Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Uông Bí giai đoạn 2015-2018
3.2.2. Tình hình vi phạm của các tổ chức kinh tế trong việc sử dụng đất được
Trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nền nếp, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lập quy hoạch sử dụng đất đã thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được cả hệ thống chính trị quan tâm...Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý, sử dụng đất của thành phố Uông Bí vẫn còn có một số mặt tồn tại như:
Về quản lý nhà nước: do hệ thống chính sách pháp luật trong đó có pháp luật đất đai còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất , không đồng bộ và nhất quán, chưa phù hợp với thực tế và luôn bị thay đổi như trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất phải qua rất nhiều khâu, nhiều cửa nhưng không rõ trách nhiệm, còn nhiều khâu lòng vòng đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhưng quy mô còn nhỏ, các ngành công nghệ cao chưa phát triển, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, sản xuất kinh doanh chủ yếu tập chung vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản…
và sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ. Một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên việc chấp hành pháp luật đất đai còn yếu.
Về phía các doanh nghiệp: tiến độ hoàn thành của các dự án còn chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra cũng còn nhiều nguyên nhân khác như thiếu vốn không triển khai thực hiện dự án hoặc đầu tư cầm chừng … gây dư luận không tốt trong nhân dân, dẫn đến phải xử lý thu hồi đất hoặc thu hồi giấy phép đầu tư.
Một số doanh nghiệp đã được Nhà nước cho thuê đất nhưng trong quá trình sử dụng đất có nhiều vi phạm như: chưa đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất sai mục đích cho thuê; chuyển nhượng đất trái pháp luật; để dân lấn chiếm đất, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước v.v... thể hiện qua bảng 3.6:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3. 6. Tình hình vi phạm của các tổ chức kinh tế trong việc sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí
Tên phường,xã
Số tổ chức vi phạm
Tình hình vi phạm trong sử dụng đất
Tổng diện tích SD đất vi phạm
(m2)
Trong đó Diện tích SD
không đúng mục đích
(m2)
Diện tích sử dụng đất vi phạm khoản 12 Điều 38 Luật
Đất đai (m2)
Diện tích đất cho thuê trái pháp luật
(m2)
Diện tích đất chuyển nhượng trái
pháp luật (m2)
Diện tích đất bị lấn chiếm
(m2)
Diện tích lấn chiếm
(m2)
Phường Thanh Sơn 1 17.985,6 0,0 17.985,6 0,0 0,0 0,0 0,0
Xã Thượng Yên Công 3 37.034,1 11.048,1 20.340,0 2.120,0 3.526,0 0,0 0,0
Phường Vàng Danh 2 14.146,3 12.469,4 0,0 0,0 1.024,9 652,0 0,0
Phường Quang Trung 2 2.657,5 600,4 1.257,1 0,0 0,0 800,0 0,0
Phường Nam Khê 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Phường Yên Thanh 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Phường Phương Nam 1 3.064,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3.064,8
Phường Bắc Sơn 2 17.721,6 9.865,4 7.856,2 0,0 0,0 0,0 0,0
Phường Trưng Vương 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Xã Điền Công 1 2.664,7 0,0 2.664,7 0,0 0,0 0,0 0,0
Phường Phương Đông 2 2.370,0 0,0 0,0 2.050,0 0,0 0,0 320,0
Tổng 14 97.644,6 33.983,3 50.103,6 4.170 4.550,9 1.452 3.384,8
(Số liệu điều tra)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng 3.6 cho thấy: Số lượng tổ chức kinh tế vi phạm trong quản lý và sử dụng đất còn nhiều với 14 tổ chức chiếm 13,86 % tổng số tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố với tổng diện tích đất vi phạm là 97.644,6 m2 đất. Trong đó nội dung vi phạm chủ yếu tập trung vào:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được UBND tỉnh giao là 33.983,3 m2; phường Vàng Danh là phường có diện tích đất sai mục đích sử dụng nhiều nhất là 12.469,4 m2.
- Chưa đưa diện tích đất được giao, cho thuê vào sử dụng theo đúng tiến độ thực hiện dự án là 50.103,6 m2; xã Thượng Yên Công là phường có diện tích đất vi phạm lớn nhất với 20.340 m2.
- Cho thuê đất trái pháp luật là 4.170 m2, diện tích đất vi phạm tập trung ở phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công.
- Chuyển nhượng đất trái pháp luật là 4.550,9 m2, xã Thượng Yên Công là phường có diện tích đất vi phạm nhiều nhất với 3.526 m2.
