hạn (CASA) Tỷ lệ TG có kỳ hạn

39

2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Dựa trên việc huy động vốn và cho vay, đầu tư số vốn đã huy động được, ngân hàng đã thu được lợi nhuận đáng kể. Vì vậy, có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do đó, cùng với việc chú trọng vào công tác huy động vốn thì các ngân hàng cũng cần tập trung vào phát triển hoạt động tín dụng để gia tăng thu nhập.

Dư nợ tín dụng của MSB có sự tăng trưởng liên tục về giá trị từ năm 2020 đến năm 2022. Năm 2022, tổng dư nợ của toàn ngân hàng đạt mức 120,664 tỷ đồng với mức tăng gần 19% so với năm 2021, và tăng gần 47% so với năm 2020. Đây là những con số khá ấn tượng về sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của MSB.

Về cơ cấu cho vay, hoạt động cho vay KHCN lại đang có tốc độ nhảy vọt, bước xa hơn so với cho vay các TCKT. Cụ thể, dư nợ cho vay cá nhân năm 2022 đạt 37,564 tỷ đồng, tăng 41,45% so với năm 2021 và tăng 61,14% so với năm 2020. Với sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng, hoạt động cho vay TCKT năm 2022 chỉ đạt mức tăng 10.76% so với năm 2021 và tăng trưởng 42% trong cả giai đoạn 2020 – 2022. Điều này thể hiện rằng trong những năm gần đây, MSB ngày càng tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với KHCN, phù hợp xu thế thị trường.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng MSB giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB các năm 2020, 2021, 2022)

22,189 26,557

37,564

57,152 75,006

83,008 24.76%

28.01%

18.79%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2021

Tỷ đồng

Cho vay KHCN Cho vay KHDN Tốc độ tăng trưởng dư nợ

40

Tuy nhiên, đối tượng chiếm tỷ trọng cao hơn vẫn là những khách hàng doanh nghiệp cả trong và ngoài nước và liên tục gia tăng về giá trị với tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay qua các năm lần lượt là 72.03%; 73.85%; 68.86%. Tuy tập trung phát triển và tạo ra được sự tăng trưởng đột phá trong hoạt động tín dụng bán lẻ, nhưng MSB vẫn không đánh mất thị phần trong thị trường bán buôn, đảm bảo được sự tăng trưởng của cả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Kết quả này khẳng định sự đúng đắn của MSB khi kiên định thực hiện mục tiêu “lấy khách hàng làm trọng tâm để nâng cao trải nghiệm”. Hơn nữa, chiến lược và giải pháp sản phẩm ưu việt cùng việc áp dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình tín dụng, số hóa quy trình, tự động hóa xếp hạng khách hàng đã thể hiện hiệu quả xuất sắc trong quá trình thực hiện.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay của MSB theo kỳ hạn giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB các năm 2020, 2021, 2022) Từ biểu đồ 2.5, ta có thể thấy sự tăng trưởng dư nợ cho vay của MSB ở tất cả các kỳ hạn. Đồng thời hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đang có sự dịch chuyển trong cơ cấu của dư nợ các kỳ hạn. Trong giai đoạn 2020 – 2022, các khoản cho vay

46.16%

47.88%

42.96%

24.80%

24.22%

23.10%

29.04%

27.90%

33.94%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Ngắn hạn 36,623 48,627 51,831

