Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 102 - 106)

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

3.6. Đánh giá chung về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của huyện

3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình triển khai, Ủy ban nhân dân huyện vẫn gặp không ít khó khăn như trình độ dân trí thấp, dẫn đến nhận thức của một số người dân còn chậm, quá trình tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế chưa đạt hiệu quả cao; một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Địa bàn không có khu công nghiệp, các dịch vụ phát triển chậm, nên lao động thăm gia và hoạt động phi nông nghiệp còn ít.

Một số lao động nông thôn chưa coi trọng việc học nghề. Học viên đi học không chuyên cần, nhiều lớp không đảm bảo sĩ số thường xuyên;

Người dân có tư tưởng bằng lòng với chính sách hiện tại, không tích cực tham gia học nghề.

Công tác tuyên truyền về ý nghĩa kinh tế - xã hội trong công tác dạy nghề ngắn hạn lao động nông thôn ở một số xã còn hạn chế, chưa sâu rộng,

hiệu quả công tác tuyên truyền còn thấp, nhiều người dân chưa tiếp cận được chính sách của Đề án.

Về công tác tuyển sinh ở một số xã vẫn thực sự chưa quan tâm đến công tác tuyển sinh, tổ chức lớp học, theo dõi và kiểm tra các lớp học nghề trên địa bàn mình quản lý. Việc xác định đối tượng học nghề của Ủy ban nhân dân cấp xã còn chưa chặt chẽ, trong đơn học nghề còn thiếu nhiều thông tin như đối tượng, năm sinh, hoặc ngày tháng năm làm đơn… Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề tại một số xã chưa sát với tình hình thực tế, chưa thực sự gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, chương trình nông thôn mới, mỗi vùng một sản phẩm.

Việc định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm khi kết thúc khóa học cho lao động nông thôn học nghề nông nghiệp gặp khó khăn. Nguyên nhân chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ tự sản, tự tiêu; một số lớp chưa gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, thị trấn và nhu cầu của doanh nghiệp.

Việc xác định nghề đào tạo, lập kế hoạch còn chưa phù hợp, chưa gắn kết với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế của từng xã.Trong tổ chức thực hiện thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan, chưa thực sự huy động được sự tham gia tích cực của tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tại địa phương.

Một số cơ sở dạy nghề chưa bố trí được giáo viên tham gia giảng dạy kịp thời, chương trình dạy học không đảm bảo thời gian đào tạo theo chương trình, còn có buổi học tổ chức học muộn, nghỉ sớm.... không đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định. Việc trang sắm thiết bị và đồ dùng phục vụ thực hành, thực tập giảng dạy của một số cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đào tạo nên điều kiện để người học được thực hành còn hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Nhận thức xã hội về công tác đào tạo nghề còn hạn chế. Có nhiều người vì quá nghèo không có tiền đi học nghề, hoặc do tư tưởng đi làm thuê sẽ có thu nhập ngay, kén chọn nghề học có thu nhập khá,… Một bộ phân lớn thanh niên nông thôn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, khó thay đổi nhận thức.

Thanh niên của huyện phần lớn ra thành phố đi làm những công việc đơn giản theo mùa vụ với thu nhập thấp. Một bộ phận ở lại địa phương làm kinh tế nhỏ lẻ, chưa áp dụng được những tiến bộ của KHKT vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất chưa cao.

Công tác tuyên truyền về dạy nghề và tạo việc làm chưa được sâu rộng, dẫn đến thanh niên chưa thực sự quan tâm tới việc học nghề, chưa có khái niệm đúng về việc làm. Hiệu quả tuyên truyền chưa cao nên nhiều thanh niên nông thôn chưa tiếp cận được với các chương trình, chính sách của Nhà nước.

Công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong giao dục, đào tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn chưa được thường xuyên, chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Chưa huy động được sự đóng góp của toàn xã hội và sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Chất lượng công tác đào tạo nghề còn chưa cao, trình độ học viên còn hạn chế; một số trung tâm dạy nghề còn thiếu giáo viên, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề còn thiếu thốn; thời gian đào tạo nghề tương đối ngắn, học viên chưa được thực hành nhiều; khi tham gia đào tạo nghề, số lượng học viên tại các lớp không được duy trì thường xuyên do ảnh hưởng của thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Việc định hướng nghề nghiệp và tạo việc làm khi kết thúc các khóa đào tạo ngắn hạn cho lao động sau khi học nghề còn khó khăn do sản xuất còn

mang tính chất nhỏ lẻ, chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân; một số lớp đào tạo còn chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

Công tác xuất khẩu lao động còn khó khăn trong việc đào tạo ngôn ngữ, thiếu kinh phí trong đào tạo ngôn ngữ và tay nghề, các thủ tục cần thiết còn rườm rà, mất tương đối thời gian của người lao động.

Sự hỗ trợ về vốn và các điều kiện cần thiết trước và sau các khóa đào tạo còn thiếu và yếu. Thông tin trên thị trường lao động đôi khi chưa đầy đủ dẫn đến một bộ phận không nhỏ thanh niên thiếu thông tin.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)