Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. Quy hoạch ngành thuỷ sản tại Hà Giang
3.6.1. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản
3.6.1.1. Quy hoạch Ao, hồ nuôi chuyên thuỷ sản a. Diện tích, hình thức nuôi
Đến năm 2025, diện tích ao hồ nhỏ chuyên nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 1.930 ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh dự kiến là 193 ha, chiếm 10%;
diện tích nuôi bán thâm canh là 780 ha, chiếm 40,41%; diện tích nuôi quảng canh cải tiến là 823 ha, chiếm 42,48% diện tích ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản.
Định hướng đến năm 2035, diện tích ao hồ nhỏ chuyên nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 1.950-1.980 ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh chiếm 60%, phần còn lại là nuôi quảng canh cải tiến.
b. Năng suất, sản lượng nuôi trồng
Bảng 3.33: Quy hoạch diện tích, năng suất, sản lượng ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản đến năm 2025 chia theo địa phương
Đơn vị: DT: ha, NS tấn/ha; SL tấn
Hạng mục 2025 2035
DT NS SL DT NS SL
Tổng cộng 1927,3 1,05 2650,994 1950,0 1,63 3862,34
TP Hà Giang 93,2 1,50 139,8 98 2,0 196
Huyện Bắc Quang 818,4 1,45 1186,68 845,2 1,9 1605,88
H. Quang Bình 332,5 1,23 408,975 350,0 1,8 630
Huyện Vị Xuyên 360,7 1,80 649,26 380,0 2,5 950
Huyện Bắc Mê 81,5 0,80 65,2 87,5 1,5 131,25
Hoàng Su Phì 47,1 0,75 35,325 48,6 1,4 68,04
Xín Mần 45,6 1,10 50,16 45 1,6 72
Huyện Quản Bạ 55,2 0,92 50,784 58,3 1,6 93,28
Huyện Yên Minh 83,4 0,70 58,38 84,8 1,2 101,76
Huyện Đồng Văn 2,5 0,70 1,75 3,0 1,2 3,6
Huyện Mèo Vạc 7,2 0,65 4,68 8,1 1,3 10,53
- Đến năm 2025: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như tiếp thu, áp dụng các quy trình nuôi mới, sử dụng con giống tốt, thức ăn có chất lượng cao, hệ số chuyển hóa thấp; sử dụng các trang thiết bị hiện đại để nuôi mật độ dầy hơn; quá trình sử dụng thiết bị kỹ thuật có thể điều chỉnh, xử lý môi trường, năng suất tăng cao, phấn đấu năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 1,05 tấn/ha, trong đó nuôi thâm canh đạt 1,4 tấn/ha, nuôi bán thâm canh đạt 1,1 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt 0,65 tấn/ha. Tổng sản lượng nuôi trồng ao hồ nhỏ chuyên nuôi trồng thủy sản đạt trên 2.650 tấn, chiếm 75,5% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn tỉnh.
- Đến năm 2035, phấn đấu năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 1,63 tấn/ha, trong đó nuôi thâm canh đạt 2,0 tấn/ha, nuôi bán thâm canh đạt 1,6 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt 1,4 tấn/ha.
c. Đối tượng nuôi
Dự kiến đối tượng nuôi chủ lực: cá trắm trên 40% diện tích, cá trôi trên 12% diện tích, rô phi 18% diện tích, cá chép trên 14% diện tích, cá mè trên 8%
diện tích, … Lựa chọn các loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế cao như: Cá Bỗng, cá Lăng chấm, Anh Vũ, cá Trê phi, cá chép lai,… để đưa vào nuôi (5-8% diện tích), tăng cơ cấu sản lượng những loài này, giảm dần sản lượng cá truyền thống.