Trung hạn 19,677 24,600 27,863

Dài hạn 23,041 28,336 40,950

41

ngắn hạn vẫn đứng đầu về tỷ trọng trong dư nợ cho vay của ngân hàng. Song, trong năm 2022 ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt của tỷ trọng khoản vay ngắn hạn, từ 46.16%

tổng dư nợ vào năm 2020 xuống 42.96% tổng dư nợ vào năm 2022. Có sự sụt giảm về tỷ trọng này là do năm 2022, nền kinh tế có nhiều biến động, mức lãi suất cho các khoản vay vốn của ngân hàng tăng cao, người dân có xu hướng giảm nhu cầu vay tiêu dùng và mua sắm. Tỷ trọng các khoản vay trung hạn vẫn được duy trì ổn định qua các năm, có sự giảm nhẹ từ 24.80% (năm 2020) xuống 23.10% (năm 2022). Cùng với đó là sự dịch chuyển cơ cấu sang các khoản vay dài hạn do MSB thực hiện theo chủ trương chung của NHNN, đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn hỗ trợ cho việc phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Là một thành viên trong hệ thống ngân hàng, MSB cũng phải đương đầu với nhiều thách thức. Kế hoạch kinh doanh của MSB đã chịu tác động trực tiếp bởi sự điều tiết tăng trưởng tín dụng và những biến động về lãi suất. Tuy nhiên, thông qua khả năng điều hành thích ứng linh hoạt với tình hình khó khăn cùng với các biện pháp phong phú, ngân hàng đã vượt qua giai đoạn 2020 - 2022 với những kết quả khá tích cực. Năm 2022 cũng là một dấu mốc quan trọng khi MSB đã hoàn tất sớm kế hoạch 05 năm từ 2018 đến 2023, và đạt được những chỉ số tăng trưởng ổn định:

- Tổng thu thuần vượt 5% so với mục tiêu đề ra cho năm 2023 và đạt 10.700 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế cao hơn so với mục tiêu đề ra, cán mốc 5.787 tỷ đồng.

- Tỷ lệ CASA trung bình năm lên tới hơn 36%, vượt mục tiêu định ra là 33%.

- Chất lượng tín dụng của MSB khá tốt khi tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,21%

Kết quả hoạt động từ năm 2020 đến 2022 là minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ về chiến lược hoạt động kinh doanh, hình ảnh thương hiệu cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng của MSB. Các chỉ số hoạt động của ngân hàng đã được nâng cao theo từng năm, bao gồm việc mở rộng nguồn thu bằng cách gia tăng thu nhập từ phí, cũng như các chỉ số lợi nhuận sau thuế trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROAE) và trên bình quân tổng tài sản (ROAA).

42

Biểu đồ 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB các năm 2020, 2021, 2022) Trong năm 2020, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Corona, và sự sụt giảm kinh tế toàn cầu,… nhưng LNTT của MSB đã vượt kế hoạch và đạt mức 2,523 tỷ đồng (kế hoạch là 1,439 tỷ đồng). Ngân hàng đã kiên định thực hiện chiến lược tăng trưởng ổn định đồng thời đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội và linh hoạt trong triển khai các kế hoạch kinh doanh. Ngân hàng cũng áp dụng các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng và cả nhân viên. Điều này đã giúp MSB thu hút được một lượng lớn khách hàng mới, góp phần tăng trưởng mạnh mẽ của tổng thu nhập thuần của MSB các năm 2021 và 2022 so với năm 2020. Cụ thể: năm 2021, tổng thu nhập thuần của MSB, tăng 47.4% so với năm 2020, đạt trên 10,588 tỷ đồng; năm 2022, tổng thu nhập thuần đạt mức tăng 48.98% so với năm 2020, lên tới gần 10,700 tỷ đồng,

Với chính sách giảm thiểu chi phí huy động vốn, tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA và tiết chế chi phí hoạt động, MSB đã duy trì tổng chi phí ở mức ổn định qua các năm, đã giúp hạn chế được ảnh hưởng từ các biến động không tích cực của thị trường và đạt được kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn 2020 – 2022. Năm 2021, LNTT của MSB đạt mức 5,088 tỷ đồng, tăng gần 101% so

7,182

10,588 10,694

-4650

-5,500 -4907

2,532

5,088 5,787

-8,000 -6,000 -4,000 -2,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng thu thuần Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế

43

với năm 2020. Năm 2022, LNTT tăng trưởng 13.74% so với năm 2021 và đạt mức 5,787 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)