Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản và đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng thực trạng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản hà giang (Trang 99 - 102)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Giải pháp phát triển thuỷ sản tại Hà Giang

3.7.9. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản và đào tạo phát triển nguồn nhân lực

3.7.9.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản a. Hoàn thiện bộ máy tổ chức

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức.

Căn cứ Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và Bộ nội vụ số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/6/2008 hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cáp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nhất là tại những vùng trọng điểm, vùng có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn.

+ Ở tỉnh: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức và bổ sung biên chế để giúp Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh.

Thành lập mới Ban quản lý dự án nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Chăn nuôi, thú y và Thủy sản để giúp Chi cục thực hiện nhiệm vụ quản lý nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên toàn tỉnh.

Kiện toàn Trung tâm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư của tỉnh và các trạm khuyến nông-khuyến ngư trực thuộc đặt tại các huyện, thành phố, bổ sung thêm cán bộ, nhân viên hợp đồng và cộng tác viên chuyên ngành thủy sản làm công tác khuyến ngư.

+ Ở các huyện, thành phố: Tăng cường cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thủy sản cho phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các huyện để đảm bảo ít nhất mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 kỹ sư chuyên ngành thủy sản.

+ Ở cấp xã: Bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y thôn bản về lĩnh vực thủy sản coi đây là nhiệm vụ đào tạo các tiểu giáo viên trong lĩnh vực thủy sản.[16]

b. Tăng cường nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống; đồng thời tăng cường kiểm tra các cở sở sản xuất giống, nguồn giống nhập từ bên ngoài vào và cấp giấy chứng nhận cho những cơ sở sản xuất giống đạt yêu cầu chất lượng theo quy định. Làm tốt công tác kiểm dịch giống thủy sản trước khi vận chuyển, đảm bảo con giống cung ứng ra thị trường đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

hàng năm đều phải thực hiện việc bình tuyển đàn cá bố mẹ, kiên quyết thải loại các cá thể không đạt tiêu chuẩn ngành để nâng cao chất lượng con giống sản xuất trong tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, doanh nghiệp nhỏ (Đại lý cấp II, III) trên các phương diện nhãn mác, kho bảo quản, kho lưu chứa…đảm bảo nguồn thức ăn an toàn cung cấp cho nuôi trồng thủy sản

3.7.9.2. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Lực lượng cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật về chuyên ngành nuôi thủy sản hiện nay còn thiếu và còn yếu về chuyên môn, chưa thích ứng và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Vì vậy việc đào tạo nguồn lao động kỹ thuật nhất là nguồn lao động kỹ thuật có chuyên môn cao là một trong những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất thủy sản. Đối với cấp tỉnh, việc đào tạo cán bộ kỹ thuật cần tập trung vào các hướng sau:

- Có chính sách khuyến khích, thu hút các chuyên gia giỏi về lĩnh vực thủy sản về làm việc tại tỉnh.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý ngành thuỷ sản cấp huyện và cấp xã để có thể quản lý ngành có hiệu quả và phát triển bền vững. Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên trong lĩnh vực thủy sản (bảo vệ nguồn lợi thủy sản găn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm).

- Chú trọng và ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong nước và thế giới trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh.

- Tăng cường các hình thức đào tạo cho phù hợp với trình độ, tập quán của người lao động, để cập nhật nhanh với tiến bộ kỹ thuật, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển thủy sản trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có trình độ phổ thông ở lại địa phương để tham gia sản xuất theo học các lớp đào tạo Trung cấp, Cao Đẳng chuyên ngành thủy sản về phục vụ địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng thực trạng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản hà giang (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)