2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiềm năng và thực trạng phát triển Thuỷ sản tại Hà Giang: Diện tích nuôi, sản lượng nuôi, khai thác, chế biến...
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1.2.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Giang với 11 huyện và thành phố, trong đó tập trung vào một số huyện có nhiều diện tích mặt nước như: Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang và TP Hà Giang
2.1.2.2. Về thời gian nghiên cứu
- Giai đoạn 2013 -2017. Đây là khoảng thời gian mà cả nước ta nói chung, Hà Giang nói riêng đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu quốc gia, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tiềm năng, thực trạng ngành thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang.
- Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức liên quan đến ngành thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững ngành thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu và nguồn gốc các số liệu đã được công bố được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Nơi thu thập Thông tin
- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiềm năng, thực trạng ngành thuỷ sản tại Hà Giang.
- Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn... các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Các vấn đề có liên quan đến đánh giá tiềm năng, hiện trạng và các giải pháp phát triển thuỷ sản tại Hà Giang
2.3.1.2. Số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các hộ dân nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm, và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.
Bảng 2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng phỏng vấn Số lượng
1. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản 80
2. Các cơ sở kinh doanh cá giống 30
Tổng 110
(1) Phiếu điều tra nông dân - Số phiếu điều tra: 80 phiếu
- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của người dân về những khó khăn thuận lợi khi nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản. Hiệu quả kinh tế so với các ngành nghề nông nghiệp khác...
(2) Phiếu điều tra các cơ sở kinh doanh cá giống - Số phiếu điều tra: 30 phiếu
- Nội dung điều tra: lấy thông tin về nguồn gốc cá giống mà cơ sở cung ứng trên thị trường, thủ tục pháp lý có liên quan…
2.3.2. Phương pháp thống kê
- Việc khảo sát đánh giá tiềm năng, nguồn lợi thủy sản, thực trạng phát triển ngành thủy sản và các hoạt động sản xuất khác liên quan đến ngành thủy sản của tỉnh là một công việc rất phức tạp vì thế việc phân tích các số liệu thống kê là rất quan trọng.
2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT
- Là phương pháp rất hữu hiệu và được sử dụng khá phổ biến khi phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội hay thách thức của ngành thủy sản Hà Giang. Từ đó xác định chiến lược, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp dự báo
Trên cơ sở phân tích các thông tin có tính quy luật đồng thời dự báo xu hướng thay đổi, phát triển của ngành thủy sản trong thời gian tiếp theo.
2.3.5. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Dùng phương pháp lập bảng thống kê, phân tổ thống kê, dãy số thời gian để tổng hợp tài liệu theo tiêu thức nghiên cứu.
Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.
Chương 3