3.6.1.2. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên các hồ thủy lợi a. Hình thức nuôi
Bảng 3.34: Quy hoạch diện tích hồ thủy lợi nuôi thủy sản đến năm 2025 theo hình thức nuôi
Đơn vị: DT: ha, NS tấn/ha; SL tấn
Hạng mục 2025 2035
DT NS SL DT NS SL
Tổng cộng 211 15,627 293 40,646
TP Hà Giang 0 0 0 0 0 0
Huyện Bắc Quang 79,3 0,08 4,758 99,3 0,15 14,895 Huyện Quang Bình 48,6 0,09 3,888 64,6 0,14 9,044 Huyện Vị Xuyên 61,3 0,08 5,517 86,3 0,14 12,082
Huyện Bắc Mê 8,6 0,07 0,602 15,6 0,12 1,872
Hoàng Su Phì 2,2 0,06 0,176 6,2 0,10 0,62
Xín Mần 3,8 0,07 0,228 7,8 0,10 0,78
Huyện Quản Bạ 2,6 0,06 0,182 4,6 0,11 0,506
Huyện Yên Minh 2,9 0,06 0,174 4,9 0,10 0,49
Huyện Đồng Văn 0,3 0,06 0,018 1,3 0,09 0,117
Huyện Mèo Vạc 1,4 0,06 0,084 2,4 0,10 0,24
Đến năm 2025 toàn tỉnh duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản ở các hồ thủy lợi là 211 ha, trong đó nuôi bán thâm canh đạt 10% diện tích, phần còn lại được nuôi thả quảng canh cải tiến.
Định hướng đến năm 2035, diện tích nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi trên 293 ha và được nuôi thả bán thâm canh 35% diện tích.
b. Năng suất, sản lượng nuôi trồng
- Đến năm 2025, năng suất nuôi thủy sản ở các hồ thủy lợi đạt 0,066 tấn/ha, cao nhất là huyện Quang Bình đạt 0,09 tấn/ha. Sản lượng từ nuôi cá hồ thuỷ lợi khoảng 15,6 tấn
- Đến năm 2035, năng suất nuôi thủy sản ở các hồ thủy lợi đạt 0,115 tấn/ha, cao nhất là huyện Bắc Quang đạt 0,15 tấn/ha. Sản lượng nuôi cá hồ thuỷ lợi đạt khoảng 40 tấn.
c. Đối tượng nuôi: Cá trắm chiếm 35%, cá trôi 15%, cá mè 15%, rô phi 18%, cá chép 15%, cá đặc sản chiếm khoảng 1-2% (Cá Bỗng, cá Lăng chấm, Anh Vũ,…).
3.6.1.3. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên ruộng
- Diện tích ruộng cấy lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 duy trì diện tích là 30 ha tập trung tại huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình. Đến năm 2035 không tiếp tục quy hoạch thủy sản trên ruộng lúa.
- Năng suất nuôi cá ruộng đến năm 2025 đạt 0,3 tấn/ha, sản lượng cá ruộng đạt 9 tấn;
- Đối tượng nuôi: chủ yếu là cá chép, rô phi, trôi,…. Có thể đưa một số loài có giá trị cao vào nuôi như cá Rô đồng đầu vuông, cá Chép lai V1 và những đối tượng mới phù hợp
- Các hình thức nuôi cá ruộng có thể áp dụng:
+ Phương thức nuôi xen cá trong lúa (vụ mùa hoặc cả năm), phương thức nuôi cá ruộng vụ đông, phương thức nuôi luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ cá hoặc hình thành trang trại tổng hợp lúa - cá - chăn nuôi, lúa - cá - cây ăn quả - chăn nuôi…
+ Những vùng ruộng trũng, diện tích tập trung, thuận lợi nguồn nước và giao thông có thể chuyển đổi thành ao nuôi chuyên thuỷ sản hoặc cấy 1 vụ lúa nuôi 1 vụ cá.
+ Những vùng ruộng trũng phân tán, thuận lợi nguồn nước có thể đầu tư cải tạo ruộng để kết hợp nuôi xen cá trong lúa bằng cách đắp bờ bao, đào mương xung
quanh ruộng và làm chuôm cho cá trú khi phun thuốc trừ sâu cho lúa hoặc trú đông.