- Để đất bị lấn chiếm là 1.452 m2; phường Quang Trung là phường có diện tích đất vi phạm lớn nhất với 800 m2.
- Lấn chiếm đất là 3.384,8 m2, phường Phương Nam có diện tích là vi phạm lớn nhất: 3064,8 m2.
Mặc dù các chính quyền tỉnh đã có nhiều nỗ lực, việc thu hồi đất đã có chủ trương nhưng vẫn còn gặp khó khăn, trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế điều chỉnh của hệ thống pháp luật và một phần không nhỏ do vướng mắc từ các "nhóm lợi ích". Tại nhiều địa phương hiện đang có hàng loạt dự án chủ đầu tư mới chỉ cắm tấm bảng vẽ quy hoạch dự án, chưa đầu tư, triển khai thực hiện. Ðây là hành vi chiếm đất của các chủ dự án không đủ năng lực, chờ cơ hội chuyển nhượng hoặc hợp tác với các đối tác khác với hình thức góp vốn bằng quyền thuê đất.
Một số các tổ chức sử dụng đất đã có các hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất nêu trên, còn có một số tổ chức đã được Nhà nước cho thuê đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính (chưa nộp tiền thuê đất). Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.7:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3. 7. Tình hình vi phạm nghĩa vụ tài chính của các tổ chức kinh tế được
UBND tỉnh Quảng Ninh cho thuê đất trên địa bàn thành phố Uông Bí
TT Tên phường, xã
Số tổ chức vi
phạm
Tình hình vi phạm nghĩa vụ tài chính
Chưa nộp tiền sử dụng đất (triệu đồng)
Chưa nộp tiền thuê đất
(triệu đồng)
Số tiền cho thuê, chuyển
nhượng trái pháp luật (triệu đồng)
1 Phường Thanh Sơn 1 0 3.746,30 0,00
2 Xã Thượng Yên Công 2 0 872,450,00 0,00
3 Phường Vàng Danh 1 0 0,00 0,00
4 Phường Quang Trung 1 0 4.006,80 0,00
5 Phường Nam Khê 0 0 823,56 0,00
6 Phường Yên Thanh 0 0 0,00 0,00
7 Phường Phương Nam 0 0 0,00 0,00
8 Phường Bắc Sơn 2 0 1849,65 0,00
9 Phường Trưng Vương 1 0 368,21 0,00
10 Xã Điền Công 1 0 2982,45 0,00
11 Phường Phương Đông 2 0 0,00 0,00
Tổng 11 0 13.776,97 0,00
(Số liệu điều tra) Qua bảng 3.7 cho thấy, có 11 tổ chức vi phạm trong nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí (ví dụ như: Công ty cổ phần Hà Khánh Anh với dự án xây dựng Khu kinh doanh sinh vật cảnh tại khu 9, phường Thanh Sơn đã chậm nộp tiền thuê đất với số tiền 3.746.300.000 đồng do dự án kinh doanh không có hiệu quả; Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Công Thành với dự án ĐTXD khu dân cư tại phường Trưng Vương đã chậm nộp số tiền thuê đất là 38.210.000 đồng do dự án bị vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng...); các tổ chức này được UBND tỉnh Quảng Ninh cho thuê đất nhưng lại chưa nộp tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật đất đai với tổng số tiền là 13.776,97 triệu đồng. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật của một số nhà đầu tư không cao, cố tình chây ỳ, trốn tránh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình “đóng băng” bất động sản, ngân hàng siết chặt việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho dự án…. Mặt khác do ảnh hưởng suy giảm kinh tế, song không đáng kể, vì hầu hết các doanh nghiệp đều có nguồn gốc nợ từ những năm trước. Do chính sách miễn, giảm qua các năm có thay đổi về điều kiện ưu đãi, trình tự, thủ tục, thẩm quyền miễn, giảm tiền thuê đất... nên hồ sơ miễn, giảm của một số Doanh nghiệp chưa đảm bảo trình tự, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm. Điều đáng quan tâm là các biện pháp xử lý thu nợ tiền thuê đất trong thời gian qua thiếu kiên quyết, chưa tính phạt nộp chậm, chưa có biện pháp chế tài đối với các đơn vị nợ nên đã tạo tâm lý dây dưa, chậm nộp hay chỉ nộp dần cho có thực hiện nghĩa vụ. Đối với nhóm nợ chờ điều chỉnh số phải nộp, đây là nhóm phát sinh nhiều vướng mắc, tồn tại nhất và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nên trong quá trình xem xét, xử lý và giải quyết từng trường hợp cụ thể phải mất nhiều thời gian, thông qua nhiều cơ quan, có trường hợp phải xin ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế...