Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 67)

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

3.1. Đặc điểm chung của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế.

Tính đến ngày 31/12/2017 tổng số dân của huyện Ba Bể 51.133 người, trong đó tổng số lao động là 40.818 người chiếm 79.8% tổng số nhân khẩu. Qua bảng 3.1 cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện Ba Bể qua 3 năm thay đổi không đáng kể với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2015- 2017 là 2,48%/năm. Điều đó cho thấy phát triển nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Việc chú trọng tăng cường đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp vẫn là vô cùng cần thiết.

Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Ba Bể giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1. Tổng số nhân

khẩu Người 48.697 50.624 51.133 103,9 101 102,48 2. Tổng số hộ Hộ 10.813 10.827 10.832 101,3 100,00 100,09 3. Tổng số lao

động Người 40.167 40.173 40.817 100,1 101,6 100,81 4. LĐ BQ/hộ Người/hộ 3,71 3,71 3,77 100 101,6 100,72 5.BQ nhân khẩu

/hộ Người/hộ 4,5 4,68 4,72 103,8 101 102,39

Nguồn Niên giám thống kê huyện Ba Bể, 2017 Nhìn chung, huyện Ba Bể có kết cấu dân số trẻ. Nguồn lao động trẻ

nhưng theo các số liệu thống kê về việc làm thì phần lớn là lao động chân tay, lao dộng trí thức chiếm tỷ lệ nhỏ. Để phát triển nguồn lực hợp lý, tận dụng ưu thế về lao động, đòi hỏi việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Bể.

3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng

- Hệ thống điện Nguồn cung cấp điện cho huyện Ba Bể hiện nay là mạng lưới điện quốc gia. Với 100% số xã có điện lưới quốc gia, đến nay có 95% số hộ được dùng điện. Bình quân hằng năm lượng điện do ngành điện cung cấp cho tiêu thụ vào khoảng 25 - 27 triệu KW /giờ, đạt 100% kế hoạch, giá thành điện ổn định.

- Hệ thống cấp thoát nước Hiện tại trên địa bàn huyện Ba Bể nước sạch được cung cấp chủ yếu là nước máy đã qua xử lý và nước giếng khoan. Công trình cấp nước sạch thị trấn với công suất 5000 m3/ngày, đêm. Đa phần các nguồn nước ngầm, nước tự chảy đều khá tốt

- Hệ thống giao thông Đường Quốc lộ 279 chạy dọc chiều dài của huyện, đường Quốc lộ 279 là huyết mạch nối huyện Ba Bể với các huyện thị, khu Du lịch Hồ Ba Bể và các trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh và ngược lại, hệ thống giao thông khá thuận lợi.

Hệ thống thông tin liên lạc Huyện có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, Có bưu điện trung tâm đặt tại thị trấn, bao gồm các hoạt động phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, bưu chính quốc tế.

3.1.2.3. Văn hóa - xã hội

Ba Bể là nơi tụ hội, sinh sống của 7 dân tộc anh em. Trong đó, đồng bào Tày đông hơn cả, sống tập trung thành các làng bản trong các thung lũng lòng chảo, lòng máng hoặc dọc theo hai bờ sông, suối và ở nhà sàn là một trong những truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.

Dân tộc Dao có số dân đứng thứ hai sau người Tày, chiếm tỷ lệ 18%.

Người H’Mông chiếm tỷ lệ khoảng hơn nửa số dân người Dao. Người Dao và H’Mông sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, làng bản thưa thớt, nhà cửa đơn sơ.

Địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào chủ yếu quanh chân núi Phja Bjooc với phương thức du canh du cư, phát nương làm rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu.

Đồng bào Nùng chiếm khoảng 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xen kẽ trong các làng bản người Tày, làm nghề nông như người Tày.

Ít nhất là dân tộc Sán Chỉ. Họ sống trong các thung lũng, sườn đồi làm nghề nông như đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Còn đồng bào Kinh sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán.

Tại Ba Bể vẫn còn nền kinh tế tự cung, tự cấp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ phát triển trong đồng bào Tày, Nùng như trâu, bò, ngựa, gà, vịt, ngan, ngỗng… Trong gia đình, các nghề thủ công như dệt vải khổ hẹp, dệt thổ cẩm phát triển. Phụ nữ các dân tộc Ba Bể có kinh nghiệm và kiên nhẫn trong việc trồng bong, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, pha màu sợi thổ cẩm. Nam giới giỏi các nghề mộc (đục đẽo cột nhà, làm cung nỏ, thuyền độc mộc, khung dệt vải, cày bữa) và cả đan lát, nghề rèn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Ngoài ra, Ba Bể là địa phương sớm xuất hiện các nghề làm gạch, ngói, đá mộc, nung vôi. Ngày nay, nghề gạch, ngói, trồng bông dệt vải vẫn là những nghề truyền thống phát triển, sản phẩm làm ra được nhiều người ưa chuộng.

Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, cho tới nay, các dân tộc Ba Bể vẫn bảo tồn được nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc của dân tộc mình được thể hiện trong bộ trang phục và các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của cộng đồng.

Lễ hội lồng tồng (xuống đồng) của các dân tộc Tày, Nùng vào dịp đầu xuân là để tiến hành các nghi lễ cầu mùa màng, cầu thần nông và các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, muôn dân hạn phúc. Hội “xuống đồng” còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng với nhiều trò chơi sôi động mang tinh thần thượng võ (tung còn, kéo co, đấu vật…).

Đồng bào Dao hay hát màng. Trai gái H’Mông không thể thiếu được thổi khèn, múa khèn trong các ngày hội, xuống núi họp chợ. Nam, nữ thanh niên Tày, Nùng hay hát Sli, hát lượn, đối đáp, tỏ tình… và còn có cả kho tàng thơ, ca hết sức phong phú, giàu chất dân gian. Đặc biệt, Ba Bể có làn điệu Lượn cọi với sức truyền cảm mạnh mẽ và đã trở thành nét văn hóa nổi tiếng ở phía Bắc tỉnh Bắc Kạn.

Mỗi dân tộc đều có một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần riêng biệt, hòa quyện với nhau tạo thành bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú mang đậm hương vị dân gian đặc trưng của huyện Ba Bể.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)