Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
3.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể
3.5.1. Các chương trình, chính sách về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn - Chính sách hỗ trợ cho học nghề của nhà nước còn hạn chế
Đã có hơn 51% số người đã qua đào tạo nghề được hưởng các hỗ trợ từ Nhà nước trong quá trình học nghề. Đây là một nỗ lực lớn của Nhà nước thể hiện qua các Chương trình, dự án đã và đang thực hiện trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các hình thức hỗ trợ Cho vay vốn đi hoc nghề 25,5%;
miễn học phí tham gia học nghề 25,5%; trợ cấp thêm kinh phí ăn học trong thời gian học nghề 49%.
Chủ yếu các hỗ trợ được đưa trực tiếp cho người tham gia học nghề dưới hình thức hỗ trợ chi phí học, tài liệu và kể cả chi phí sinh hoạt cho học sinh trong thời gian học nghề (chiếm 49% tổng số hỗ trợ nhận được). Còn lại, một số khác được hỗ trợ thông qua việc vay vốn ưu đãi khi đi học nghề (chiếm 25,5%) và một số trường hợp được miễn học phí khi theo học nghề (chiếm 25,5%). Mức hỗ trợ học nghề thấp, nên học viên, nhất là học sinh nông thôn rất khó thích ứng, ví dụ, hỗ trợ hiện nay cho lao động đi học nghề người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, phụ nữ bị mất việc làm… tối đa không quá (3.000.000 đồng/khóa) sẽ rất khó có thể kéo người lao động nhất là những lao động nông thôn nghèo ra khỏi công việc thường ngày để đi học vì mức hỗ trợ đó thậm chí chưa đủ chi phí cho bản thân người đi học trong khi thường những người này lại là lao động chính trong gia đình.
3.5.2. Tình hình các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện
Huyện Ba Bể còn thiếu các trung tâm dạy nghề đủ các điều kiện đảm bảo các điều kiện đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.
Qua khảo sát các trung tâm dạy nghề của huyện; các ý kiến của lãnh đạo trung tâm đều cho rằng thiếu nghiêm trọng các phòng học, phòng, phương tiện thí nghiệm, thực hành; thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề; chế độ thu nhập và tiền lương cho đội ngũ giáo viên thấp nên không thu hút được giáo viên; kinh phí hỗ trợ cho đào tạo học nghề rất thấp, hoặc không có. Qua phỏng vấn 15 giáo viên hiện tại dạy nghề cho thấy 70% giáo viên là kiêm nhiệm, chủ yếu là làm nhiệm vụ dạy văn hoá cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.
3.5.3. Thực trạng vốn cho sản xuất – kinh doanh
Huyện còn thiếu vốn cho sản xuất - kinh doanh rất nhiều.
Mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như các nhu cầu vốn của thanh niên. Tuy nhiên số cơ sở cung cấp tín dụng vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của thanh niên. Nhu cầu các món vay của nhiều hộ chưa được đáp ứng, ở phạm vi này phục vụ chủ yếu là các tổ chức tài chính vi mô của các đoàn thể xã hôi hay tổ chức nước ngoài. Số tổ chức này cũng chỉ phát triển ở một số địa phương nhất đ ̣nh.
Qua khảo sát 80% số thanh niên có thu nhập thấp, đều thiếu vốn vay; với nhóm thanh niên có thu nhập trung bình, tỷ lệ người thiếu vốn là 35%; còn nhóm thanh niên có thu nhập cao tỷ lệ này là 20%. Như vậy thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc làm của thanh niên, do đó cần đẩy mạnh các hoạt động tín chấp để vay vốn cho thanh niên sản xuất và phát triển kinh tế.
3.5.4. Về bản thân người lao động
Khảo sát cho thấy còn khá nhiều các vấn đề bất cập được thanh niên nông thôn đề cập đến. Trước hết, khoảng 50% số các khó khăn hoặc vấn đề bất cập tập trung vào mức học phí tham gia ḥc nghề cao dẫn đến người lao động
muốn học nghề nhưng do không có khả năng về tài chính khó theo học. Một số lượng không nhỏ (khoảng 30%) cho rằng các chương trình đào tạo nghề phù hợp lại thường tổ chức ở xa địa phương nên không có điều kiện đi học bao gồm cả lí do về thu nhập của lao động hiện tại quá thấp nên khó có thể rời bỏ công việc để đi học nghề trong khi gánh nặng gia đình là khá lớn cũng như không thể thu xếp để đáp ứng được về mặt thời gian để học nghề. Khoảng 20% còn lại là những bất cập hoặc khó khăn liên quan đến trình độ người đi học thấp nên thường khó nắm bắt các kĩ thuật mới trong quá trình học nghề, số lượng giáo viên còn ít và các tài liệu, trang thiết bị thực hành thiếu thốn cũng như vấn đề về sự yếu kém trong kết nối trong thị trường lao động nhiều trường hợp học nghề xong nhưng vẫn không thể hành nghề được.
