Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản tại tỉnh Hà Giang từ năm 2013 - 2017
3.3.5. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Bảng 3.22: Sản lượng khai thác thuỷ sản phân theo huyện thành phố giai đoạn 2013 -2017
Đvt: Tấn 2013 2014 2015 2016 2017 TỔNG SỐ - TOTAL 143,66 141,90 144,84 121,30 128,0
Thành phố Hà Giang 0,96 0,82 0,69 0,66 0,8
Huyện Bắc Quang 17,52 18,80 19,63 23,01 27,8
Huyện Quang Bình 5,72 5,16 5,25 5,26 5,2
Huyện Vị Xuyên 21,16 20,61 22,08 22,20 24,5
Huyện Bắc Mê 66,60 63,90 65,87 35,60 38,9
Huyện Hoàng Su Phì 1,58 1,56 1,50 2,65 2,6
Huyện Xín Mần 22,62 24,04 24,00 25,11 21,5
Huyện Quản Bạ 1,00 1,20 0,10 0,17 0,2
Huyện Yên Minh 1,93 1,55 1,69 1,90 2,0
Huyện Đồng Văn 0,07 0,06 0,06 0,08 0,1
Huyện Mèo Vạc 4,50 4,20 3,97 4,66 4,6
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Sản lượng khai thác thuỷ sản tại Hà Giang giảm trong 3 năm trở lại đây.
Hoạt động khai thác thuỷ sản trên song, suối, hồ chứa mặt nước lớn ở Hà Giang không phát triển do tính chất thuỷ vực của song suối vùng núi hẹp, gập ghềnh, độ dốc lớn và chảy xiết, dinh dưỡng thấp, thức ăn tự nhiên nghèo nên nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên hạn chế. Mặt khác trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên giảm mạnh do cương độ khai thác của ngư dân quá mức, sử dụng nhiều hình thức khai thác mang tính huy diệt cao như nổ mìn, kích điện, thuốc độc, dung lưới mắt nhỏ khai thác cả cá con, khai thác vao mùa sinh sản, nhiều công trình thuỷ điện được xây dựng làm mất bãi đẻ tự nhiên của cá.
a. Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản tại Hà Giang Bảng 3.23: Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản
tại Hà Giang năm 2017
Đvt: Chiếc STT Hạng mục Tổng số Thuyền thủ công Thuyền máy
1 TP Hà Giang 0 0 0
2 Huyện Bắc Quang 28 09 19
3 Huyện Quang Bình 18 06 12
4 Huyện Vị Xuyên 57 29 28
5 Huyện Bắc Mê 66 37 29
6 Hoàng Su Phì 0 0 0
7 Xín Mần 0 0 0
8 Huyện Quản Bạ 0 0 0
9 Huyện Yên Minh 0 0 0
10 Huyện Đồng Văn 0 0 0
11 Huyện Mèo Vạc 0 0 0
Tổng số 169 81 88
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
b. Thành phần loài khai thác chia theo địa phương năm 2017
Bảng 3.24: Thành phần loài khai thác chia theo địa phương năm 2017 Đơn vị: tấn Huyện/
thành phố Tổng số Cá
Chép Cá Trắm Cá
khác Tôm TS khác
Tổng số 128,0 20,8 41,6 50,2 11,8 3,6
TP Hà Giang 0,8 0,4 0 0,2 0,1 0,1
Bắc Quang 27,8 7,4 11,7 6,8 1,3 1,7
Quang Bình 5,2 0,2 0,9 3,3 0,0 0,8
Vị Xuyên 24,5 1,5 5,1 14,1 2,2 1,6
Bắc Mê 38,9 1,2 11,4 20,4 5,9 0,0
H. Su Phì 2,6 1,5 0,0 0,0 1,1 0,0
Xín Mần 21,5 7,3 11,3 1,8 1,1 0,0
Quản Bạ 0,2 0,1 0,0 0,1 0,0 0,0
Yên Minh 2,0 0,0 0,0 1,4 0,1 0,5
Đồng Văn 0,1 0,0 0,0 0,1 0,0 0,0
Mèo Vạc 4,6 1,2 1,1 2,2 0,1 0,0
(Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Cá Trắm cỏ là đối tượng thuỷ sản được khai thác nhiều nhất (41,6 tấn) chiếm 32,5% tổng sản lượng khai thác, tiếp đến là cá Chép chiếm 16,25%. Bắc Mê là huyện có số lượng tàu thuyền nhiều nhất và cũng là huyện khai thác thuỷ sản nhiều nhất do nằm trong khu vực có nhiều sông, hồ.
c. Lao động khai thác thuỷ sản tại Hà Giang giai đoạn 2013- 2017
Số lao động khai thác tăng dần theo từng năm, năm 2013 là 1120 người, năm 2016 là 1258 người. Tuy nhiên số lao động này đa phần làm việc thời vụ. Tỉnh Hà Giang đã có nhiều lớp tập huấn về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đối với các xã khu vực lòng hồ, song suối, tuy nhiên công tác quản lý của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo nên nhiều lao động khai thác thuỷ sản với những hình thức trái pháp luật vẫn diễn ra thường xuyên.
3.3.5.2. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và thực hiện được một số chương trình cụ thể như sau:
- Triển khai thực hiện chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Hà Giang. Tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại các xã điểm nông thôn mới, hộ gia đình thuộc các xã khu vực lòng hồ, sông suối; tổ chức biên soạn, in ấn và phát các tờ rơi, tờ gấp để tuyên truyền về Luật Thuỷ sản nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Đài truyền hình xây dựng các phóng sự truyền hình về công tác bảo vệ phát triển nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản. Tổ chức điều tra nguồn lợi thủy sản và tình hình hoạt động khai thác thủy sản; thống kê sản lượng, thành phần loài thủy sản trong tự nhiên. Tổ chức thả giống thủy sản xuống sông, suối, hồ nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản hiện có.
Trong hai năm 2016 và 2017 đã thả cá Lăng chấm 9.000 con, cá Chiên 4.000 con kích cỡ 6 -8 cm để tái tạo nguồn lợi thủy sản ra sông Lô thuộc địa phận tỉnh Hà Giang và sông Gâm địa phận huyện Bắc Mê.
Tuy nhiên công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế như về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế; chưa có lực lượng tuần tra, kiểm soát những vùng cấm khai thác, kiểm soát và bảo vệ những bãi cá sinh sản..., lực lượng cán bộ làm công tác thủy sản ở cấp tỉnh và các huyện mỏng.