Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản tại tỉnh Hà Giang từ năm 2013 - 2017
3.3.4. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại Hà Giang
a. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản phân theo huyện
Bảng 3.9: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo các huyện giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: ha
2013 2014 2015 2016 2017
TỔNG SỐ 1.875,20 1.901,83 1.926,00 1.994,2 2.045,7
TP Hà Giang 78,25 78,63 78,92 80,1 82,7
Huyện Bắc Quang 792,49 820,77 833,90 858,2 870,3 Huyện Quang Bình 352,90 351,33 354,12 359,8 359,9 Huyện Vị Xuyên 354,78 346,88 358,20 374,0 402,3
Huyện Bắc Mê 77,94 77,78 78,08 81,4 86,0
Hoàng Su Phì 48,09 46,68 45,09 47,9 47,9
Huyện Xín Mần 43,58 44,90 46,05 45,9 47,0
Huyện Quản Bạ 48,65 48,95 50,96 56,3 56,3
Huyện Yên Minh 72,20 80,00 72,67 82,0 83,6
Huyện Đồng Văn 2,10 1,82 1,83 2,2 2,2
Huyện Mèo Vạc 4,22 4,08 6,18 6,4 7,7
Chỉ số phát triển so với năm trước
TỔNG SỐ 110,78 101,42 101,27 103,54 102,58
TP Hà Giang 102,12 100,49 100,37 101,50 103,25
Huyện Bắc Quang 110,93 103,57 101,60 102,91 101,41 Huyện Quang Bình 104,25 99,56 100,79 101,60 100,03 Huyện Vị Xuyên 112,02 97,77 103,26 104,41 107,57
Huyện Bắc Mê 101,27 99,79 100,39 104,25 105,65
Hoàng Su Phì 104,02 97,07 96,59 106,23 100,00
Huyện Xín Mần 204,79 103,03 102,56 99,67 102,40 Huyện Quản Bạ 165,47 100,62 104,11 110,48 100,00 Huyện Yên Minh 108,05 110,80 90,84 112,84 101,95 Huyện Đồng Văn 120,00 86,67 100,55 120,22 100,00 Huyện Mèo Vạc 107,10 96,68 151,47 103,56 120,31
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Diện tích NTTS tăng lên hàng năm ở các huyện trong tỉnh. Trong đó 3 huyện vùng thấp có diện tích NTTS lớn nhất là huyện Bắc Quang là 870,3 ha, huyện Vị Xuyên 402,3 ha, huyện Quang Bình là 359,9 ha, huyện Đồng Văn có diện tích NTTS nhỏ nhất là 2,2 ha.
b. Diện tích NTTS phân theo loài thuỷ sản
Bảng 3.10: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân loại theo loài thuỷ sản giai đoạn 2013 - 2017
Đvt: Ha
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
TỔNG SỐ 1.875,20 1.901,83 1.926,00 1.994,28 2.045,7 Phân loại theo đối tượng
Cá 1.852,60 1.878,31 1.901,90 1.970,20 2.021,6
Thủy sản khác 2,10 2,17 2,24 2,24 0,2
Ươm nuôi thủy sản 20,50 21,35 21,86 21,84 0,6
(Nguồn: Cục thống kê Hà Giang, 2017)[3]
Diện tích NTTS tại Hà Giang chủ yếu là nuôi cá, tăng từ 1.681 ha năm 2012 lên 2.021 ha năm 2017, không có diện tích nuôi tôm kể từ năm 2013. Diện tích nuôi thuỷ sản khác bao gồm các loại như ếch, lươn…và diện tích ươm nuôi thuỷ sản giảm mạnh trong năm 2017.
