Đánh giá quy mô cho vay KHCN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 59 - 67)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.2.3. Đánh giá quy mô cho vay KHCN

2.2.3.1. Số lượng KHCN vay vốn tại ngân hàng

Trong giai đoạn 2020-2022, tuy phải đối diện với nhiều khó khăn do đại dịch Corona và tình hình kinh tế - chính trị phức tạp trên thế giới nhưng MSB đã luôn

52

đứng vững và giữ vị trí là một đối tác đáng tin cậy của các KHCN. Ngân hàng đã không ngừng cung ứng những sản phẩm tín dụng thuận tiện và hữu ích, đồng thời tối ưu hóa quy trình được để đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.2. Số lượng khách hàng cá nhân của MSB trong giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: nghìn khách hàng, %)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tăng trưởng 2021/2020 2022/2021 Tổng số KH 2,417 3,013 3,981 24.66% 32.13%

Số lượng KHCN 1,360 1,788 2,410 31.47% 34.79%

Tỷ trọng KHCN 56.27% 59.34% 60.54%

(Nguồn: Cập nhật kết quả kinh doanh MSB năm 2022) Từ số liệu trong bảng trên, ta thấy được số lượng KHCN sử dụng sản phẩm cho vay của Ngân hàng MSB không ngừng tăng trưởng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng số khách hàng. Năm 2021, số lượng khách hàng cá nhân tăng 31.47% so với năm 2020; năm 2022, tăng 34.79% so với năm 2021. Đồng thời, sự gia tăng về số lượng của nhóm KHCN cũng đóng vai trò lớn trong sự phát triển mạnh mẽ của số lượng tổng khách hàng tại Ngân hàng MSB với tỷ trọng KHCN vay vốn chiếm phần lớn trong tổng khách hàng và vẫn không ngừng tăng trong giai đoạn 2020 – 2022. Sự tăng trưởng cả về số lượng và tỷ trọng KHCN là kết quả của chiến lược đầu tư vào công nghệ giúp số hóa hành trình của khách hàng, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt.

Bằng việc áp dụng công nghệ mới hiện đại, MSB đã cho ra mắt được nhiều gói sản phẩm mới, được đa dạng hóa và cá nhân hóa trong từng sản phẩm, giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Cùng với đó, MSB cũng có nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất, hoàn tiền khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng hiện có đồng thời thu hút nhiều khách hàng mới sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

2.2.3.2. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

53

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay KHCN của MSB giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

2021/2020 2022/2021

+/- % +/- %

Tổng dư nợ

cho vay 79,341 101,563 120,644 22,222 28.01% 19,081 18.79%

Dư nợ cho

vay KHCN 22,189 26,557 37,564 4,368 19.69% 11,007 41.45%

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN

27.97% 26.15% 31.14%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MSB các năm 2020, 2021, 2022) Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng MSB có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay KHCN qua các năm 2021, 2022 lần lượt là 19.69%

và 41.45%. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô cho vay, hoạt động cho vay KHCN cũng đang dần gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng từ 27.97%

vào năm 2020 lên 31.14% vào năm 2022. Đạt được thành tựu này là bởi MSB đã tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN từ truyền thống đến hiện đại, giúp cho khách hàng có điều kiện cận với nguồn vốn vay của ngân hàng ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp. MSB cũng duy trì mức lãi suất cho vay cạnh tranh so với các NHTM tư nhân khác đồng thời triển khai số hóa quy trình tín dụng, giúp rút gọn thời gian thẩm định, phê duyệt và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vay vốn phong phú của khách hàng. Song, tỷ trọng cho vay KHCN vẫn còn thấp so với tiềm năng của thị trường, năm 2021 còn có sự giảm nhẹ so với năm 2020 do mức tăng trưởng của dư nợ cá nhân chậm hơn mức tăng trưởng của tổng dư nợ.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng MSB, ta tiếp tục đi đánh giá về cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2020 – 2022 ở bảng sau:

