Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.7. Giải pháp phát triển thuỷ sản tại Hà Giang
3.7.10. Giải pháp về vốn
Tổng nhu cầu vốn cho phát triển thuỷ sản tỉnh Hà Giang đến năm 2025 là 295 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2018-2020 cần khoảng 90 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 205 tỷ đồng.
Giai đoạn 2018-2020, trên nền tảng cơ sở hạ tầng của các trại sản xuất giống đã được đầu tư hoàn thiện, tiếp tục đầu tư, nâng cấp, nhập thêm máy móc, thiết bị, công nghệ để sản xuất giống, chú trọng con đặc sản và đáp ứng nhu cầu sử dụng con giống truyền thống cho người dân trên địa bàn.
Giai đoạn 2020-2025 là giai đoạn nghề cá đã phát triển ổn định, cần tăng cường đầu tư về khoa học để nâng cao năng suất nuôi, nghiên cứu để thay đổi cơ cấu đàn cá nuôi theo hướng thâm canh những sản phẩm thủy sản có giá trị; Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi khép kín, tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường trong nước (các đô thị lớn).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Hà Giang có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản như DT ao hồ nhỏ gần 2000 ha, Diện tích lưu vực sông 8.319 km2, Diện tích hồ chứa, hồ thủy lợi 6.823 ha, và 30.000 ha Diện tích ruộng nuôi cá. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng.
- Thực trạng về ngành thủy sản tại Hà Giang còn chưa phát triển so với tiềm năng vốn có như:
+ Diện tích nuôi còn manh mún, kỹ thuật nuôi lạc hậu chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến, năng suất thấp, thời gian nuôi kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp.
+ Con giống chưa được các ngành kiểm soát, con giống không rõ nguồn gốc, có chất lượng kém gây ảnh hưởng cho người nuôi.
+ Sản lượng khai thác nhìn chung giảm đáng kể trong 2 năm trở lại đây do sự khai thác quá mức và sử dụng những công cụ khai thác mang tính tận diệt:
Kích điện, thuốc nổ, chất độc ruốc cá mà chưa được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ.
+ Chế biến thủy sản chưa phát triển
+ Công tác quản lý về thủy sản còn nhiều hạn chế, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cả ở cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã.
Nhìn chung phát triển ngành thủy sản tỉnh Hà Giang trong thời gian qua đã thu được những thành tựu đáng kể: diện tích, sản lượng và năng suất liên tục tăng;
khoa học công nghệ tiên tiến và các đối tượng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cá đặc sản đã được đưa vào sản xuất, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đấy phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung.
Trong quá trình phát triển, ngành thuỷ sản tỉnh Hà Giang đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại như: cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho ngành thủy sản còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay; phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay còn mang tính tự phát, sản xuất chưa gắn với chuỗi khép kín, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả và biểu hiện sự
phát triển thiếu bền vững. Để phát triển ngành Thuỷ sản Hà Giang cần có những giải pháp sau: Tăng cường công tác nâng cao chất lượng con giống, đảm bảo 100% con giống đưa vào nuôi trồng sạch bệnh, chất lượng tốt Khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản sử dụng máy chế biến thức ăn nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Phát triển các con nuôi thủy sản đặc sản trở thành mũi nhọn trong phát triển thủy sản của tỉnh, nhất thiết phải đảm bảo không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra để giữ vững chất lượng sản phẩm. - Khuyến khích việc áp dụng các TBKT mới vào sản xuất, hỗ trợ xây dựng các mô hình nuôi cá đặc sản thâm canh, hỗ trợ các khu nuôi trồng tập trung, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm an toàn. Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nhất là tại những vùng trọng điểm, vùng có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh trước hết đầu tư vào công tác giống, xây dựng trạm trại nghiên cứu chuyển giao, chủ động cung ứng giống thủy sản có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Địa phương có tiềm năng phát triển cá nước lạnh, tuy nhiên để có cơ sở phát triển vẫn cần có những nghiên cứu, xây dựng mô hình, … do vậy đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hỗ trợ địa phương kinh phí nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi cá nước lạnh ở huyện Vị Xuyên và Xín Mần.
- Bố trí nguồn ngân sách thích đáng để đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, cảng cá, cơ sở chế biến thức ăn, cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh,…. cho tỉnh Hà Giang, đặc biệt là đối với các vùng sản xuất thủy sản tập trung.
- Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ thủy sản, hình thành mối liên kết bền vững giữa người sản xuất và tiêu thụ.
2.2. Đối với tỉnh Hà Giang
- Tăng cường và tạo điều kiện đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động kỹ thuật nông nghiệp nói chung, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nói riêng. Đồng thời có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ này (nhất là ở tuyến cơ sở xã, phường, thị trấn).
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học lĩnh vực thủy sản; ưu tiên đầu tư các dự án có cơ sở khoa học và khả thi mang tính động lực như giống, kỹ thuật nuôi cá nước lạnh, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.
- Có chính sách đủ mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, đặc biệt là kinh tế tư nhân, tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác).
- Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2035 làm cơ sở để ngành nông nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện./.
2.3. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện thành phố
Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch sản xuất thuỷ sản hang năm, tham mưu quy hoạch các vùng nuôi thuỷ sản tập trung trên địa bàn gắn với quy hoạch nông thôn mới.
2.4. Đối với người nuôi
Tập trung đầu tư nuôi có hiệu quả cả về con giống, thức ăn cũng như kỹ thuật chăm sóc nhằm rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, năng cao hiệu quả sản xuất thuỷ sản.