3.3.4.2. Hiện trạng sản lượng thuỷ sản tại Hà Giang a. Hiện trạng sản lượng thuỷ sản phân theo huyện
Bảng 3.11: Sản lượng thủy sản chia theo huyện giai đoạn 2013 - 2017 Đvt: Tấn
2013 2014 2015 2016 2017
TỔNG SỐ 1.827,00 1.871,30 1.900,70 1.923,3 1989,2 Thành phố Hà Giang 91,18 95,10 97,22 99,26 102,40 Huyện Bắc Quang 723,96 758,05 775,99 801,80 821,30 Huyện Quang Bình 329,01 327,42 331,06 330,76 336,90
Huyện Vị Xuyên 426,76 426,51 431,61 448,56 478,8
Huyện Bắc Mê 105,60 106,2 109,72 81,30 89,4
Huyện Hoàng Su Phì 19,90 19,50 19,03 20,80 20,9
Huyện Xín Mần 58,93 62,20 62,97 64,03 61,5
Huyện Quản Bạ 35,00 37,50 36,95 39,27 39,7
Huyện Yên Minh 26,17 28,32 27,41 27,90 28,6
Huyện Đồng Văn 0,79 0,80 0,84 0,92 1,0
Huyện Mèo Vạc 9,70 9,70 7,90 8,70 8,9
(Nguồn: Cục thống kê Hà Giang, 2017)[3]
Được sự quan tâm của tỉnh, nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, mô hình trình diễn được triển khai xuống các xã, người nuôi đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi và áp dụng vào thực tiễn, nên sản lượng thuỷ sản tăng dần hằng năm. Trong đó 3 huyện có diện tích NTTS lớn nhất tỉnh là 3 huyện có sản lượng thuỷ sản cao nhất: Bắc Quang: 778,79 tấn, Vị Xuyên: 426,36 tấn, Quang Bình: 325,5 tấn.
b. Phân loại sản lượng thuỷ sản tại Hà Giang
Bảng 3.12: Phân loại sản lượng thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đvt: Tấn 2013 2014 2015 2016 2017 TỔNG SỐ - TOTAL 1.827,0 1.871,3 1.900,7 1.923,3 1989,2 Phân theo loại hình
kinh tế
Nhà nước 1,2 1,2 1,2 1,5 1,6
Ngoài nhà nước 1.825,8 1.870,1 1.899,5 1.921,8 1987,6 Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài - - - -
Phân theo khai thác, nuôi trồng
Khai thác 143,66 141,9 144,9 121,3 128,0
Nuôi trồng 1.683,34 1.729,4 1.755,8 1.802,0 1.861,2 Phân theo loại thủy sản
Tôm 15,82 27,9 28,1 27,6 28,3
Cá 1.654,28 1.826,5 1.855,4 1.878,5 1942.8
Thủy sản khác 13,24 16,9 17,2 17,2 18,1
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Sản lượng khai thác và NTTS tăng dần theo hàng năm. Trong đó sản lượng cá là lớn nhất chiếm 97,6% tổng sản lượng thuỷ sản của toàn tỉnh.
3.3.4.3. Giá trị sản xuất thủy sản
Bảng 3.13: Giá trị sản xuất thuỷ sản tình Hà Giang giai đoạn 2012 -2016 so với năm 2006
ĐVT: Triệu đồng
Tổng số Trong đó
Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ
Năm 2006 19.047,9 192,9 18.286,8 568,2
Năm 2012 68.489 6.672 53.564 8.253
Năm 2013 76.700 6.854 60.958 8.887
Năm 2014 91.613 10.385 73.597 7.631
Năm 2015 73.181 9.632 54.788 8.761
Năm 2016 78.803 8.823 62.217 7.763
Cơ cấu %
Năm 2006 100,00 1,01 96,01 2,98
Năm 2012 100,00 9,74 78,21 12,05
Năm 2013 100,00 8,94 79,48 11,58
Năm 2014 100,00 11,34 80,33 8,33
Năm 2015 100,00 13,16 74,87 11,97
Năm 2016 100,00 11,20 78,95 9,85
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Có thể thấy giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tại Hà Giang tăng trương tương đối nhanh, năm 2006 đạt 19 tỷ đồng, sau 10 năm đến năm 2016 đạt 78 tỷ đồng, thậm chí năm 2014 đạt 91 tỷ đồng.
3.3.4.4. So sánh hiện trạng Thuỷ sản tại Hà Giang với các tỉnh khác
Bảng 3.14. So sánh hiện trạng thuỷ sản tại Hà Giang và một số tỉnh khác
Tỉnh Diện tích Sản lượng
Tuyên Quang 12000 7000
Yên Bái 2.425 7.496
Lào Cai 1.981 6.225
Hà Giang 2.045 1.989
(Nguồn: tác giả)
Nhận xét: Có thể thấy sản lượng thuỷ sản tại Hà Giang rất thấp so với các tỉnh khác. Do đó ngành thuỷ sản tỉnh nhà chưa phát triển hết tiềm năng vốn có của mình.