54

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay KHCN theo loại sản phẩm của MSB từ 2020 đến 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Giá

trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng Dư nợ cho vay KHCN 22,189 100% 26,557 100% 37,564 100%

Vay mua, xây – sửa nhà 10,642 47.96% 11,579 43.60% 20,705 55.12%

Vay tiêu dùng 3,613 16.28% 5,524 20.80% 5,901 15.71%

Vay kinh doanh 1,436 6.47% 2,443 9.20% 3,426 9.12%

Thẻ tín dụng 1,058 4.77% 1,567 5.90% 2,787 7.42%

Vay cầm cố STK 4,196 18.91% 4,993 18.80% 2,333 6.21%

Vay mua ô tô 485 2.19% 398 1.50% 346 0.92%

Khác 760 3.42% 53 0.20% 2,066 5.50%

(Nguồn: Cập nhật KQKD của MSB các năm 2020, 2021, 2022) Trong cơ cấu dư nợ theo sản phẩm, các khoản vay mua nhà luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay KHCN của MSB, cụ thể lần lượt theo các năm là 47.96%;

43.60%; 55.12%. MSB đã thiết kế bộ sản phẩm vay mua nhà phong phú, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng cá nhân: nhu cầu mua nhà thổ cư, nhu cầu mua nhà dự án và nhu cầu xây – sửa nhà. Với sự liên kết cùng nhiều dự án BĐS trên cả nước, mới nhất là các dự án TNR Stars tại Yên Bái, Quảng Ninh, dự án Le Méreridien tại Quảng Nam và The Filmore ở Đà Nẵng, tỷ trọng cho vay mua nhà dự án của MSB năm 2022 đạt 10,387 tỷ đồng, chiếm tới 50.17% trong tổng dư nợ sản phẩm cho vay mua nhà.

Đồng thời, dư nợ cho vay mua nhà cũng có sự tăng trưởng liên tục và có xu hướng gia tăng về tỷ trọng trong tổng dư nợ KHCN, đạt mức tăng trưởng trong toàn giai đoạn 2020 – 2022 là 94.56%. Có được kết quả này là do MSB đã nắm bắt tâm lý “an cư lạc nghiệp” của người Việt và triển khai kịp thời gói vay ưu đãi với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài cùng với thời gian phê duyệt nhanh chỉ trong vòng 16 giờ. Tuy nhiên, tỷ trọng vay mua nhà tăng trưởng chưa ổn định và có sự sụt giảm trong năm 2021 do

55

dư nợ cho vay mua nhà năm 2021 chỉ tăng nhẹ so với năm 2020, tốc độ tăng trưởng của dư nợ sản phẩm vay mua nhà chậm hơn các sản phẩm khác. Điều này xảy ra là bởi vì nhu cầu mua nhà của KHCN trong năm 2021 bị ảnh hưởng bởi diễn biến khó lường của thị trường bất động sản khi có tình trạng sốt đất trên phạm vi cả nước, tình trạng giá chung cư tăng liên tục bất chấp dịch bệnh Covid-19.

