Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu chí NTM các xã của huyện Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 47)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Bắc Sơn

3.1.1. Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu chí NTM các xã của huyện Bắc Sơn

3.1.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý

- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã có Chương trình hành động số 18-Ctr/HU, ngày 22/10/2008 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X; Chỉ thị số 10-CT/HU, ngày 04/4/2013 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND, ngày 22/3/2011 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2001 - 2020; ban hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Sơn giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo; Đề án xây dựng NTM huyện Bắc Sơn giai đoạn 2011 - 2020.

- Để đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình được thường xuyên, UBND huyện đã kịp thời tổ chức kiện toàn BCĐ xây dựng NTM huyện đủ thành phần và số lượng; ban hành quyết định phân công nghiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ phụ trách các tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn của cấp trên để hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện.

- Thành lập, kiện toàn bộ máy giúp việc cho BCĐ các cấp; Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện và công chức phụ trách về lĩnh vực Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường làm nhiệm vụ chuyên trách về xây dựng NTM, hiện nay có 19/19 xã bố trí đầy đủ và duy trì công chức chuyên trách NTM đạt 100%.

- Ban Chấp hành đã phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phụ trách các xã; Đối với các xã nằm trong kế hoạch về đích NTM giai đoạn 2016 - 2020 và những xã yếu kém đều thành lập tổ công tác gồm các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách xã là tổ trưởng, trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể là thành viên trực tiếp giúp Đảng bộ xã phấn đấu thực hiện đạt trong sạch vững mạnh.

- Cấp ủy Đảng các cấp thường xuyên ban hành các nghị quyết, xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Kịp thời chỉ đạo, bổ sung chương trình, mục tiêu để UBND các cấp, các ngành; tập trung chỉ đạo với các giải pháp sát thực tế, đáp ứng yêu cầu, tiến độ của tỉnh và Trung ương.

- Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành, thành viên BCĐ huyện, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

- Hằng tháng Văn phòng điều phối xây dựng NTM họp giao ban với Thường trực BCĐ xây dựng NTM huyện; hằng quý BCĐ tiến hành họp kiểm điểm tiến độ, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tổ chức tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện trong năm tiếp theo. Hằng năm, BCĐ đã tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND tiến hành kiểm tra tiến độ xây dựng NTM đối với 19/19 xã trên địa bàn huyện, trong đó tập trung vào xã đặc biệt khó khăn, các xã được lựa chọn về đích trong năm.

- Xây dựng, huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện có hiệu các nguồn lực hỗ trợ của huyện để phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và hỗ trợ nguyên vật liệu cho các hộ gia đình khó khăn đối với xã về đích NTM trong năm để xây dựng nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

- BCĐ, BQL các xã đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hoá, xây dựng kế hoạch đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp, sát thực tế điều kiện địa phương để thực hiện; ngoài các xã phấn đấu về đích NTM và xã đặc biệt khó khăn, hằng năm phấn đấu mỗi xã đạt từ 1 - 2 tiêu chí hoặc các chỉ tiêu trong các tiêu chí do xã lựa chon;

nhiều xã tích cực và chủ động, có cách làm hay, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại cơ sở.

3.1.1.2. Kết quả công tác tuyên truyền

- Tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, các điển hình xây dựng NTM, bám sát các quyết định của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương và của tỉnh với nội dung, hình thức phong phú, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân, làm rõ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

- Hưởng ứng phong trào thi đua “Bắc Sơn cùng Lạng Sơn chung sức xây dựng NTM”; đã vận động các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp tiền, công sức, hiến 6,5 ha đất và tài sản trên đất, đóng góp 57.714 triệu đồng và 143.129 ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng, toàn huyện tổ chức được 1.064 cuộc tuyên truyền với trên 39.000 lượt người tham gia; xây dựng và phát song được trên 750 tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng về thực hiện Chương trình, qua đó đã kịp thời biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác xây dựng NTM trên địa bàn.

- Triển khai tuyên truyền các nội dung thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “Tuổi trẻ Bắc Sơn chung sức xây dựng NTM”,

“Hàng cây nông dân”... Qua đó đã thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên, cán bộ và nhân dân hưởng ứng; tích cực tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tham gia công sức chỉnh trang nâng cấp, làm mới đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, tu sửa nhà cửa, các công trình vệ sinh gia đình, hàng rào, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ ở thôn xóm …

- BCĐ, Văn phòng điều phối huyện biên tập cuối tái liệu hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM để cung cấp cho các thành viên BCĐ, chuyên viên và lãnh đạo các xã được 50 cuốn; cung cấp 500 quyển tài liệu tham khảo, tài liệu hỏi đáp phát triển sản xuất và trên 1.000 tờ rơi trong xây dựng NTM cho các xã.