3.3.4.5. Hiện trạng phát triển thủy sản theo các loại hình mặt nước
Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Giang đến nay được triển khai thực hiện ở tất cả các loại hình mặt nước, bao gồm: Diện tích ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản; diện tích ruộng trũng, lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả; diện tích các hồ thủy điện; diện tích các hồ thủy lợi và diện tích mặt nước các sông; eo ngách được tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, cụ thể như sau:
a. Ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản
Nuôi cá ao hồ nhỏ là loại hình nuôi phổ biến chiếm phần lớn sản lượng cá nuôi của tỉnh hiện nay. Ao hồ nhỏ phân bố rải rác trong các khu dân cư, quy mô nhỏ, thường không chủ động nguồn nước quanh năm thường thiếu nước từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch. Việc nuôi cá mang tính chất tự sản tự tiêu, tạo sản phẩm tiêu dùng tại chỗ, không tạo được sản lượng hang hoá tập trung để cung cấp cho các thị trường lớn, hiệu quả kinh tế thấp, chưa phát triển hết tiềm năng vốn có do chưa đầu tư.
Bảng 3.15: Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi ao hồ nhỏ năm 2017 STT Các đơn vị
Ao hồ nhỏ Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha) Sản Lượng (tấn)
Tổng 1852,2 1792,89
1 TP Hà Giang 82,7 1,22 100,8
2 Huyện Bắc Quang 796,3 0,95 757,9
3 Huyện Quang Bình 314,9 1,03 323,48
4 Huyện Vị Xuyên 347,3 1,27 442,49
5 Huyện Bắc Mê 78 0,59 46,04
6 Hoàng Su Phì 45,9 0,39 17,7
7 Xín Mần 43,5 0,85 37,1
8 Huyện Quản Bạ 53,8 0,72 38,6
9 Huyện Yên Minh 81,1 0,32 26,27
10 Huyện Đồng Văn 2,2 0,32 0,71
11 Huyện Mèo Vạc 6,5 0,28 1,8
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
- Về diện tích: Diện tích ao hồ nhỏ tập trung ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, là các huyện chiếm tỷ lệ lớn về diện tích và sản lượng toàn tỉnh
- Năng suất nuôi cá ao, hồ nhỏ: năng suất nuôi cá ao hồ nhỏ còn rất thấp, do hầu hết người nuôi chủ yếu tận dụng những sản phẩm nông nghiệp, chăm sóc, quản lý không đúng kỹ thuật. đối với những hộ được thực hiện mô hình trình diễn năng suất đạt 3 - 5 tấn/ha. Đó là khi được nhà nước đầu tư hỗ trợ con giống, thức ăn và kỹ thuật.
- Sản lượng nuôi cá ao hồ nhỏ: Đạt 1792 tấn. Ở mức thấp so với tiềm năng phát triển NTTS của tỉnh Hà Giang. Người dân nuôi cá dông dài từ 2- 3 năm mới được thu hoạch thậm trí còn lâu hơn nữa, hình thức thu hoạch chủ yếu là đánh tỉa thả bù.
- Đối tượng nuôi:
Bảng 3.16: Tổng hợp diện tích các đối tượng nuôi tại tỉnh Hà Giang năm 2017
Đvt: Ha Huyện/
thành phố Tổng số Cá Trắm
Cá Chép
Cá Rô phi
Cá khác
TS khác
Ươm nuôi TS Tổng số 2.045,7 428,9 343,7 465,1 783,8 2,3 21,9
TPHà Giang 82,7 28,1 4,2 19,1 30,5 0,2 0,6
Bắc Quang 870,3 178,9 150,2 197,5 335,0 2,1 6,7
Quang Bình 359,9 65,9 63,4 83,5 145,8 0,0 1,3
Vị Xuyên 402,3 79,2 76,2 91,9 146,5 0,0 8,5
Bắc Mê 86,0 22,3 9,8 19,3 33,6 0,0 1,0
H. Su Phì 47,9 9,7 7,5 10,6 19,0 0,0 1,1
Xín Mần 47,0 9,4 8,7 10,7 17,4 0,0 0,8
Quản Bạ 56,3 14,1 7,5 12,2 22,4 0,0 0,2
Yên Minh 83,6 18,8 14,7 18,3 30,5 0,0 1,3
Đồng Văn 2,2 0,5 0,3 0,4 0,7 0,0 0,3
Mèo Vạc 7,7 2,1 1,3 1,7 2,6 0,0 0,1
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Đối tượng nuôi thủy sản ở các ao hồ chuyên nuôi trồng chủ yếu vẫn là các loài cá truyền thống, trong đó cá rô phi chiếm đa số với 22,7% tổng diện tích nuôi, tiếp đó đến cá Trắm cỏ chiếm 21 %, cá chép 16,8%, cá trôi, cá mè và các loài cá bản địa khác chiếm 38,3% tổng diện tích nuôi; các đối tượng khác có giá trị kinh tế như: cá Chép lai V1, cá Quả, Trắm đen... mới bắt đầu phát triển nuôi, tuy nhiên diện tích và sản lượng các đối tượng này chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh.