Cùng với đó, sản phẩm vay kinh doanh và thẻ tín dụng cũng là những sản phẩm đang tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ cho vay KHCN với mức dư nợ tăng mạnh qua các năm. Dư nợ vay kinh doanh tăng từ 1,436 tỷ đồng lên 3,426 tỷ đồng, chiếm 9.12% dư nợ cho vay cá nhân. Dư nợ của sản phẩm thẻ tín dụng cũng tăng liên tục và tỷ trọng tăng từ 4.77% lên 7.42% trong dư nợ cho vay KHCN của MSB.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2020 – 2022, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm trong dư nợ tín dụng cá nhân của MSB mặc dù có sự tăng trưởng về giá trị. Với lượng sản phẩm vay tiêu dùng phong phú và đa dạng, được thiết kế riêng cho từng đối tượng khách hàng, cùng thời hạn cho vay tiêu dùng có thể lên tới 5 năm, MSB đã thu hút được sự quan tâm và tin dùng sản phẩm vay tiêu dùng của nhiều khách hàng, dư nợ vay tiêu dùng tăng từ 3,613 tỷ đồng (năm 2020) lên 5,901 tỷ đồng (năm 2022). Tuy nhiên giai đoạn 2020 – 2022 là giai đoạn khó khăn chung của kinh tế thế giới, cũng như Việt Nam do các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị trì trệ. Do đó, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng giảm đáng kể, dẫn tới hoạt động cho vay tiêu dùng của MSB chưa đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ và có sự sụt giảm về tỷ trọng trong dư nợ của KHCN vào năm 2022.

Với sản phẩm vay mua ô tô, mặc dù là một trong những sản phẩm mũi nhọn nhưng dư nợ của sản phẩm này tại MSB trong giai đoạn 2020 – 2022 chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân, dưới 2.5% và có xu hướng giảm cả về giá trị dư nợ và tỷ trọng. Nguyên nhân chính hạn chế sự tăng trưởng của quy mô sản phẩm cho vay mua ô tô tại MSB là do MSB chưa có chiến lược tập trung đẩy mạnh sản phẩm này, chương trình cho vay chưa hấp dẫn được khách hàng bằng một số ngân hàng khác như VIB, Techcombank, HSBC,… Cùng với đó, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn tới có sự sụt giảm thu nhập của người dân, khiến họ bắt đầu thắt chặt chi tiêu; dịch bệnh diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội khiến nhu cầu

56

đi lại của người dân giảm cũng là những nguyên nhân khiến nhu cầu mua xe của KHCN giảm.

Từ thực trạng trên, ta có thể thấy được cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm của MSB trong giai đoạn 2020 – 2022 có sự bất cân xứng về tỷ trọng của các sản phẩm tín dụng. Trong đó, vay mua nhà và vay tiêu dùng luôn là những sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay KHCN. Dư nợ vay sản xuất kinh doanh và thẻ tín dụng cũng ghi nhận sự tăng trưởng về giá trị và có xu hướng tăng trưởng ổn định về tỷ trọng trong dư nợ cho vay KHCN. Cùng với đó, có sự sụt giảm về tỷ trọng của sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và vay mua ô tô.

2.2.4. Đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 2.2.4.1. Thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.5. Thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân của MSB từ 2020 đến 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

2021/2020 2022/2021

+/- % +/- %

Thu lãi

CVKH 6,257 7,589 10,271 1,332 21.29% 2,682 35.34%

Thu lãi từ

CVKHCN 1,775 2,042 3,238 267 15.05% 1,196 58.55%

Tỷ trọng 28.37% 26.91% 31.53%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Ngân hàng bán lẻ MSB năm 2022) Qua bảng trên ta thấy thu lãi từ cho vay KHCN của MSB có sự gia tăng từ năm 2020 đến năm 2022. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng thu lãi từ cho vay KHCN của MSB là 15.05% vào năm 2021 và 58.55% vào năm 2022. Thu lãi tăng thể hiện được hiệu quả trong hoạt động phát triển cho vay KHCN của MSB, chứng tỏ chất lượng của các khoản cho vay cá nhân tại MSB tốt, đã đem lại thu nhập và tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ trọng thu lãi cho vay KHCN trong giai đoạn 2020 – 2022 cũng có xu hướng tăng, từ 28.37% lên 31.53%.

57

Đạt được thành tựu này là vì dư nợ tín dụng cá nhân của MSB trong giai đoạn này tăng mạnh và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tổng dư nợ của toàn ngân hàng.

