Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
3.3. Công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Ba Bể
3.3.4. Tình hình tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Ba Bể
3.3.4.1. Tạo việc làm thông qua hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể.
Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh thu hút và giải quyết việc làm cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Cải thiện điều kiện làm việc; hỗ trợ tài chính, đào tạo và thông tin thị trường lao động. Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của thanh niên nông thôn, vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Vấn đề đặt ra đối với huyện Ba Bể là phải nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực mà trước hết phải tăng nhanh bộ phận lao động thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động
theo đúng hướng, vừa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, vừa tạo đà cho nền kinh tế của huyện tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
3.3.4.2. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm
Trong những năm qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động và người sử dụng lao động cho hơn 1.000lượt người và dạy nghề trên 500 lượt người.
Đến nay các Trung tâm đã được đầu tư, mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động việc làm, một số trung tâm đã được kết nối mạng nội bộ, sử dụng phần mềm kết nối dịch vụ vệc làm, nối mạng Internet. Tuy nhiên việc trang bị trên không đồng bộ nên việc bao quát, thu thập thông tin thị trường lao động vừa thiếu, vừa không cập nhật kịp so với với diễn biến của thị trường lao động, thông tin của thị trường bị chia cắt, không thống nhất giữa các Trung tâm, đã làm hạn chế việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài các hoạt động giữa các Trung tâm, hoạt động của hội chợ việc làm, các phiên giao dịch việc làm cụm xã đã góp phần tích cực vào hệ thống thông tin thị trường thị trường lao động, hoạt động này đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua hội chợ việc làm và các phiên giao dịch việc làm giúp cho các nhà quản lý, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể phát hiện được sự bất cập giữa nhu cầu việc làm và tuyển dụng lao động.
Công tác điều tra Cung- cầu lao động đã được tổ chức thường xuyên vào ngày 01/7 hàng năm theo Quyết định của Chính phủ, nhờ hoạt động này các thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động, thất nghiệp ở thành thị và thời gian lao động ở nông thôngiúp các nhà quản lý hoạch định chính sách, điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
3.3.4.3. Tạo việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thông qua con đường hợp tác quốc tế, du học... xuất khẩu lao động được diễn ra dưới nhiều hình thức như các dịch vụ việc làm, các Trung tâm tư vấn, các Doanh nghiệp. ..
Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Ba Bể, huyện Đoàn Ba Bể đã phối hợp với các tổ chức hướng dẫn và tuyển dụng hàng năm đã đưa lao động thanh niên nông thôn ra nước ngoài làm việc. Bởi vì muốn cải thiện được cuộc sống của mình và gia đình rất nhiều lao động thanh niên nông thôn đã muốn xuất khẩu ra nước ngoài làm việc với mong muốn thu nhập sẽ cao, nhưng trình độ còn hạn chế về nhiều mặt cộng với việc vốn đầu tư lớn chưa biết phải xoay sở ra sao đành phải từ bỏ ý định. Do sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền nên mỗi khi có tuyển lao động ra nước ngoài của các Công ty thì đều được thông báo trên đài phát thanh của huyện đến các xã, thị trấn cho lao động thanh niên nông thôn biết được. So với các huyện khác thì vấn đề xuất khẩu lao động ra nước ngoài của huyện Ba Bể còn ít chủ yếu là thị trường lao động Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
3.3.3.4. Tạo việc làm thông qua chương trình cho vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm
Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm;
Trong thời gian qua, huyện Ba Bể đã triển khai và phát huy được sức mạnh của nguồn vốn cho vay góp phần tạo việc làm cho người lao động.
Qũy quốc gia về việc làm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của lao động thanh niên nông thôn. Từ chỗ trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, đến nay lao động thanh niên nông thôn tự tạo việc làm cho chính mình là
chính, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, lao động thanh niên nông thôn tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Bên cạnh kết quả đạt được từ quỹ quốc gia về việc làm, vẫn có những hạn chế như; cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của người lao động còn thấp, chỉ có một bộ phận và chủ yếu là lao động nam, nhu cầu vay vốn lớn nhưng thực tế chưa đáp ứng được, nguồn vốn cho vay nhỏ, thời hạn ngắn, giải ngân còn chậm; Cơ chế chính sách cho vay vốn chưa được phổ biến rộng rãi tới lao động thanh niên nông thôn; Việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình sử dụng vốn chưa được chú trọng.