Thông tin chung về đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 86 - 89)

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

3.4. Thực trạng tạo việc làm của lao động thanh niên nông thôn huyện

3.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra

Để tiến hành phân tích thực trạng lao động thanh niên nông thôn huyện Ba Bể, tác giả đã tiến hành điều tra 320 mẫu tại thị trấn Chợ Rã, xã Phúc Lộc, xã Thượng Giáo và xã Hà Hiệu huyện Ba Bể. Thông tin chung về đối tượng điều tra như sau:

Bảng 3.9. Thông tin chung về đối tượng điều tra

STT Nội Dung Số lượng (người) Tỷ lệ ( %)

I. Tuổi 320 100

1. 16 - 20 100 31,25

2. 21 - 25 78 24,38

3. 26 - 30 142 44,37

II. Giới tính 320 100

1. Nam 174 54,38

2. Nữ 146 45,62

III. Trình độ 320 100

1. Tiểu học 10 3,13

2. THCS 116 36,25

3. THPT 194 60,62

IV. Việc làm 320 100

1. Có việc làm 212 66,25

2. Chưa có việc làm 108 33,75

(Nguồn Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2018)

* Về độ tuổi Có thể thấy về cơ cấu tuổi của nhóm lao động thanh niên nông thôn từ 26-30 chiếm tỉ lệ đông nhất (44,37%). Đứng thứ hai là số thanh niên có độ tuổi từ 16-20 (chiếm 31,25%). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là thanh niên có độ tuổi 21-25 (24,38%).

Phần đông thanh niên ở độ tuổi 21-25 và 26-30 đã học xong THPT (60,62%). Do ở nông thôn, thanh niên thường có xu hướng lập gia đình sớm hơn so với thành thị nên ở lứa tuổi này đa số thanh niên cũng bắt đầu với sức ép về việc làm và thu nhập để có thể nuôi sống bản thân và chăm lo cho gia đình. Thanh niên nông thôn ở lứa tuổi 26-30 đang chiếm tỷ lệ đông nhất trong cơ cấu thanh niên trên địa bàn huyện Ba Bể. Đây có thể coi là một điều kiện thuận lợi vì ở tuổi này, thanh niên đã có những ý thức nhất định về cuộc sống, công việc và gia đình. Mặt khác cũng ở giai đoạn tuổi này, thanh niên thường đã học xong THPT (60,62% ) nên cũng đã có những kiến thức nền tảng đủ để tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành, có đủ hiểu biết để có thể học nghề và áp dụng vào lao động sản xuất. Đây chính là lực lượng năng động, có khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tạo ra những bước phát triển đột biến cho huyện.

Độ tuổi thanh niên từ 16-20 chiếm tỷ lệ 31,25% tức là khoảng 1/3 tổng số thanh niên nông thôn. Lứa tuổi này đã có khả năng lao động tuy nhiên lại thường sống dựa vào sự chu cấp của gia đình. Ý thức về việc làm của đối tượng này chưa cao, định hướng nghề nghiệp cũng chưa rõ ràng. Có thể nói tỷ lệ 1/3 tổng số thanh niên vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn đối với huyện.

Thuận lợi vì đây chính là nguồn lao động dồi dào cho tương lai. Mặt khác, đây cũng chính là khó khăn vì đa số lực lượng này không tạo ra thu nhập hoặc tạo ra thu nhập thấp. Một vấn đề nữa là phần lớn họ chưa hình thành ý thức đầy đủ, tuổi đời còn trẻ nên cũng dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Đây chính là những thế hệ tương lai để phát triển quê hương nên cần có các chính sách quan tâm thích đáng, đầu tư đúng đắn, kịp thời để đối tượng này phát triển đúng hướng.

* Về giới tính Tỷ lệ nam giới là 54,38% và tỷ lệ nữ giới là 44,62%. Như vậy, với tỷ lệ này nam hiện đang nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, không chênh lệch quá nhiều. Trong tương lai nếu làm tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì huyện có thể duy trì tốt tỉ lệ này. Cân bằng giới tính là một trong những điều kiện rất thuận lợi để địa phương phát triển cả về kinh tế và xã hội.

* Về trình độ Từ bảng tổng hợp số liệu trên có thể thấy đa số thanh niên nông thôn huyện Ba Bể đã có trình độ THPT (chiếm 60,62%). Đây là yếu tố rất thuận lợi để thanh niên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng và các lớp học ở bậc cao hơn như cao đẳng, đại học, sau đại học và các lớp về chuyên môn nghiệp vụ khác. Chỉ còn một bộ phận nhỏ lao động thanh niên nông thôn có trình độ tiểu học, chiếm 3,13%. Số thanh niên này rơi vào hai trường hợp hoặc do điều kiện gia đình quá khó khăn không đủ điều kiện để hoc tập, hoặc do thiếu ý thức học tập. Tuy có trình độ tiểu học nhưng họ lại được sinh ra trong những gia đình có truyền thống lao động trong nông nghiệp nên hoàn toàn có thể tham gia vào các lớp tập huấn về kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi để có thể phát triển sản xuất.

Chiếm một tỷ lệ vừa phải (36,25%) là thanh niên nông thôn có trình độ THCS. Thanh niên trong nhóm này đều được thông viết thạo, có khả năng tính toán tốt và không khó khăn để tiếp cận với kiến thức mới. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực địa phương cũng cần chú trọng hơn tới đối tượng này bởi khả năng nhận thức của họ không cách xa so với đối tượng tốt nghiệp THPT.

Như vậy, về mặt trình độ chỉ có hơn 3% thanh niên nông thôn có trình độ tiểu học. Số còn lại đều có trình độ THCS trở lên. Có thể nói trong tương lai, nếu được quan tâm đúng đắn, có các chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghề nghiệp phù hợp thì họ hoàn toàn có thể tham gia lao động sản xuất với năng xuất cao, có thể trở thành những ông chủ lớn góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

* Về việc làm Tổng số thanh niên đã có việc làm là 106 người chiếm tỷ lệ 66,25% và một số lượng không nhỏ thanh niên chưa có việc làm chiếm 33,75%. Đây là điều hết sức cần lưu ý của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tạo việc làm cho thanh niên để họ có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình cũng như không mắc vào các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)