Đồng thời, MSB đã sàng lọc, lựa chọn cho vay những KHCN có khả năng tài chính đảm bảo việc trả nợ nên việc mở rộng, phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tính ổn định, đạt chất lượng tốt. Cùng với đó, lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường cao nên tỷ trọng thu lãi KHCN cũng tăng dần trong tổng thu lãi tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên trong năm 2021, để đối phó với dịch Covid-19 và kích cầu tín dụng, NHNN đã thực hiện các chính sách hạ lãi suất điều hành, dẫn tới lãi suất cho vay giảm khiến tỷ trọng thu lãi từ KHCN có sự giảm nhẹ trong tổng thu lãi tín dụng của MSB.

2.2.4.2. Nợ quá hạn và nợ xấu

Bảng 2.6. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của MSB từ 2020 đến 2022 (đơn vị: tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Dư nợ cho vay KHCN 22,189 26,557 37,564 Nợ quá hạn trong cho vay KHCN 710 766 1165

Tỷ lệ nợ quá hạn 3.20% 2.88% 3.10%

Nợ xấu cho vay KHCN 436 463 644

Tỷ lệ nợ xấu 1.96% 1.74% 1.71%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Ngân hàng bán lẻ MSB năm 2022) Nợ quá hạn và nợ xấu là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánh giá chất lượng của việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói cá nhân riêng của ngân hàng. Trong các năm qua, tình hình nợ xấu cho vay KHCN của ngân hàng khá khả quan khi tỷ lệ này luôn duy trì dưới 3% và có xu hướng giảm dần từ 1.96% xuống 1.71%. Dù có sự tăng lên về mặt giá trị nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm phản ánh sự cải thiện về chất lượng cho vay KHCN của MSB. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều, từ 3.2% xuống 3.1%. Có được thành tựu này là bởi

58

MSB đặc biệt chú trọng thực hiện hoạt động quản trị rủi ro, việc mở rộng tín dụng cá nhân được thực hiện đi kèm với việc bảo đảm chất lượng cho vay. MSB kiểm soát và hạn chế rủi ro ngay khâu lựa chọn khách hàng và thẩm định tín dụng chặt chẽ. Cùng với đó, ngân hàng cũng áp dụng đồng bộ nhóm phương pháp xử lý nợ xấu như: tái cấu trúc, xử lý tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) để bù đắp cho các khoản nợ mà MSB không thu hồi được,…

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN của ngân hàng vẫn còn cao. Cụ thể thì tỷ lệ nợ quá hạn các năm của MSB lần lượt là: 3.2%; 2.8% và 3.1%. Giá trị nợ quá hạn tăng 455 tỷ đồng trong giai đoạn 2020 – 2022, tăng từ 710 tỷ lên 1,165 tỷ.

Đây là dấu hiệu thể hiện ngân hàng đang có nợ nhóm 2 cao và đang tăng dần qua các năm. Tuy chưa được xếp vào nợ xấu, nhưng việc nợ nhóm 2 có xu hướng tăng cho thấy khả năng tiềm ẩn nợ xấu của hoạt động tín dụng cá nhân.

2.2.4.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 2.7. Dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của MSB giai đoạn 2020 - 2022 (đơn vị: tỷ đồng,%)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Trích lập DPRR tín dụng 236 337 570

Dư nợ cho vay KHCN 22,189 26,557 37,564

Tỷ lệ trích lập DPRR 1.06% 1.27% 1.52%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Ngân hàng bán lẻ MSB năm 2022) Trong giai đoạn 2020 – 2022, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với cho vay KHCN của MSB có xu hướng tăng dần qua các năm, lần lượt là 1.06%;

1.27% và 1.52%. Nguyên do là bởi có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng, đặc biệt là dư nợ các khoản vay SXKD và vay mua nhà. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và sự ảm đạm của thị trường bất động sản, những khoản vay này tiềm tàng rủi ro lớn cùng với tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay cá nhân khá

59

cao nên trích lập dự phòng có sự gia tăng cả về giá trị và tỷ lệ so với tổng dư nợ cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)