- BCĐ xây dựng NTM huyện đã tổ chức sơ kết 3 năm (giai đoạn 2016 - 2018) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 - 2020; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

3.1.1.3. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và học tập kinh nghiệm

Trong những năm qua huyện đã triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên địa bàn huyện có 01 cơ sở dạy nghề cho lao động, hằng năm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thương xuyên huyện đã phối hợp với các trung tâm, đơn vị

của Trung ương, của tỉnh, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo. Các chương trình dạy nghề của trung tâm được xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung chủ yếu từ các chương trình sơ cấp nghề do Bộ LĐTB&XH và Bộ NN&PTNT ban hành, đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tính từ năm 2015 đến tháng 6/2018 đã tổ chức được 105 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 3.455 học viên tham dự. Các ngành nghề được đào tạo gồm: Kỹ thuật điện dân dụng, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp; kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật trồng các loại cây trồng nông lâm nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản … Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo hằng năm đều tăng, năm 2015 đạt 34%, năm 2016 đạt 35,61%, năm 2017 đạt 36,8%, 6 tháng đầu năm 2018 đạt 47%.

- Tổ chức các đoàn đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Nam Định, Bắc Giang… đón các đoàn huyện, tỉnh bạn đến học tập trao đổi kinh nghiệm. Kinh nghiệm học được từ các chuyến đi đã giúp cho các thành viên BCĐ có cơ sở để triển khai thực hiện Chương trình một cách linh hoạt, sáng tạo tại địa bàn.

3.1.1.4. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch NTM, đề án xây dựng NTM

- Công tác quy hoạch xây dựng NTM là công việc mang tính tiền đề, có tầm quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với việc xây dựng NTM. Đây là nội dung giúp hoạch định phát triển các không gian trên địa bàn xã một cách toàn diện, đáp ứng tốt các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nông: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn”. Nội dung của công tác lập quy hoạch xây dựng NTM liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất.

- Trong giai đoạn trước mắt công tác quy hoạch là cơ sở cho việc lập các Đề án xây dựng NTM theo 19 tiêu chí xây dựng NTM do Chính phủ ban hành.

Về mặt lâu dài công tác quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong xây dựng phát triển nông thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

- Đến hết năm 2012 huyện đã hoàn thành việc xây dựng đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM cho 100% số xã trong toàn huyện; Quy hoạch cấp xã phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch toàn tỉnh.

- Quy hoạch chi tiết trung tâm xã: Đến năm 2015 hoàn thành quy hoạch chi tiết 19/19 xã. Trong đó: năm 2013 hoàn thành 4 xã điểm của huyện (Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh, Đồng Ý), năm 2014 tiếp tục hoàn thành 6 xã, năm 2015 hoàn thành 9 xã còn lại. Công tác quy hoạch được BCĐ xây dựng NTM các cấp nghiệm túc thực hiện, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết trung tâm một số xã được thực hiện kịp thời; hiện nay 19/19 xã đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch...

3.1.1.5. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

- UBND huyện đã có nhiều văn bản lãnh đạo các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo quyết liệt chương trình xây dựng NTM với tinh thần không chờ đợi đã gắn kết với các chương trình, đề án, dự án có thế mạnh của mỗi địa phương như: thay đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây, giống con; với thế mạnh về cây quýt là cây đặc sản truyền thống có giá trị kinh tế cao của địa phương, những năm qua việc phát triển cây Quýt đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân, hằng năm trồng mới từ 70 - 100 ha với sản lượng từ 3.000 - 4.000 tấn, giá trị 30 - 40 tỷ đồng; để nâng cao giá trị quả quýt Bắc Sơn, từ năm 2016 đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Gap đối với cây quýt vàng Bắc Sơn với diện tích 40 ha tại 02 xã Chiến Thắng, Vũ Sơn; đến tháng 10 năm 2017 huyện Bắc Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhẵn hiệu tập thế đối với sản phẩm Quýt vàng Bắc Sơn; tháng 5 năm 2018 được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhẵn hiệu tập thế đối với sản phẩm Nếp cái Hoa Vàng Bắc Sơn. Từ năm 2016 đến nay trên địa bàn huyện đã có 01 Doanh nghiệp đầu từ trồng cây ăn quả gồm cây Cam và cây Chanh leo, Bơ với diện tích trên 70 ha (Cam 50 ha, Chanh leo 10 ha, Bơ 10 ha), trong năm 2018 diện tích cây ăn quả do Doanh nghiệp đầu tư bắt đầu cho thu hoạch.

