Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức tại Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành phố uông bí tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018 (Trang 21 - 24)

Bảng 1. 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 Số

TT Chỉ tiêu Năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích các loại đất 33.123.078 100,00

I Diện tích đất nông nghiệp 27.284.906 82,37

1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.526.798 34,80

2 Đất lâm nghiệp 14.908.427 45,01

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 797.295 2,41

4 Đất làm muối 17.594 0,05

5 Đất nông nghiệp khác 34.792 0,11

II Đất phi nông nghiệp 3.725.374 11,25

1 Đất ở 708.424 2,14

2 Đất chuyên dùng 1.856.545 5,60

3 Đất tôn giáo 11.737 0,04

4 Đất tín ngưỡng 6.640 0,02

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT 103.721 0,31 6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 743.477,64 2,24

7 Đất có mặt nước chuyên dùng 243.516 0,74

8 Đất phi nông nghiệp khác 51.312 0,15

III Đất chưa sử dụng 2.112.798 6,38

1 Đất bằng chưa sử dụng 215.653 0,65

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.717.108 5,18

3 Núi đá không có rừng cây 180.037 0,54

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) Đất có mặt nước ven biển (nằm ngoài đường triều kiệt trung bình và không được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả nước), cả nước hiện có 112.759 ha đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích:

- Nuôi trồng thuỷ sản có 31.172 ha, chiếm 27,64%;

- Rừng ngập mặn có 4.786 ha, chiếm 4,24%;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Các mục đích khác (du lịch biển, xây dựng các công trình biển, v.v.) có 76.802 ha, chiếm 68,12%.

Đa số diện tích đất chưa sử dụng nằm ở vùng đất trống đồi núi trọc. Đây cũng là đối tượng khai hoang mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp ở nước ta. Trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng phần lớn diện tích có khả năng đưa vào sản xuất cho lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Ước tính trong tương lai diện tích đất sản xuất nông nghiệp tối đa có khoảng 12 triệu ha. Trong khi bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ở nước ta với tỷ lệ tăng dân số như hiện nay, thì vẫn không vượt qua ngưỡng 1.300 m2. Con số này thấp hơn nhiều so với tính toán của tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc (FAO) là với trình độ sản xuất trung bình như hiện nay trên thế giới mỗi đầu người cần có 4.000 m2 đất canh tác.

Do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm của Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trường đất. Cụ thể, từ những quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng. Các loại hình thoái hóa môi trường đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng.

Tình hình sử dụng đất cũng như quản lý đất đai của nước ta qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại có những điểm mới để phù hợp với quá trình phát triển chung.

Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 1987 thì tình hình quản lý về đất đai đã được cải thiện. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, giao đất ổn định lâu dài. Theo tinh thần của Luật này thì: Kinh tế nông hộ đã được khôi phục và phát triển. Các hộ nông dân đã được giao ruộng đất để sử dụng lâu dài, khuyến khích kinh tế tư nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất v.v...Tuy nhiên Luật Đất đai 1987 được soạn thảo trong bối cảnh nước ta bắt đầu đổi mới, vừa tuyên bố xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ chế đó khi soạn luật. Do đó đã bộc lộ một số tồn tại như:

Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị, chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn, chính sách tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất, chưa có điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chỉnh thích đáng đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ vv…

Như vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề nếp và đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp địa phương. Tuy nhiên, đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sử dụng lâu dài nhưng công tác quản lý chưa được chặt chẽ.

1.3. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016, thì hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức như sau:

Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc là 17.219.562 ha (chiếm 51,99% tổng diện tích tự nhiên của cả nước), trong đó chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 12.262.609 ha (chiếm 71,21%), sử dụng mục đích phi nông nghiệp 3.020.208 ha (chiếm 17,54%), diện tích đất chưa sử dụng 2.036.745 ha (chiếm 11,83%).

Diện tích đất của các tổ chức được phân theo các loại hình tổ chức, trong đó diện tích đất của UBND cấp xã chiếm 28,36%, các tổ chức sự nghiệp công lập chiếm 26,25%, các tổ chức kinh tế chiếm 19,49%, các cơ quan, đơn vị của nhà nước chiếm 14,16%..., chi tiết số lượng tổ chức và diện tích sử dụng đất của các tổ chức được thể hiện qua bảng 1.2:

Bảng 1. 2. Tổng số tổ chức phân theo loại hình sử dụng

Số TT Loại hình tổ chức Tổng diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 Tổ chức kinh tế 3.355.908 19,49

2 Cơ quan, đơn vị của nhà nước 2.437.595 14,16

3 Tổ chức sự nghiệp công lập 4.519.392 26,25

4 Tổ chức ngoại giao 55 0,00

5 Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 346.494 2,01

6 UBND cấp xã 4.883.003 28,36

7 Tổ chức phát triển quỹ đất 5.843 0,03

8 Cộng đồng dân cư và các tổ chức khác 1.671.272 9,71

Cả nước 17.219.562 100,00

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) Theo kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016 của các tổ chức với tổng diện tích 17.219.562 ha do các tổ chức đang quản lý, sử dụng được phân theo các

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành phố uông bí tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)