b. Nuôi cá ruộng
Bảng 3.17: Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi cá ruộng năm 2012, năm 2017
Đơn vị: DT: ha, NS tấn/ha; SL tấn
Năm Nuôi cá ruộng
DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn)
2012 8 0,3 2,4
2016 30 0,4 12
(Nguồn: Trung tâm Thuỷ sản,2017)[12]
Nuôi luân canh theo công thức 1 vụ trồng lúa + 1 vụ thả cá, hầu hết là nuôi quảng canh cải tiến, tận dụng thức tự nhiên là chính, chỉ đầu tư con giống. Mật độ thả từ 0,5 -0,8 con/m2. Năng suất trung bình 0,3 -0,5 tấn/ha. Do ruộng chủ yếu là ruộng bậc thang, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên nuôi cá ruộng vẫn còn lạc hậu, khó phát triển phân tán ở một số huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên.
- Đối tượng nuôi: Bà con chủ yếu là thả cá Chép, sau thời gian nuôi từ 4 đến 5 tháng bà con thu hoạch về làm mắm cá ruộng.
c. Nuôi cá hồ chứa thủy lợi, thủy điện
Với 104 hồ chứa loại vừa và nhỏ của các công trình thuỷ lợi có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay hầu hết các hồ nhỏ đã được kết hợp sử dụng nuôi cá đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống cộng đồng cư dân và nâng cao giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh. Công năng chính của các hồ chứa này là điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn nước hồ hàng năm được thay đổi liên tục không bị tù đọng, cá nuôi tại các hồ chứa này nhanh lớn hơn ở các ao nhỏ. Việc
quản lý hồ để nuôi cá có nơi do chính quyền xã, thôn, xóm, những nơi hồ rộng do đơn vị thuỷ nông trực tiếp quản lý, các đơn vị quản lý giao khoán lại cho hộ hoặc nhóm hộ nhận thầu nuôi cá. Phương thức nuôi cá hồ chứa nhỏ chủ yếu là thả giống tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc có bổ sung thức ăn xanh và một lượng nhỏ thức ăn tinh. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tại những vùng có mặt nước lớn năm 2017 đạt trên 578 ha do đó mới sử dụng được 8% diện tích của tỉnh.
Bảng 3.18: Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi năm 2017
STT Hạng mục Hồ thủy lợi
DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) 1 TP Hà Giang
2 Huyện Bắc Quang 74 0,05 3,70
3 Huyện Quang Bình 45 0,06 2,70
4 Huyện Vị Xuyên 55 0,07 3,85
5 Huyện Bắc Mê 8 0,04 0,32
6 Hoàng Su Phì 2 0,05 0,10
7 Xín Mần 3,5 0,05 0,18
8 Huyện Quản Bạ 2,5 0,06 0,15
9 Huyện Yên Minh 2,5 0,05 0,13
10 Huyện Đồng Văn 0 0,04 0,00
11 Huyện Mèo Vạc 1,2 0,05 0,06
Tổng số 193,7 11,18
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2017)[3]
Năng suất nuôi trên hồ thủy lợi theo hình thức quảng canh đạt 40 -80kg/ha.
Sản lượng nuôi thủy sản trên hồ thủy lợi năm 2017 là 11,8 tấn, chiếm 0,6 % tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Hoạt động thủy sản trên hồ thuỷ điện ngoài khai thác cá tự nhiên, đã tiến hành nuôi thủy sản dưới dạng lồng bè. Tại các mặt nước này có thể áp dụng các phương thức nuôi thả cá để tận dụng triệt để nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, đồng thời thả giống bổ sung để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tổ chức quản lý khai thác theo phương
thức "đánh tỉa, thả bù" có thu phí nhằm mục đích tạo nguồn kinh phí để tiếp tục thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản đảm bảo cho đời sống cho các hộ dân sống bằng nghề khai thác thủy sản ven sông, ven hồ.
d. Nuôi cá lồng trên sông, hồ
- Nghề nuôi cá lồng trên các sông là một trong những nghề lâu đời của một số xã ven sông Lô, sông Gâm như thị trấn Bắc Mê, thị trấn Vĩnh Tuy nhưng chưa phát triển thành vùng tập trung, chủ yếu là phát triển tự phát.
