Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 78)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu

3.2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường

Để thực hiện tốt một dự án nào đó cần sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của người dân thì dự án đó mới hoàn thành một cách xuất sắc. Trong thực hiện tiêu chí môi trường cũng vậy, công tác tuyên truyền của các cán bộ đến người dân là rất quan trọng thường thông qua các cuộc họp dân hay tuyên truyền qua loa phóng thanh... muốn người dân nhiệt tình tham gia, đóng góp công sức, tiền của thì phải tuyên truyền sao cho người dân thấy được lợi ích mà họ được hưởng như môi trường sống không bị ô nhiễm sẽ tránh được nhiều bệnh tật… tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường nhận thấy ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM chưa cao, việc xã hội hóa từ

nhân dân để tổ chức thu gom rác thải gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã không được chọn về địch NTM giai đoạn 2015 - 2020. Việc phân loại rác của người dân chưa được tốt, có thói quen vứt rác bừa bãi nên việc xử lý rác thải là rất khó khăn.

Việc xây dựng, cải tạo nghĩa trang còn nhiều vấn đề về tâm linh, kinh phí, quỹ đất, cơ chế thực hiện… nên các nghĩa trang hầu như chỉ dừng lại ở mức độ tự quản theo dòng họ, chưa có đầu tư, cải tạo…

3.2.11.2. Chính quyền địa phương

Một số địa phương đã xây dựng phong trào bảo vệ môi trường song chưa thường xuyên, liên tục, hoạt động không hiệu quả. Các đoàn thể chính trị xã hội tuy có phát động nhưng chưa sâu rộng, xuyên suốt và chưa gìn giữ để phong trào đi vào nền nếp.

Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư.

Hầu hết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao, hồ, suối... vừa gây mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nhiều khả năng lây lan dịch bệnh. Hơn nữa, việc quy hoạch và xây dựng chợ nhiều nơi không gắn với việc xử lí rác thải. Sau mỗi phiên chợ, rác do người dân vứt bừa bãi ven đường hoặc tràn xuống các dòng suối. Thiếu kinh phí cũng khiến cho nhiều xã không thành lập được tổ, đội thu gom xử lý rác thải, các xã chưa xây dựng được bãi rác nên tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra phổ biến. Thêm vào đó, nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương còn thấp, chưa tương xứng với nội dung tiêu chí. Chậm ban giao chợ cho các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng chợ. Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho xây dựng NTM nói chung, tiêu chí 17 nói riêng còn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường.

3.2.11.3. Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện tiêu chí môi trường, nó quyết định đến việc thành lập hệ thống quản lý thực hiện, việc ban hành các văn bản triển khai xuống cơ sở, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền thực hiện tiêu chí, cơ chế chính sách giúp định hướng và đưa ra giải pháp để huy động mọi nguồn lực thực hiện tiêu chí.

Để cụ thể hoá các văn bản pháp luật về lĩnh vực môi trường của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện địa phương. Trong giai đoạn 2011-2018 BCĐ xây dựng NTM của huyện hằng năm tổ chức phát động phong trào “Bắc Sơn cùng Lạng Sơn chung sức xây dựng NTM”, từ phong trào hằng năm đã nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, danh nghiệp… được số tiền trên 1,5 tỷ đồng để mua nguyên vật liệu hỗ trợ cho các hộ gia đình khó khăn thực hiện tiêu chí môi trường đối với xã được lựa chọn về đích trong năm.

Hăng năm ngân sách nhà nước cấp bù cho Hợp tác xã môi trường và dịch vụ thương mại Minh Đức là 1,6 tỷ đồng; giao bãi rác của huyện cho công ty Phúc Lộc quản lý; đầu tư kinh phí cho xây dựng bể chưa vỏ thuốc bảo vệ thực vật các xứ đồng, xây mương thoát nước thải thải đối với xã về đích NTM …

Từ các chính sách trên đã khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường, nhiều xã có cách làm hay, nhiều hộ dân có điều kiện để cải thiện môi trường, tỷ lệ xã được thu gom và xử lý rác thải được nhiều hơn, môi trường nông thôn được cải thiện.

3.2.11.4. Kinh phí

Kinh phí cũng là yếu tố rất quan trọng, bất kỳ một dự án nào cũng cần có vốn đầu tư. Kinh phí càng nhiều thì tốc độ hoàn thành dự án càng nhanh. Theo đề án xây dựng NTM huyện Bắc Sơn giai đoạn 2011 - 2020 tổng nhu cầu vốn đầu tư là 3.392.701,2 triệu đồng (trong đó: Vốn NSNN: 2.180.073,6 triệu đồng, chiếm 64,26%; Tín dụng: 619.103,4 triệu đồng, chiếm 18,25%; Doanh nghiệp: 273.136,3 triệu đồng, chiếm 8,05%; Nhân dân: 320.387,9 triệu đồng, chiếm 9,44%), tuy nhiên đến nay tổng số vốn đầu tư mới đạt 1.180.980 triệu đồng bằng 34,8% nhu cầu vốn, nên tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là tiêu chí môi trường nhiều xã đạt thấp.

Để bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện chất lượng môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững ở khu vực nông thôn, Văn phòng điều phối NTM tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành liên quan, tham mưu cho BCĐ tỉnh, thành phố, các huyện xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí 17 một cách cụ thể,

cần có các phương án huy động nhiều nguồn lực trong xã hội chung tay tham gia bảo vệ môi trường. Chỉ có sự vào cuộc đồng bộ, nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn xã hội, mới hy vọng có thể đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM, thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)