Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu
3.2.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
3.2.5.1. Hiện trạng hệ thống thu gom chất thải, nước thải tại một số khu vực như chợ, cơ sở y tế, khu dân cư tập trung,... phương thức xử lý, hình thức thu gom, thoát nước vào môi trường, tác động đối với môi trường
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sự phát triển nhanh chóng của các nghề sản xuất và chế biến nông sản như:
bún, đậu, giò, chả, cùng với ý thức người dân chưa tốt... tại địa phương đã làm gia
tăng khối lượng chất thải ra môi trường. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cùng hệ thống cấp, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được so với thực tế và mất mỹ quan. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng.
Thực trạng công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.9: Bảng tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bắc Sơn
STT Năm Tổng lượng chất thải phát sinh
(tấn/ngày)
Số xã có dịch vụ thu gom
(xã)
Số lượng bãi chôn lấp rác
(bãi)
Số đơn vị làm dịch vụ thu gom (đơn vị)
1 2015 20 2 1 1
2 2016 20,5 2 1 1
3 2017 20,7 4 1 1
4 2018 21 4 1 1
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Sơn năm 2018)
Việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, nhất là các xã dọc đường quốc lộc 1B, tuyến đường tỉnh lộ 243, các đường tuyến đường huyện; có dân cư không tập trung hai bên đường, khu trung tâm các xã và buôn bán nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy lượng rác thải phát sinh khó thu gom.
Trung bình, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng từ 0,5 - 0,65kg/người/ngày. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi tại các khu giáp danh giữ các xã, các lân lũng, mương thủy lợi, suối, đặc biệt là xác chết gia súc, gia cầm, rác thải sinh hoạt trẻ em, phụ nữ.... Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn là tự xử lý tại các hộ gia đình như chôn lấp không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác cũng là một nguồn gây ô nhiễm.
Đối với công tác quản lý, phòng Tài nguyên và Môi trường đã cử cán bộ phối hợp với Ban quản lý xây dựng NTM các xã, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân xây dựng chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh, lò đốt, hố rác, thành lập các đội tự quản tại các thôn; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể huy động hội viên vệ sinh đường làng ngõ xóm… để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường vì vậy đã hạn chế đáng kể về ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn.
Bảng 3.10: Bảng hiện trạng thu gom chất thải trên địa bàn huyện Bắc Sơn
TT Nội dung ĐVT Số lượng
I Loại hình sản xuất
1 Cơ khí Kg/ngày 63
2 Sản xuất, chế biến nông, lâm sản Kg/ngày 4.326
3 Khai thác và chế biến khoáng sản Kg/ngày 273
4 Sản xuất đồ uống Kg/ngày 231
5 Xây dựng Kg/ngày 2.142
6 Loại hình kinh doanh, sản xuất khác Kg/ngày 315
7 Chất thải sinh hoạt Kg/ngày 13.650
Tổng Tấn/ngày 21.000
II Thu gom
1 Khối lượng chất thải được thu gom Kg/ngày 5.500
2 Tỷ lệ chất thải được thu gom % 26
(Nguồn: HTX môi trường và dịch vụ thương mại Minh Đức năm 2018)
Từ bảng 3.10 cho thấy chất thải phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt là 13.650 kg/ngày chiếm 65%; sản xuất, chế biến nông lâm sản là 4.326 kg/ngày chiếm 20,6% và xây dựng là 2.142 kg/ngày chiếm 10,2%. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bắc Sơn được duy trì từ nguồn ngân sách hằng năm và một phần xã hội hóa từ thu phí thu gom từ các hộ dân. Khối lượng chất thải trong toàn huyện được hợp đồng thu gom đạt khoảng 26%, trong đó tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn rất thấp chỉ có 4/19 xã tổ chức thực hiện được.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ngày một trầm trọng như hiện nay.
3.2.5.2. Công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải trước khi thải vào môi trường
* Công tác thu gom rác thải tại các xã nghiên cứu
Trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt của huyện Bắc Sơn thì công tác thu gom theo hợp đồng dịch vụ mới chỉ đạt 33,3% lượng rác thải và trên một số tuyến đường 243 liên xã. Một phần lượng rác thải còn lại được các hộ dân tự thu gom. Tại các xã điều tra thì chỉ có xã Bắc Sơn được thu gom theo hợp đồng dịch
vụ chiếm 100% số hộ được phỏng vấn; Còn xã Vũ Sơn có 100% số hộ có hố rác riêng; xã Vũ Lăng có 73,3% số hộ có hố rác riêng, còn 26,7% số hộ gia đình vứt rác bừa bãi là do chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên ý thức người dân chưa cao trong việc thu gom và xử lý rác thải tại hộ gia đình.
Bảng 3.11: Các hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại các xã nghiên cứu
TT
Hình thức thu gom rác sinh hoạt
Xã Vũ Sơn Xã Bắc Sơn Xã Vũ Lăng Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00
1 Đổ ở hố rác riêng 30 100,00 0 0 22 73,30
2 Đổ ở bãi rác chung 0 0 0 0 0 0
3 Đổ tùy nơi 0 0 0 0 8 26,70
4 Được thu gom theo hợp
đồng dịch vụ 0 0 30 100,00 0 0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại các xã năm 2018)
* Công tác xử lý rác của các hộ dân tại các xã nghiên cứu
Bảng 3.12: Các hình thức xử lý rác của các hộ dân tại các xã nghiên cứu STT Cách xử lý
Xã Vũ Sơn Xã Bắc Sơn Xã Vũ Lăng Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00
1 Đốt, chôn, vứt vào một chỗ 30 100,00 0 0 22 73,30
2 Vứt xuống ao, suối 0 0 0 0 8 26,7
3 Đem đến khu rác chung
của thôn 0 0 30 100,00 0 0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại các xã năm 2018)
Từ bảng 3.12 cho thấy trong công tác xử lý rác thải của các hộ dân tại các xã điều tra thì phần lớn lượng rác thải thu gom được các hộ dân xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn vứt vào một chỗ (vườn đất trống, hố xử lý rác của gia đình...) tỷ lệ này ở các xã Vũ Sơn là 100% số hộ dân được phỏng vấn, Vũ Lăng là 73,3%.
Trong khi đó vẫn còn có 26,7% số hộ không tiến hành xử lý mà vứt ra các ao, suối… làm ảnh ô nhiễm môi trường.
* Các hình thức xử lý nước thải của các hộ dân tại các xã nghiên cứu Bảng 3.13: Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu STT Công tác xử lý
Xã Vũ Sơn Xã Bắc Sơn Xã Vũ Lăng Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00
1 Không xử lý, đổ thẳng ra
môi trường 8 26,70 6 20,0 7 23,30
2 Có rãnh thoát nước ra vườn/
ra ruộng/ ra ao 12 40,00 12 40,0 21 70,00
3 Đổ tập trung vào mương thoát
nước của thôn 10 33,30 12 40,0 2 6,70
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại các xã năm 2018)
Trên địa bàn huyện Bắc Sơn các hộ dân cơ bản đều có hố chứa nước giải và hệ thống dẫn nước thải đơn giản, đặc biệt là các thôn có một độ dân cư cao, sống tập trung. Lượng nước thải ở một số khu vực dân cư tập trung hoặc trên các tuyến đường liên thôn, liên xã thì đổ tập chung vào mương thoát nước của hệ thống đường giao thông, lượng nước thải của các hộ khu vực còn lại chủ yếu các hộ có rãnh thải nước ra vườn, ruộng hoặc ao hồ. Nhiều hộ còn không xử lý và đổ thẳng ra mội trường gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm. Tại các xã nghiên cứu thì các hộ có rãnh thoát nước ra vườn, ruộng hoặc ao hồ chưa nhiều, xã Vũ Sơn là 40,0%, Bắc Sơn là 40,0%, Vũ Lăng là 70,0% số hộ dân tham gia phỏng vấn. Bên cạnh đó cũng còn nhiều hộ dân đổ thẳng nước thải không xử lý ra môi trường gây ô nhiễm tại xã Vũ Sơn là 26,7%, Bắc Sơn là 20,0% còn Vũ Lăng là 23,3% số hộ tham gia phỏng vấn.
Việc sử dụng nước thải trong chăn nuôi để làm phân bón trong nông nghiệp chưa đúng kỹ thuật vừa gây ôn nhiễm môi trường, vừa là tác nhân chính làm cho sản phẩm nông nghiệp không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.