Nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 73)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu

3.2.9. Nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM

Bảng 3.19: Thu nhập bình quân đầu người

Đơn vị tính: Triệu đồng/người/năm

STT Chỉ tiêu Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tăng BQ/năm (%)

I Toàn huyện 23 27,5 32 36 14,1

II Các xã điều tra

Vũ Sơn 20 23 26 30,4 13

Bắc Sơn 22 25 29,5 31 10,2

Vũ Lăng 17,5 19 21 23,4 8,4

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại các xã năm 2018) Từ bảng 3.19 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của huyện Bắc Sơn tăng bình quân hằng năm tương đối cao, toàn huyện tăng 14,1%/ năm; Tại các xã điều tra: Vũ Sơn tăng 13%; Bắc Sơn tăng 10,2%; Vũ Lăng tăng 8,4%/năm.

Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của huyện Bắc Sơn còn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (58,5 triệu đồng) và tỉnh Lạng Sơn (38 triệu đồng); các xã điều tra thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện, như vậy thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, nên nguồn lực huy đồng từ nhân dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM còn hạn chế, đặc biệt là công tác BVMT, phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng thu nhập, cải thiện đời sống.

3.2.9.2. Nguồn lực đầu tư cho môi trường

Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Muốn có một môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngoài việc đầu tư kinh phí thì rất cần đến ý thức, trách nhiệm, hành động của từng người dân, cộng đồng dân cư dành thời gian, công sức cho công việc bảo vệ môi trường.

Từ bảng 3.20 cho thấy nguồn vốn đầu từ vào thực hiện tiêu chí môi trường cao nhất là nguồn từ cộng đồng dân cư chiếm 80%, nhưng nguồn vốn này nhân

dân chủ yếu đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà tiêu, nhà tắm, bếp ăn, chuồng trại chăn nuôi và cấp nước sinh hoạt. Thấp nhất là nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn này được bố chí để thực hiện các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng như:

Đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa xã… vì tiêu chí môi trường là do nhân dân đảm nhận là chính.

Bảng 3.20: Nguồn lực đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và môi trường giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nguồn lực Tổng số vốn

đầu tư

Trong đó

Môi trường Tỷ lệ (%)

1 Ngân sách Trung ương 159.864 799,32 0,5

2 Ngân sách địa phương 80.988 8.098,8 10

3 Vốn lồng ghép 3.405 851,25 25

4 Vốn tín dụng 369.097 50.935,386 13,8

5 Vốn doanh nghiệp 27.884 7.528,68 0,7

6 Cộng đồng dân cư 32.979 26.383,2 80

7 Nguồn vốn huy động hợp pháp khác 626 187,8 30

Cộng 674.843 94.784,436 14

(Nguồn: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện năm 2018) 3.2.9.3. Kinh phí đầu tư cho thực hiện các chỉ tiêu môi trường

Từ bảng 3.21 ta thấy việc đầu tư xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt chiếm tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cao nhất (40%), nhưng nguồn vốn chủ yếu từ nhân dân và vốn vay từ các ngân hàng; nguồn vốn đầu tư thấp nhất là đầu tư xây dựng, cải tạo nghĩa trang theo quy hoạch (2%), vì vậy chỉ tiêu này đạt thấp nhất trong các chỉ tiêu của tiêu chí số 17 trong xây dựng NTM. Nguyên nhân chính là các chỉ tiêu chủ yếu do người dân đảm nhận thực hiện, trong khi đó thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn chưa cao, phân lớn kinh phí hộ gia đình chủ yếu danh cho sinh hoạt, tái đầu tư để sản xuất.

Bảng 3.21: Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Tổng số

vốn Tỷ lệ (%) 1 Công trình cấp nước hợp vệ sinh tập trung, hộ gia đình. 28.435,33 30 2

Xây dựng kết cấu hạ tầng thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải tại các cơ sở SXKD, nuôi trồng thủy sản, làng nghề.

4.739,22 5 3 Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. 4.739,22 5 14 Xây dựng, cải tạo nghĩa trang theo quy hoạch. 1.895,69 2

5 Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải khu

dân cư tập trung, sản xuất - kinh doanh. 9.478,44 10 6 Xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt HVS

và đảm bảo 3 sạch. 37.913,77 40

7 Xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. 7.582,75 8

Cộng 94.784,436

(Nguồn: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện năm 2018) 3.2.9.4. Chi phí của người dân cho việc thực hiện tiêu chí môi trường

Bảng 3.22: Tổng hợp kinh phí hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bếp ăn, chuồng chăn nuôi, nước sinh hoạt

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT Chỉ tiêu Toàn

huyện

Các xã điều tra

Vũ Sơn Bắc Sơn Vũ Lăng 1 Nhà tiêu

Số hộ 13.605 742 548 810

Kinh phí 78.025 3.710 3.014 3.645

2 Nhà tắm

Số hộ 15.374 742 548 1.109

Kinh phí 107.618 5.194 4.110 7.430,3

3 Bếp ăn

Số hộ 15.374 742 548 1.109

Kinh phí 153.740 7.420 5.754 10.535,5

4 Chuồng chăn nuôi

Số hộ 9.908 351 170 567

Kinh phí 29.724 1.053 595 1.417,5

5 Nước sinh hoạt (giếng khoan, đào, máy bơm, vòi, dụng cụ chứa nước…)

Số hộ 15.374 742 548 1.109

Kinh phí 46.122 2.226 1.918 2.772,5

Cộng kinh phí (1+2+3+4+5) 415.229 19.603 15.391 25.800,8 (Nguồn: Phiếu điều tra, VP Điều phối xây dựng NTM huyện năm 2018)

Từ bảng 3.22 ta thấy người dân quan tâm đầu từ vào bếp ăn là lớn nhất 153.740 triệu đồng, chiếm 37%, thấp nhất là xây dựng chuồng chăn nuôi 29.724 triệu đồng, chiếm 7,1% tổng số vốn. Đối với các xã nhiên cứu thì tổng mức đầu từ bình quân/hộ cao nhất là xã Bắc Sơn 28 triệu, Vũ Sơn 26,4 triệu và thấp nhất là xã Vũ Lăng 23,2 triệu đồng/hộ. Như vậy xã có tổng sản phẩm bình quân đầu người cao hơn thì sẽ có mức đầu tư cao hơn cho việc thực hiện tiêu chí môi trường.

3.2.9.5. Thời gian danh cho công tác vệ sinh môi trường

Để thực hiện tốt phong trào 5 không, 3 sạch, đảm bảo môi trường sống, thì hằng ngày người dân phải thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường từ trong nhà, ra ngoài ngõ.

Bảng 3.23: Tổng hợp thời gian dành cho công tác vệ sinh môi trường STT Chỉ tiêu Số hộ

Bình quân (Hộ/ngày/

tháng)

Tổng thời gian dành cho công tác vệ sinh môi trường

(Ngày/tháng)

I Toàn huyện 15.374 3,75 57.652,5

II Các xã điều tra 8.310

Vũ Sơn 742 4,5 3.339

Bắc Sơn 548 3 1.644

Vũ Lăng 1.109 3 3.327

(Nguồn: Phiếu điều tra, VP Điều phối xây dựng NTM huyện năm 2018) Từ bảng 3.23 cho thấy việc nhân dân dành thời gian cho công tác vệ sinh môi trường chưa nhiều, bình quân toàn huyện là 3,75 ngày/người/hộ/tháng.

Nhưng quy đổi ra tiền công là 562.500 đồng là tương đối lớn so với thu nhập của hộ gia đình trong tháng, toàn huyện quy đổi công lao động thành tiền khoảng 8.647 triệu đồng/tháng. Đối với các xã điều tra thì xã Vũ Sơn nhân dân dành nhiều thời gian cho công tác môi trường nhất 4,5 ngày, Bắc Sơn, Vũ Lăng 3 ngày/người/hộ/tháng, Tuy nhiên đối với xã Bắc Sơn còn chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải là 20.000đ/hộ/tháng do vậy xã Bắc Sơn, Vũ Sơn đã đạt tiêu chí môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)