Bảng 3.19: Số lượng lồng, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản lồng bè năm 2017
STT Hạng mục
Nuôi lồng Số lồng
(lồng)
NS (tấn/lồng)
Sản lượng (tấn)
1 TP Hà Giang 8,0 0,10 0,8
2 Bắc Quang 180 0,16 28,8
3 Huyện Quang Bình 16 0,12 1,92
4 Huyện Vị Xuyên 18 0,17 3,06
5 Huyện Bắc Mê 14 0,13 1,82
6 Hoàng Su Phì 0
7 Xín Mần 0
8 Huyện Quản Bạ 0
9 Huyện Yên Minh 0
10 Huyện Đồng Văn 0
11 Huyện Mèo Vạc 0
Tổng số 236 36,4
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2017)
- Đối tượng nuôi: Có đến 80% tổng số lồng là nuôi cá Chiên, còn lại là nuôi cá Trắm cỏ, cá Lăng đen, cá rô phi, cá Chép và cá Nheo.
- Lồng nuôi cá đa số được hàn bằng sắt, phao nổi là thùng phi rất kiên cố, vững chắc, thể tích từ 20 -30 m3 đối với những lồng nuôi cá Chiên, và từ 60 -90 m3 với lồng lưới để nuôi cá Chép, Rô phi và Lăng đen.
e. Nuôi trồng các loài thủy sản khác
Trên địa bàn tỉnh, ngoài nuôi cá các loại, còn phát triển một số loài thủy sản khác: ba ba, ếch, lươn, cá nước lạnh,… các loài này được nuôi trồng rải rác ở các huyện trong tỉnh, diện tích còn ít, phân tán.
Bảng 3.20: Diện tích nuôi trồng các loài thuỷ sản khác tại Hà Giang năm 2017
TT Các đơn vị Tổng cộng (m3)
Chia ra
Ếch Lươn Cá Tầm, cá Hồi
1 TP Hà Giang 1350 1200 150
2 Huyện Bắc Quang 2000 2000
3 Huyện Quang Bình 1000 1000
4 Huyện Vị Xuyên 2620 2500 120 300
5 Huyện Bắc Mê 200 200
6 Hoàng Su Phì 600 150 450
7 Xín Mần 500 0 500
8 Huyện Quản Bạ 200 200
9 Huyện Yên Minh 100 100
10 Huyện Đồng Văn - - -
11 Huyện Mèo Vạc - - -
Tổng số 8870 7350 270 1250
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang, 2017)[8]
- Nghề nuôi cá nước lạnh: cá Tầm, cá Hồi được bắt đầu nuôi từ năm 2008 trở lại đây. Do yêu cầu nguồn nước phải trong sạch và mát mẻ quanh năm, nhiệt độ nước nhỏ hơn 25oC ở những nơi có độ cao trên 800m so với mặt nước biển, nên khu dân cư, giao thông vô cùng khó khăn, thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Sản lượng cá nước lạnh không cao đạt 4 -5 tấn/năm.
- Nghề nuôi ếch Thái Lan mới phát triển từ năm 2014 trở lại đây. Do nguồn ếch ngoài tự nhiên cạn kiệt do khai thác quá mức. hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong lồng lưới và bể xi măng. Mật độ nuôi từ 50 -80 con/m2.
- Nghề nuôi lươn không bùn mới bắt đầu từ năm 2017, được người dân nuôi trong bể xi măng.
3.3.4.6. Đánh giá tình hình ứng dụng kỹ thuật và công nghệ NTTS
a. Phương thức nuôi: phương thức nuôi chủ yếu hiện nay là quảng canh cải tiến và nuôi kết hợp chiếm tới 86,16%, bán thâm canh chiếm 13,83%, diện tích nuôi thâm canh chiếm phần nhỏ, hiện tại mới có 0,1 ha diện tích nuôi thâm canh. Cơ cấu giống và mật độ thả hiện nay chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật;
nguồn thức ăn hiện nay chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn xanh, các phụ phẩm nông nghiệp, nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt, việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn hạn chế nên năng suất và sản lượng chưa cao.
b. Thời vụ nuôi
Thời vụ nuôi cá ở tỉnh phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên khu vực cũng như đối tượng và loại hình nuôi:
- Nuôi cá ao hồ nhỏ tại tỉnh hiện nay thường chỉ thực hiện được 8 tháng/năm do những tháng mùa khô nước ao hồ thường bị cạn. Thời điểm thả cá giống thông thường hàng năm là từ tháng 3 hoặc tháng 4 sau khi có mưa rào và nuôi cho đến hết năm. Do đó dẫn đến việc thời gian nuôi ngắn và năng suất sản lượng không cao do vào mùa xuân và đầu mùa hè là thời điểm nắng ấm, qua kỳ ngủ đông các loại sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho cá trong ao hồ phát triển mạnh, thời kỳ này cá sẽ lớn nhanh nhất trong năm nhưng chưa thả được giống do chưa có giống đầu vụ để thả, chủ yếu sử dụng giống lưu từ năm trước hoặc lượng nước trong ao hồ chưa đảm bảo để thả giống. Cần có giải pháp để khắc phục đối với loại hình ao hồ này.
- Đối với những vùng chủ động nguồn nước thì việc nuôi cá thực hiện được quanh năm, đối với những vùng này nên áp dụng phương pháp đánh tỉa thả bù, nên quá trình nuôi và thu hoạch diễn ra liên tục trong năm.
- Đối với những hồ chứa lớn có nước quanh năm nhưng vào mùa mưa lại phải xả tràn sẽ làm cá thoát ra theo, do vậy tại những hồ chứa này nên thả cá giống cỡ lớn sau mùa mưa từ tháng Bẩy, tháng Tám và thu hoạch tỉa bằng lưới vét trước mùa mưa vào tháng Hai, tháng Ba.
- Nuôi cá lồng trên sông thường phải thả cá vào thời điểm từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau vì từ tháng 5 đến hết tháng 9 có nước mưa từ đầu nguồn, khi thả cá bị sốc và bệnh.
c. Quy trình nuôi
Hoạt động khuyến ngư hàng năm đã mở các lớp tập huấn NTTS tới thôn bản có nhiều diện tích ao, hồ để hướng dẫn cho các chủ hộ quy trình kỹ thuật nuôi.
Ngoài ra còn xây dựng các mô hình trình diễn các phương thức nuôi tăng năng suất cao để nhân dân học tập và làm theo. Vì vậy về cơ bản người nuôi cá đã nắm bắt được các bước của quy trình kỹ thuật bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cải tạo ao nuôi
Bước 2: Bón lót, lấy nước vào và gây mầu nước Bước 3: Chọn giống và thả giống
Bước 4: Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi, phòng trị bệnh Bước 5: Thu hoạch.
3.3.4.7. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ nuôi trồng thủy sản a. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi thủy sản
- Hệ thống giao thông phục vụ cho các vùng nuôi: Các khu vực nuôi trồng thủy sản hiện nay đều tận dụng các đường đi sẵn có trong xã hoặc thôn và các lối đi có sẵn phục vụ canh tác nông nghiệp. Các bờ, ao đầm hiện nay nhỏ nên khó khăn cho ô tô đi lại và vận chuyển thức ăn, nguyên vật liệu và sản phẩm thu hoạch mà phải dùng các biện pháp thủ công để vận chuyển. Đối với nuôi lồng bè trên các hồ chứa thủy điện thì giao thông còn khó khăn hơn, không có giao thông bộ, việc giao lưu trao đổi hàng hóa, sản phẩm thủy sản chủ yếu thực hiện bằng đường thủy.
- Hệ thống điện phục vụ cho nuôi thủy sản: một số vùng nuôi gần với khu dân cư, người dân tự đầu tư hệ thống điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất; đối với những vùng nuôi xa khu dân cư, hầu như chưa được sử dụng điện lưới trong sản xuất.
Đối với các hộ nuôi cá lồng bè trên sông, hồ hệ thống điện lưới được trang bị đầy đủ ở một số khu vực nuôi lồng bè dọc sông Lô, còn ở khu vực Thượng Tân - Bắc Mê người dân phải sử dụng điện thông qua một số hộ dân ở trên bờ cạnh khu vực, tuy nhiên không phải chỗ nào cũng sử dụng được, một số hộ phải mua điện với giá rất cao.