Nhìn chung, hầu hết lao động thanh niên nông thôn đã học nghề đều vấp phải những khó khăn nhất định và thường không đáp ứng được hết các yêu cầu của đào tạo nghề nhất là vấn đề về tài chính - quá nửa số người được phỏng vấn đã qua đào tạo nghề cho biết rất khó đáp ứng yêu cầu về tài chính để tham gia học. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc còn rất nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên nghèo muốn nhưng không thể học nghề. Các khó khăn về yêu cầu trình độ văn hóa (hơn 12%) và thời gian tập trung (3%) có thể đáp ứng dễ dàng hơn. Như vậy, để thu hút người lao động thanh niên nông thôn nghèo đến với các chương trình học nghề Nhà nước cần có chính sách cụ thể và đủ mạnh hỗ trợ tài chính cho các đối tượng này bao gồm cả hỗ trợ để người đi học có thể rời bỏ hẳn công việc hàng ngày nhưng vẫn đóng góp được cho thu nhập của gia đình đồng thời đề ra các mô hình cụ thể và phù hợp với trình độ văn hóa hiện còn khá thấp của khối lao động này.
3.5.5. Chất lượng của lao động thanh niên nông thôn của huyện
Hiện nay dùng chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lao động trong khu vực nông thôn là rất khó, trình độ của người lao động không chỉ dựa trên đánh giá về trình độ học vấn, chuyên môn mà trong thực tế sản xuất, lao động còn dựa trên kinh nghiệm được tích luỹ và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
đặc biệt là lao động trong nông nghiêp vốn chỉ sản xuất dựa vào kinh nghiệm, ít qua đào tạo. Vì vậy, để đánh giá chất lượng lao động của lao động là thanh niên hiện nay tôi sử dụng tổng hợp chỉ tiêu Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khoẻ.
Với đặc điểm của địa bàn huyện Ba Bể cùng với thực trạng về thu nhập của thanh niên nông thôn địa phương, trên cơ sở tôi điều tra thu thập số liệu của 320 thanh niên theo trình độ học vấn. Qua kết quả điều tra tôi thấy rằng chất lượng của lao động là thanh niên nông thôn trong huyện còn chưa cao.
Theo kết quả thu thập được thì số thanh niên nông thôn trong huyện có trình độ học vấn tương đối cao, như đối với nhóm thanh niên nông thôn có thu nhập cao đã tốt nghiệp cấp II chiếm 20%, còn số người đã tốt nghiệp cấp III chiếm 80%;
đối với nhóm thanh niên nông thôn có thu nhập trung bình, đã tốt nghiệp cấp II chiếm 45%, số người tốt nghiệp cấp III là chiếm 55%; đối với nhóm thanh niên nông thôn có thu nhập thấp, mới tốt nghiệp cấp I chiếm 6,67%, số người mới tốt nghiệp cấp II chiếm 50%, còn lại 43,33% số thanh niên nông thôn trong nhóm này đã tốt nghiệp cấp III. Điều này thể hiện trong những năm gần đây thanh niên nông thôn tại địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc học tập văn hoá để từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên bảng số liệu còn cho thấy số thanh niên nông thôn qua đào tạo chuyên môn còn thấp trong tổng số thanh niên nông thôn điều tra, đối với nhóm thanh niên nông thôn có thu nhập cao tỷ lệ thanh niên nông thôn qua đào tạo là khá cao nhưng chủ yếu là qua đào tạo sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 50% số thanh niên đã qua đào tạo ở nhóm này;
số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo ở nhóm này còn khá cao chiếm 23,33% tổng số thanh niên nông thôn ở nhóm này; đối với nhóm thanh niên nông thôn có thu nhập trung bình thì tỷ lệ thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo chiếm 65%; còn đối với nhóm thanh niên nông thôn có thu nhập thấp 100%
chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Như vậy nhìn chung đa số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo ở cả 3 nhóm thanh niên nông thôn, số thanh niên nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.
Về tình hình sức khoẻ của những thanh niên điều tra đều rất tốt 100% số thanh niên điều tra ở cả 3 nhóm đều có sức khoẻ tốt. Do tính chất của một số công việc yêu cầu người lao động có trình độ nhất định và có sức khoẻ tốt, nhìn chung thanh niên trong huyện đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ còn về trình độ chuyên môn của thanh niên nông thôn trong huyện còn nhiều bất cập. Vì vậy mà việc giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.
Qua đây, tôi thấy rằng hiện nay nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên nông thôn là rất lớn, đa số thanh niên nông thôn đều mong muốn được đào tạo nghề để có nghề nghiệp ổn đ̣nh và có thu nhập cao.
Qua điều tra cũng như những số liệu trước đó cho thấy thanh niên nông thôn của huyện chiếm tỷ lệ trên 70% là chưa qua đào tạo. Do đó, trong thời gian tới cần có kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên.