Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành phố uông bí tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018 (Trang 33 - 40)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Uông Bí là địa bàn chiến lược, là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, trên trục đường quốc lộ 18A; QL10 và QL18B.

Thành phố nằm cách Hà Nội 120km, cách Hải phòng 28km và cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh hơn 40 km về phía Tây; có tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua, gần các cảng biển, cảng sông đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi chiến lược trong trục kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Uông Bí nằm từ 21000’ đến 21010' vĩ độ Bắc và từ 106040' đến 106052' kinh độ Đông. Ranh giới giáp với các đơn vị hành chính sau: phía Đông giáp huyện Hoành Bồ (18km đường ranh giới); phía Tây giáp huyện Đông Triều (20km đường ranh giới); phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên TP Hải Phòng (13km đường ranh giới) và giáp huyện Yên Hưng (12km đường ranh giới); phía Bắc giáp huyện Sơn Động - Bắc Giang (15km đường ranh giới).

Thành phố Uông Bí năm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm trên quốc lộ 10, quốc lộ 18A cùng với giao thông đường thuỷ, đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đông Bắc. Với vị trí địa lý và lợi thế đặc biệt quan trọng trên trục kinh tế Đông Bắc - ĐBSH với hành lang QL18A là khu vực phát triển kinh tế - sinh thái - du lịch. Thành phố có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử tâm linh (di tích Yên Tử - kinh đô của Phật giáo Trúc Lâm), văn hoá, đất đai rất thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và tiềm năng còn khá lớn; hệ thống giao thông thuận lợi, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển; đặc biệt là vùng nằm trong cánh cung Đông Triều, chiều dài bờ sông khoảng 12 km thuận lợi nuôi trồng thủy sản. Những yếu tố đó có tác dụng thúc đẩy Thành phố phát triển thành một khu vực kinh tế quan trọng phía Tây Nam của tỉnh, là căn cứ hậu cần phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng cho cả vùng du lịch sinh thái Hạ Long - Cát Bà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Uông Bí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tháng 2/2008 Uông Bí được công nhận là đô thị loại III và đến 25/2/2011 theo Nghị quyết số 12/NQ-CP, Uông Bí đã được công nhận là thành phố Uông Bí với diện tích 25.630,77ha và 157.799 nhân khẩu.

b. Địa hình, địa mạo

Uông Bí nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái chạy dài theo hướng Tây - Đông. Kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử, có đỉnh 1.068m; núi Bảo Đài cao 875m; phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt bởi 8 lạch triều lớn nhỏ từ sông Đá Bạc thuộc hệ thống sông Bạch Đằng. 2/3 diện tích là đất đồi núi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và phân 3 vùng rõ rệt:

Địa hình vùng núi: Thuộc dãy núi Yên Tử; phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử 1.064m, núi Bảo Đài cao 875m, địa hình vùng núi có độ cao biến thiên trong khoảng 100-600m, chiếm 63,04% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Gồm các xã, phường:

Thượng Yên Công, Vàng Danh, và một phần xã Phương Đông, phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương. Địa thế có núi cao, địa hình dốc, chia cắt mạnh bởi núi cao thuộc dãy Yên Tử.

Địa hình thung lũng: Cao độ nền tự nhiên biến thiên trong khoảng 30 – 50m, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vàng Danh thuộc xã Thượng Yên Công và phường Vàng Danh, vùng này có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 1,2% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.

Địa hình trũng thấp: là vùng bãi bồi, vùng trũng ven sông Đá Bạc - bãi tích tụ sông triều (vùng này thưỡng xuyên ngập nước), nằm ở phía nam đường 18A, có cao độ biến thiên từ 1 – 5m, xen kẽ giữa các kênh, rạch, ruộng canh tác; địa hình bằng phẳng, thềm bồi phù sa ven sông có độ dốc địa hình từ (2 – 5)%. Tổng diện tích vùng ven sông chiếm 26,9% diện tích tự nhiên của Thành phố; gồm các xã, phường: xã Phương Nam, xã Phương Đông, phường Nam Khê, phường Quang Trung, phường Trưng Vương và xã Điền Công.

c. Khí hậu, thời tiết

Do vị trí và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống Nam tạo ra một chế độ khí hậu đa dạng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Có thể chia thành các tiểu vùng khí hậu như sau:

- Vùng núi cao phía Bắc đường 18B có tính chất khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa.