- Trong sản xuất Quýt vằng Bắc Sơn người dân đã quan tâm đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và gắn với du lịch sinh thái, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm tại các vườn cây ăn quả, năm 2017 có trên 25 nghìn lượt du khách

du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại nguồn thu trên 770 triệu đồng từ hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp; riêng 6 tháng đầu năm 2018 có trên 68 nghìn lượt du khách đến thăm quan, trải nghiệm, doanh thu đạt 2.094 triệu đồng.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, trong đó các mô hình điểm: Mô hình cánh đồng mẫu lúa Nếp cái hoa vàng tại xã Bắc Sơn; sản xuất rau an toàn xã Hữu Vĩnh;

mô hình nuôi Dê, nuôi bò sinh sản xã Nhất Tiến; nuôi trâu, bò nhốt chuồng xã Chiến Thắng; mô hình nuôi cá nước ngọt xã Đồng Ý; mô hình nuôi thỏ tại HTX nông nghiệp xanh xã Trấn Yên; mô hình sản xuất Quýt theo quy trình Việt GAP tại xã Chiến Thắng, Vũ Sơn. Rà soát quỹ đất sản xuất nông nghiệp đề xuất tích tụ đất đai với tổng diện tích là 5.029,07 ha để phục vụ phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp… đã góp phần tích cực trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng.

- Trên địa bàn huyện có 11 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có 07 HTX hoạt động có hiệu quả (Có 4 HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp; có 02 HTX thủy sản; có 01 HTX dịch vụ tổng hợp). Về liên kết bao tiêu các sản phẩm chủ lực của địa phương, trên địa bàn huyện có thế mạnh về cây thuốc lá, việc ký kết bao tiêu sản phẩm đã được các Công ty, các Doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người dân về đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Từ kết quả triển khai, các chương trình dự án và các mô hình sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, từng bước tăng thu nhập cho người dân.

3.1.1.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Trong những năm qua đã có nhiều chính sách, chương trình dự án được thực hiện trên địa bàn như: Hỗ trợ xi măng là đường giao thông nông thôn, xi măng làm thủy lợi nhỏ và nhiều các dự án đầu tư xây dựng CSHT trên địa bàn đặc biệt là dự án Chương trình 143, 135, định canh định cư, kiên cố hóa trường lớp học, kiên cố hóa kênh mương, trụ sở xã, nhà văn hóa thôn, sân tập thể dục thể thao cấp xã, Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo, Vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng NTM… thực hiện lồng ghép gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

- Về phát triển giao thông nông thôn: Thực hiện tốt việc lồng ghép các Chương trình, huy động có hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn lực đóng góp quan trọng của nhân dân, mạng lưới giao thông của huyện đã được quan tâm thực hiện, có 100% số xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa; có 48% số km đường xã, 46% số km đường thôn, 39% km đường ngõ xóm và 84% số km đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa; từ năm 2015 đến tháng 6/2018 trên địa bàn huyện đã có tổng số đường giao thông nông thôn được bê tông hóa là 122 km, đến nay có 10/19 xã đạt tiêu chí giao thông tăng 8 xã so với năm 2015.

- Về phát triển hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, toàn huyện có 13 hồ chứa nước với diện tích mặt nước khoảng 250 ha, đây là nguồn nước tưới chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, ngoài ra còn các đập, phai… Các công trình thủy lợi thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp đã phát huy tác dụng, góp phần tưới chủ động cho 7.339 ha cây trồng, chiếm 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đã sửa chữa được 03 công trình hồ chứa, đầu tư sửa chữa, nâng cấp 52 công trình đập dâng, mương, trạm bơm, kiên cố hóa được 103 km mương chiếm 45,03%, tổng mức đầu tư 47,371 tỷ đồng. Tổng số công trình hiện có trên địa bàn huyện là 120 công trình thủy lợi không kể các đập phai nhỏ do nhân dân tự làm.

Đến nay đã có 15 xã đạt tiêu chí thủy lợi, tăng 13 xã so với năm 2015.

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo Quy chuẩn quốc gia: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, hằng năm huyện đã lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn. Hiện nay trên toàn huyện có 61 công trình nước sinh hoạt do nhà nước đầu tư với tổng kinh phí 61,9 tỷ đồng; hơn 3.000 giếng khoan quy mô hộ gia đình, tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%.

Để phấn đấu đạt chỉ tiêu là 99,9 số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; hiện nay huyện đang đầu từ 03 dự án cấp nước sinh hoạt tai các xã Bắc Sơn, Vũ Lễ, Tân Hương với tổng mức đầu tư 24,422 tỷ đồng, xây dựng hệ thống thoát nước tại khu vực thị trấn Bắc Sơn với tổng mức đầu tư 2,4 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)