Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 23 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số địa phương

1.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của tỉnh Hà Tĩnh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai xây dựng mô hình “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”. Thực tiễn trong quá trình triển khai từ xây dựng điểm, mẫu 05 mô hình Khu dân cư NTM kiểu mẫu điểm: Thôn Nam Trà (xã Hương Trà, huyện Hương Khê); thôn Châu Trinh (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ); thôn Tân An (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên); thôn Bằng Châu (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) và thôn Mỹ Triều (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà), trên cơ sở để hướng dẫn các địa phương thực hiện, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh đã xây dựng 10 tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu với các nội dung cơ bản bám theo 19 tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM. Ngoài ra Bộ tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng đề cập đến nhiều nội dung mới.

Trước hết, đó là làm sao để xanh hóa nông thôn. Một thực trạng hiện nay cho thấy, trong quá trình xây dựng NTM, một số nơi do không nắm được tinh thần chỉ đạo nên khi mở các tuyến giao thông vào thôn, xóm nhiều cây cối vườn tược bị chặt phá để xây mới những tường rào bê tông dày đặc, cao nghi ngút làm mất đi nét đẹp vốn có của làng quê. Bên cạnh đó từ ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông đâu đâu cũng thấy

rác thải sinh hoạt, động vật chết.... đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn chưa có cơ sở thu gom xử lý rác thải. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận

"sạch riêng, bẩn chung" khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Bởi vậy trong quá trình triển khai đồng bộ các tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu và xây dựng NTM tại các địa phương luôn đề cao mục đích “xanh hóa”, “vườn xanh, hàng rào xanh, đường xanh, hội quán xanh” đồng thời làm cho người dân nhận thức việc giữ gìn bảo vệ môi trường chính là việc của cá nhân mình, trong quá trình phát triển kinh tế nhưng không phá vỡ môi trường mà còn làm giàu thêm môi trường sinh thái.

Trong quá trình xây dựng NTM nhiều nội dung trong Khu dân cư nông thôn đã được triển khai thực hiện và bước đầu đã mang lại những kết quả khá tích cực như cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp, ý thức người dân được nâng lên, hệ thống chính trị cơ sở được cũng cố một bước. Sau 3 năm triển khai, toàn tỉnh hình thành hơn 1.000 Khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó có 460 Khu dân cư kiểu mẫu cơ bản đạt chuẩn, nhiều Khu dân cư đã trở thành vùng quê "Trù Phú - An lành", "Nơi đáng sống", là địa chỉ tham quan học tập cho nhiều đoàn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Tiêu biểu như:

thôn Nam Trà, xã Hương Trà (huyện Hương Khê); thôn Thành Tiến, xã Xuân Thành;

thôn 7, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân); thôn Tân An xã Cẩm Bình, thôn Yên Mỹ, xã Cẩm Yên (Cẩm Xuyên); thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ); thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn Thạch Hà; thôn 4, xã Ân Phú (Vũ Quang)…

Cùng với việc xây dựng Khu dân cư NTM xanh, sạch, hiện đại, văn minh thì phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung quan trọng trong xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu. Căn cứ chính sách hỗ trợ của các cấp, các thôn phân công cho các tổ chức đoàn thể chỉ đạo, hướng dẫn, tiến hành rà soát lựa chọn xây dựng các vườn mẫu, đảm bảo 05 tiêu chí: Vườn có quy hoạch; Có sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Có ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ; Mang lại thu nhập cao và có môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp. Đến nay toàn tỉnh đã có trên có 2.500 vườn triển khai thực hiện, trong đó có trên 1.000 vườn đạt 5/5 tiêu chí vườn mẫu, nhận thức của người dân về phát triển kinh tế vườn được nâng lên, nhiều vườn cho thu nhập trên 300 triệu

đồng/năm. Xây dựng vườn mẫu đã làm thay đổi được tập quán của người dân từ sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kết nối thị trường;

khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn rỗi. Đặc biệt, phong trào xây dựng vườn mẫu lan tỏa từng bước chuyển biến sâu sắc nhận thức, ý thức của người dân trong việc chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, bảo vệ môi trường. Nhiều mô hình vườn mẫu trở thành các điển hình nhân rộng. Những kết quả bước đầu trong việc xây dựng mô hình mẫu đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xây dựng các Khu dân cư NTM kiểu mẫu trong xây dựng NTM. Việc xây dựng mô hình Khu dân cư NTM kiểu mẫu không chỉ góp phần nâng cao chất lượng trong xây dựng NTM mà còn tạo ra mô hình mẫu trong phương pháp, cách làm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; tạo điều kiện thúc đẩy phong trào xây dựng NTM nhanh hơn, đi vào chiều sâu hơn, chất lượng cao hơn và sẽ ngăn cản hiệu quả những mặt trái trong quá trình thực hiện như: hiện tượng bê tông hóa, gạch hóa hàng rào, phát triển vườn hộ thiếu quy hoạch, kém hiệu quả, mất mỹ quan, nét đẹp làng quê.

1.2.2.2. Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt các xã nông thôn của tỉnh Bắc Kạn

Rác thải, đặc biệt là RTSH do người dân thải ra môi trường, gây ô nhiễm và mất cảnh đẹp mỹ quan. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển rộng. Nguyên nhân là do ý thức, trách nhiệm và nhận thức về BVMT của một số người chưa cao; chưa coi trọng việc BVMT.

Mặt khác, phân công, phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về BVMT nói chung, thu gom, xử lý RTSH nói riêng còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp và chế tài xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy, cần đổi mới tổ chức, ban hành cơ chế, chính sách, lựa chọn mô hình, công nghệ phù hợp để quản lý, vận hành, thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các xã nông thôn miền núi, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Trước thực trạng trên Sở TN&MT đã khảo sát thực địa và trao đổi với lãnh đạo các huyện, TP để tìm giải pháp giải quyết cụ thể từng vấn đề về môi trường, trong đó có việc xây dựng mô hình xử lý RTSH tại khu chợ và trung tâm các xã nông thôn miền núi.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép Sở TN&MT sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm để tiến hành xây dựng mô hình xử lý RTSH khu chợ và trung tâm xã. Sở đã xây dựng được mô hình xử lý RTSH tại xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông; xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn; xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì; xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Quân Bình, huyện Bạch Thông.

Các mô hình xử lý rác thải gồm: Sân phơi và phân loại rác có diện tích 60 m2; Lò đốt rác xây gạch chịu lửa; Bể chứa rác có diện tích 120 m2 chia làm 3 ngăn…

Khắc phục những hạn chế của mô hình xử lý RTSH đã xây dựng tại xã Cẩm Giàng, xã Bình Trung và qua tham quan, học tập kinh nghiệm xử lý RTSH nông thôn tại tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Vĩnh Phúc, Sở đã cải tiến thiết kế mô hình và đề nghị UBND tỉnh cho phép tiếp tục xây dựng 3 mô hình xử lý RTSH.

Các mô hình đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do RTSH gây ra, từ đó tiết kiệm được kinh phí để xử lý ô nhiễm. Đồng thời, mang lại lợi ích về kinh tế cho nhân dân và chính quyền địa phương tại khu vực chợ và trung tâm xã do khắc phục được những ảnh hưởng của rác thải tới hoạt động sản xuất kinh tế. Mặt khác, mô hình góp phần làm giảm các yếu tố tác động xấu tới môi trường của RTSH tại khu vực chợ và trung tâm xã; Góp phần quan trọng hoàn thành chỉ tiêu về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Tăng thêm vẻ đẹp mỹ quan; Nâng cao ý thức cộng đồng về BVMT tại khu vực xã và lân cận; Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong xã…

Để xây dựng và đưa mô hình xử lý RTSH tại khu chợ và trung tâm các xã miền núi của tỉnh Bắc Kạn vào vận hành hiệu quả, trước hết, phải có sự chỉ đạo thống nhất và tập trung của cấp ủy Đảng, sự quyết tâm của chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT đến người dân với nhiều hình thức phong phú và đa dạng nhằm tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến ý thức, hành động trong công tác BVMT; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở TN&MT với UBND cấp huyện, xã trong việc khảo sát tìm địa điểm phù hợp xây dựng mô hình; các xã có mô hình cần thành lập tổ vệ sinh môi trường và xây dựng quy chế thu gom để đảm bảo vận hành mô hình thường xuyên;

vận động nhân dân có ý thức thu gom và tập kết rác đúng địa điểm. Đặc biệt, cần đưa tiêu chí về BVMT vào tiêu chí xét gia đình văn hóa hằng năm.

Qua đánh giá hiệu quả mô hình xử lý RTSH nông thôn đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, với điều kiện đầu tư xây dựng công trình xử lý RTSH bằng công nghệ vi sinh tiên tiến chưa đáp ứng được, vì vậy, hình thức xử lý RTSH bằng công nghệ phân loại và đốt rác là hợp lý, phù hợp với điều kiện của các xã nông thôn, đặc biệt là các xã nông thôn miền núi. Trong thời gian tới tiếp tục triển khai xây dựng mô hình xử lý RTSH tại 12 xã điểm thuộc Chương tình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Hằng năm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc vận hành mô hình; Phối hợp với UBND các huyện, xã mở lớp tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm về BVMT nói chung, ý thức, trách nhiệm về phân loại, thu gom, xử lý RTSH nói riêng…

1.2.2.3. Mô hình lò xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân ngày một nâng cao thì lượng rác thải cũng ngày một nhiều và nếu không được thu gom xử lý rác thải sẽ gây ô nhiễm môi trường sống. Tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh như Bãi rác Sầm Sơn, Phú Sơn với lượng rác thải khổng lồ mỗi ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường, phát tán mùi hôi thối, nước rỉ rác tạo thành khối lượng lớn khí metan (CH4) gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm cho khu vực xung quanh.

Xác định được vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xã Hà Vân để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng NTM.

Đảng ủy, chính quyền xã đã triển khai mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Để người dân hưởng ứng và tích cực triển khai thực hiện. Xã Hà Vân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ dân trên địa bàn về tính năng cũng như hiệu quả của việc sử dụng lò đốt rác, qua đó từng bước góp phần BVMT trong sạch ở khu dân cư. Trong đó, chú trọng việc gương mẫu đi đầu thực hiện mô hình đối với cán bộ, đảng viên của xã, theo đó nhân dân thấy được việc thực hiện mô hình là có lợi cho sức khỏe, đảm bảo môi trường xung quanh, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình đã thu hút được đông đảo nhân dân cùng tham gia, theo quy trình tự phân loại, xử lý rất đơn giản, sạch sẽ không gây hôi thối. Lò đốt rác cao khoảng hơn 1m, ngăn chứa rộng gần 1m với 50kg xi măng, trên 100 viên gạch, ít cát và 1 ngày công đã hoàn thành lò đốt. Sau khi đốt xong hộ dân tận dụng lượng tro để ủ làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Có lò đốt, việc xử lý rác thải tại hộ gia đình đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn”. Từ đó đã giúp được người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)