- Vùng đất thấp dọc đường 18B có khí hậu thung lũng ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh.

- Vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A, mưa nhiều, khí hậu tương đối lạnh trong mùa đông.

- Vùng thấp phía Nam đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải.

- Nhiệt độ trung bình năm 240C, mùa hè 22-300C, cao nhất 34-360C. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17-200C, thấp nhất 10-120C. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6-7 giờ/ngày, đông 3- 4 giờ/ngày. Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.717 giờ, số ngày nắng trong tháng 24 ngày.

Mưa trung bình năm 1.856 mm, cao nhất 2.200 mm, tập trung vào các tháng 6; 7; 8 trong năm, chiếm 60% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình giữa các tháng trong năm là 133,3 mm, số ngày có mưa trung bình năm 130 ngày. Với lượng mưa tập trung và phân hóa theo mùa, cùng với các tác nhân khác (hoạt động công nghiệp, chặt phá rừng, nuôi trồng thủy sản…) đã ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường và đời sống nhân dân. Độ ẩm tương đối trung bình năm 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm 50,8%.

Gió bão: Thành phố chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Đông - Nam mùa hè và gió Đông - Bắc mùa đông. Trung bình mỗi năm có 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Thành phố, kèm theo gió và mưa lớn. Đây là những yếu tố không những có tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất và các hoạt động của dân cư, mà còn ảnh hưởng đến việc phát tán bụi than và các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất công nghiệp.

Nhìn chung, khí hậu ở khu vực Uông Bí thuận lợi cho phát triển kinh tế, đời sống và môi sinh. Do địa hình khu vực có nhiều dạng khác nhau nên đã tạo ra nhiều vùng vi khí hậu thích hợp cho phát triển đa dạng sản xuất nông lâm thủy sản và tạo ra các tour du lịch cuối tuần khá tốt cho du khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn d. Thuỷ văn, nguồn nước

Thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thuỷ triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Đá Bạc, sông Uông, sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không đáng kể.

Nước ngầm tại Uông Bí tuy dồi dào ở độ sâu 18 – 20m nhưng bị hạn chế do địa hình dốc, mạch nước sâu nên việc cung cấp nước chủ yếu bằng nguồn nước mặt, lấy từ nguồn nước mưa, nước của các sông hồ và từ nhà máy.

Thành phố có hai hồ: Hồ Yên Trung 50ha và hồ Tân Lập 16ha, hai hồ lớn này cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực xung quanh, ngoài ra còn là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới vui chơi, giải trí. Tuy nhiên việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, còn phải đưa nước từ hồ Yên Lập, Yên Hưng bằng kênh N2 chạy qua Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương.

Lượng nước cung cấp 16.900 m3/ngày đêm.

e. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Uông Bí là 25.546,40 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 19.497,54 ha, chiếm 76,32% . Diện tích đất phi nông nghiệp là 5.078,22 ha, chiếm 19,88%. Diện tích đất chưa sử dụng là 970,64 ha, chiếm 3,8%.

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, đất đai của thành phố được chia thành 7 nhóm, 8 đơn vị đất và 11 đơn vị đất phụ, gồm:

nhóm đất mặn M (Salic Fluvisols: FL), đất phèn mặn SM, đất phù sa P (Fluvisols – FL, nhóm đất xám, đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất nhân tác.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thành phố có từ các nguồn nước mặt, nước ngầm. Chế độ thuỷ văn của Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của biên độ giao động thuỷ triều trung bình 0,6m.

Nguồn nước mặt: có 4 con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là sông Đá Bạc, sông Vàng Danh, sông Uông, sông Sinh. Ngoài ra còn hệ thống sông suối, kênh mương và hồ đập cung cấp nước cho toàn thành phố. Nhìn chung nguồn nuớc mặt của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thành phố Uông Bí đang bị cạn dần và ô nhiễm do nạn phá rừng và khai thác than lộ thiên.

Nước ngầm: do địa hình dốc, nguồn nước ngầm bị hạn chế, mạch nước sâu.

Hiện nay nước ngầm chỉ dùng cho sinh hoạt là chủ yếu nhưng cũng phải qua xử lý bể lọc mới sử dụng được.

Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Uông Bí rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô. Trong thời gian tới cần có biện pháp cải tạo, xây dựng các công trình dự trữ nước mưa, phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và đưa nước ngọt từ nơi khác đến để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

* Tài nguyên rừng

Thành phố Uông Bí có diện tích rừng khá lớn, năm 1991 có 13.057ha, chiếm 53,35% tổng diện tích tự nhiên. Nhưng do việc phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng lấy gỗ và khai thác khoáng sản đã làm diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm nhanh. Năm 1993 diện tích rừng chỉ còn 7.381ha, chiếm 30,16%, giảm 5.676ha so với năm 1991. Từ năm 1994 thực hiện chương trình 327, chương trình khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng, chương trình 661, diện tích rừng tăng lên nhanh. Đầu năm 2010 diện tích rừng là 12.701,88ha, chiếm 49,56% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 5.935,98ha và rừng trồng là 6.765,9ha.

* Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản hóa thạch lớn nhất của Uông Bí là than đá, trữ lượng vùng than Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than toàn Tỉnh (toàn Tỉnh 3,5 tỷ tấn). Công nghiệp khai thác than Uông Bí đã được thực hiện từ năm 1916. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Vàng Danh đạt hơn 3,85 triệu tấn/năm. Công nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo có tác động rất lớn đến phát triển KTXH Thành phố.

Ngoài than đá, Uông Bí còn có khả năng khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: đá, sỏi, cát, xi măng, vôi, gạch ngói... ở các phường xã như xã Phương Nam, Thượng Yên Công, phường Quang Trung, Vàng Danh... cung cấp nhu cầu về vật liệu xây dựng cho địa bàn thành phố và các vùng lân cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3. 1. Tài nguyên khoáng sản của Thành phố

TT Tài nguyên Trữ lượng Tiềm năng Địa điểm

1 Than đá (tr.tấn) 300 500 Vàng Danh, Thượng Yên Công, Phương Đông

2 Đá vôi (tr. m3) 28-30 45 Phương Nam, Ph.Đông

3 Đất sét (tr.m3) 20-22 30 Thanh Sơn

4 Cát xây dựng (tr.m3) 5-10 20 Phương Đông, Thanh Sơn 5 Nhựa thông (tấn) 550-600 650 Phương Đông, Bắc Sơn,

Trưng Vương, Nam Khê 6 Gỗ các loại (1.000m3) 847 Khoanh nuôi Rừng phía Bắc Thành phố

(UBND thành phố Uông Bí, 2018)

*Tài nguyên nhân văn

Người Uông Bí vốn là dân cư của bộ lạc Ninh Hải đã cùng các bộ lạc khác khai sơn phá thạch dựng nên nước Văn Lang của các vua Hùng. Dưới triều đại nhà Trần, Uông Bí với Yên Tử là cái nôi của Phật giáo Việt Nam dòng Thiền phái Trúc Lâm. Hiện tại sinh sống trên địa bàn Thành phố có rất nhiều dân tộc: Kinh, Tày, Hoa, Sán Dìu, Nùng, Dao, Thanh Y, Mường, Thổ... trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 90%.

Nhân dân Uông Bí có truyền thống cùng nhau đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương.

* Cảnh quan môi trường

Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên nhiên nhiên, với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự sống của con người.

Với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch và nông lâm nghiệp, cảnh quan thiên nhiên Thành phố đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là: khai thác than, sản xuất điện, khai thác vật liệu xây dựng; chặt phá rừng; quá trình đô thị hoá và hoạt động du lịch; sản xuất nông nghiệp…

Quá trình đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh cùng với các hoạt động du lịch trên địa bàn đòi hỏi mở rộng diện tích đất đô thị, chặt cây làm nhà nghỉ phục vụ dân cư và du khách… làm phá vỡ một phần cảnh quan thiên nhiên. Mặt khác, lượng rác thải lớn ở các khu vực có dịch vụ du lịch cũng như ở các khu dân cư đô thị làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường sống. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghiệp việc sử dụng các loại hoá chất như phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên.

Chính vì vậy, trong những năm qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, mở rộng diện tích rừng ngập mặn, cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí; thu gom, xử lý rác thải, nhờ đó đã giải quyết phần nào những bức xúc về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm trong sản xuất điện, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến, vận chuyển than, đất đá. Thông qua công tác xã hội hoá, từ năm 2015 – 2018, thành phố đã huy động được hàng chục tỷ đồng từ các doanh nghiệp phục vụ cho việc giảm thiểu tác động xấu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành phố uông bí tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)