Hình thức nuôi xen cá lúa tạo sản phẩm tại chỗ, cung cấp thực phẩm tươi sống, cải thiện đời sống dân sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất cá mắm ruộng là sản phẩm đặc sản của địa phương.
3.6.1.4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện
Đây là loại hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển du lịch,
- Số lượng lồng: Đến năm 2025, toàn tỉnh nuôi cá lồng trên hồ thủy điện đạt 200 lồng, tập trung chủ yếu Vị Xuyên (60 lồng), Quang Bình (60 lồng), Bắc Quang (25 lồng), Bắc Mê 55 lồng. Định hướng đến năm 2035 có 900 lồng nuôi trồng thủy sản lồng bè trên hồ thủy điện.
- Năng suất nuôi lồng bè ở hồ thủy điện: năm 2025 đạt 0,39 tấn/lồng,
- Sản lượng thủy sản nuôi lồng bè trên hồ thủy điện đến năm 2025 đạt 78 tấn.
Định hướng đến năm 2035, sản lượng nuôi lồng bè trên hồ thủy điện đạt 300 tấn.
- Đối tượng nuôi trồng: con nuôi đặc sản: Chiên, Bỗng, Lăng,…, cá truyền thống: trắm, chép, trôi, rô phi, nheo, cá quả, rô phi đơn tính,…, dự kiến sản lượng của các nhóm nuôi trồng như sau:
- Kỹ thuật nuôi: Lựa chọn vùng nước ven hồ có độ sâu tối thiểu phải từ 1,5- 2,5 m, đáy là nền đất mềm tương đối phẳng, diện tích từ 1ha trở lên đến vài chục ha.
Độ pH nước từ 6-8, nhiệt độ nước từ 18 -30oC, ôxy ≥ 5 mg/l; là những vùng có thực vật thuỷ sinh thượng đẳng như các loại thức ăn xanh (các loại rau, cỏ dại...) kém phát triển và là nơi thuyền bè ít qua lại. Bờ bao chắn giữ cá nên làm đăng chắn bằng lưới để không làm thay đổi chức năng chính của Hồ thủy điện và tạo điều kiện cho nước ra vào liên tục giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi.
- Thời gian nuôi phải tránh ảnh hưởng của mưa lũ, thông thường chu kỳ nuôi từ sau mùa lũ (tháng 7, 8) đến trước mùa mưa lũ năm sau nhưng phải tuỳ vào đặc điểm của từng vùng, từng địa phương để xác định chu kỳ nuôi cho phù hợp. Trong quá trình nuôi nếu cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để thuận lợi cho việc tiêu thụ và thu hoạch hết vào cuối mùa khô hoặc trước mùa mưa lũ.
- Về kỹ thuật nuôi cá lồng: Do đặc điểm của hồ thủy điện là nước tĩnh, do đó có thể làm các lồng nuôi có diện tích mặt thoáng 10 m2/lồng, có thể đặt thành từng
cụm lồng, mỗi cụm có từ 5-10 lồng, khoảng cách giữa các cụm lồng 200-500 m hoặc có thể làm thành các bè nuôi cá có diện tích mặt thoáng 50 m2/bè, đặt thành từng cụm bè, mỗi cụm có 5-10 bè, khoảng cách giữa các cụm bè 200-500 m, các bè đặt so le nhau, khoảng cách giữa các bè 10-15 m. Đáy lồng, bè cách mặt đáy hồ tối thiểu là 0,5 m. Lồng, bè có thể làm bằng lưới, có phao nổi để có thể di chuyển dễ dàng. Trên mặt lồng làm được chỗ ở và đi lại giúp cho người quản lý thuận lợi trong quá trình chăm sóc tại chỗ. Để đảm bảo an toàn, tránh bị ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi trên 100 ha hồ chứa chỉ được phép đặt tối đa 50 lồng có diện tích mặt thoáng 10 m2/lồng (theo TCVN 02-22:2015/BNNPTNT).[2]
- Sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn chế biến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng tính chủ động nguồn thức ăn và cho năng suất cao hơn; chọn vị trí để sắp xếp lồng thành những cụm lồng để tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung và dần hình thành hệ thống các dịch vụ hậu cần nghề cá như cung cấp giống, vật tư, dịch vụ tư vấn kỹ thuật...
3.6.1.5. Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông
Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng dọc theo 2 sông: sông Lô và sông Gâm. Số lồng nuôi thủy sản trên 2 sông chảy qua trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là 150 lồng, đến năm 2035 là 500 lồng. Năng suất nuôi lồng bè trên sông đến năm 2025 đạt 0,2 tấn/lồng (tương ứng 20 kg/m3) và đến năm 2035 chỉ tiêu này đạt 0,3 tấn/lồng (tương ứng 30 kg/m3 lồng).
Sản lượng đến năm 2025 nuôi cá lồng bè trên sông đạt 50 tấn, trong đó cá truyền thống chiếm khoảng 16%, cá đặc sản chiếm trên 84% sản lượng nuôi lồng bè trên sông. Đến năm 2035, sản lượng nuôi lồng bè trên sông đạt 125 tấn, trong đó cá truyền thống chiếm trên 22%, cá đặc sản chiếm trên 78% tổng sản lượng nuôi lồng bè trên sông toàn tỉnh.
Về kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông: Đặc điểm các con sông trên địa bàn là hẹp, địa hình dốc, nước chảy xiết, do vậy lồng trên sông thường có kích thước nhỏ hơn trên hồ (thông thường từ 6-12m3/lồng, trong đó chiều sâu khoảng 1-1,4m) để đảm bảo an toàn khi lũ về. Do đặc điểm trên sông là nước chảy, nên có thể đặt
thành từng cụm lồng, mỗi cụm có 15-20 lồng, khoảng cách giữa các cụm lồng từ 300-500m, các lồng phải đặt so le nhau, khoảng cách giữa các lồng là 10-15 m;
hoặc không vượt quá 20 bè, mỗi bè diện tích mặt thoáng 50 m2/bè, có thể đặt thành từng cụm bè, mỗi cụm có 5-10 bè, khoảng cách giữa các cụm bè 200-500 m, các bè đặt so le nhau, khoảng cách giữa các bè 10-15m. Đáy lồng bè cách mặt đáy sông tối thiểu là 0,5 m. Lồng, bè nên có phao nổi để có thể di chuyển dễ dàng để tránh lũ mùa mưa; không nên làm lồng nuôi bằng lưới do đặc điểm nước sông là nước chảy.
Trên mặt lồng nên làm được chỗ ở và đi lại cho người quản lý chăm sóc tại chỗ. Để đảm bảo an toàn, tránh bị ô nhiễm môi trường thì diện tích mặt thoáng của lồng, bè chiếm tối đa 0,2 % diện tích khu vực mặt nước sông lúc cạn nhất, tức là trên một đoạn sông dài 1.000 m, rộng 500 m chỉ được phép đặt tối đa là 100 lồng (theo TCVN 02-22:2015/BNNPTNT).[2]
- Đối tượng nuôi: chủ yếu lựa chọn các loài cá ưa nước chảy, các loài ưa nước sạch và ăn thức ăn trực tiếp: cá Chiên, cá Bỗng, cá Lăng nha, cá Nheo, cá Rô phi đơn tính, cá Điêu hồng, cá Trắm cỏ, tuy nhiên chủ yếu là các dòng cá đặc sản:
chiên, bỗng,…
3.6.1.6. Quy hoạch phát triển các loài thủy sản khác
Ngoài phát triển nuôi cá các loại, khuyến khích người dân phát triển một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Ba ba, lươn, ếch,… Tập trung chính ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và TP Hà Giang
Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy đặc sản khác đạt 1,2 ha, đến năm 2025 chỉ tiêu này đạt 2 ha. Sản lượng thủy đặc sản khác đến năm 2020 đạt 3 tấn và đến năm 2025 đạt trên 5 tấn thủy đặc sản các loại.