Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu
3.2.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định
nước sạch của huyện Bắc Sơn và các xã nghiên cứu
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hiện trạng nguồn cấp nước năm 2018
Tổng số nguồn cấp nước
Đạt tiêu chuẩn vệ sinh
Tỷ lệ (%)
1 Toàn huyện 15.376 15.068 98,00
Nước máy Nguồn 02 02 100,00
Nguồn cấp nước từ giếng khoan Nguồn 10.760 10.760 100,00
Nguồn cung cấp nước từ giếng đào Nguồn 3.075 3.075 100,00
Nguồn cung cấp nước HVS khác Nguồn 1.539 1.231 78,00
2 Các xã điều tra 2.399 2.382 99,30
Nước máy Nguồn 0 0 0
Nguồn cấp nước từ giếng khoan Nguồn 1.758 1.758 100,00
Nguồn cung cấp nước từ giếng đào Nguồn 401 401 100,00
Nguồn cung cấp nước HVS khác Nguồn 240 223 93,00
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Sơn năm 2018) Thực trạng nguồn nước sinh hoạt và công tác cung cấp nước sạch của huyện Bắc Sơn cũng như ở các xã nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ nguồn cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt khá cao 98%, nhưng chủ yếu lấy từ nguồn nước giếng khoan là 10.760 hộ, chiếm 70%, giếng đào 3.073 hộ chiếm 20%, các nguồn cung cấp nước hợp vệ sinh khác 1.539 hộ chiếm 10% (giếng đào có độ sâu trung bình là 7,5m, giếng khoan có độ sâu trung bình 19m). Trong toàn huyện có 02 công trình nước máy cung cấp cho khoảng 4.513 người, chiếm 6,5% số hộ được cung cấp nước toàn huyện, nhưng chủ yếu là các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn và các thôn lân cận thị trấn. Đối với các xã nghiên cứu không có nguồn cung cấp nước máy, tổng số 2.399 nguồn cấp nước nhỏ lẻ và nguồn khác, có 99,3% số người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Trong đó, cung cấp từ giếng đào là 401 hộ chiếm 16,7%, giếng khoan 1.758 hộ chiếm 73,3%, nguồn
khác 240 hộ chiếm 10%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh chiếm (0,7%) chủ yến là những hộ dân sống rải rác, không tập trung, tự xây bể để đựng nước mưa từ mái nhà lợp Proximang, từ khe rạch trên núi, giếng tự nhiện... do chưa làm tốt công tác vệ sinh nguồn nước đầu nguồn, đường dẫn, bể chứa nước...
Hiện trạng sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tại huyện Bắc Sơn thì tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh trung bình toàn huyện là khá cao chiếm 98%, trong đó còn 2/19 xã NTM trong huyện có tỷ lệ thấp dưới 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và chưa đạt chỉ tiêu này (xã Chiêu Vũ 80,36%, Tân Lập 80,26%) đây là 02 xã vùng III của huyện, chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhân dân còn nhiều khó khăn, nguồn nước ngầm ở mức sâu, việc đầu tư khoan giếng rất tốn kém vượt quá khả năng của nhiều hộ dân. Tại các xã nghiên cứu thì cả 3 xã đạt về tiêu chí nước hợp vệ sinh, trong đó xã Bắc Sơn, Vũ Lăng tỷ lệ đạt rất cao là 100%. Còn xã Vũ Sơn đạt 97,5% số người được sử dụng nước hợp vệ sinh thấp hơn so với trung bình của toàn huyện là 98%.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng nước hợp vệ sinh huyện Bắc Sơn và các xã nghiên cứu
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Hiện trạng sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2018 Số
người
Số người sử dụng nước hợp
vệ sinh
Tỷ lệ số người sử dụng nước hợp
vệ sinh (%)
Đánh giá (Theo tiêu chí NTM)
Toàn huyện Người 69.274 67.888 98,00
1 Vũ Sơn Người 2.884 2.813 97,50 Đạt
2 Bắc Sơn Người 2.233 2.233 100,00 Đạt
3 Vũ Lăng Người 5.358 5.358 100,00 Đạt
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại các xã năm 2018)
Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, thì tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cao nhưng chưa có đánh giá cụ thể là có bao nhiêu hộ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, sự đầu tư của Nhà nước cho công tác cung cấp nước sạch nông thôn của huyện chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch hợp vệ sinh của người dân, các cơ quan, đơn vị, trường học trong huyện. Bởi vậy, trong thời gian tới huyện cần có các giải pháp về cơ chế chính sách đầu tư các nguồn cấp nước sạch
tập trung để nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tại các xã chưa đạt chỉ tiêu nói riêng và trên toàn huyện nói chung lên tỷ lệ 99,9% số người được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh nhằm đạt chỉ tiêu và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
Đồng thời cần quan tâm, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước ngầm và có biện pháp bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngầm.
3.2.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
3.2.2.1. Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường đối với các CSSXKD trên địa bàn huyện Bắc Sơn
Bảng 3.3. Bảng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành công nghiệp trên
địa bàn huyện Bắc Sơn
STT Ngành công nghiệp Số lượng
(cơ sở)
Tỷ lệ (%)
1 Công nghiệp khai khoáng 04 0,73
2 Sản xuất chế biến thực phẩm 299 54,66
3 Sản xuất đồ uống 05 0,91
4 Sản xuất sản phẩm dệt 02 0,37
5 Sản xuất trang phục 66 12,07
6 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
(giường, tủ, bàn, ghế) 19 3,47
7 Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại 42 7,68
Sản xuất các sản phẩm từ kim loại 41 7,50
8 Sản xuất giường tủ bàn ghế 54 9,87
9 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 15 2,74
Tổng cộng 547 100
(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê năm 2017 huyện Bắc Sơn) Tổng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn là 547 cơ sở, trong đó có 299 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm còn gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây mùi hôi khó chịu từ nước thải xả ra môi trường chưa qua xử lý; các cơ sở sản xuất sản phẩm từ kim loại, khai khoáng, chế biến đồ uống,
sản xuất giường tủ, bàn ghế… gây ra tiếng ôn cao hơn tiêu chuẩn, thải ra các chất độc hại môi trường… Năm 2015 Nhà máy chế biến giấy tại thôn Lân Hát, xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn đã xả nước thải có chứa hóa chất tẩy giấy ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trong dong suối Bắc Sơn - Quỳnh Sơn - Long Đống - Thị Trấn Bắc Sơn làm cho thủy sản chết hàng loạt, hủy hoại môi trường sinh thái; UBND huyện Bắc Sơn đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất giấy, làm rõ nguyên nhân, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường… Đoàn kiểm tra đã sử phạt và tước giấy phép kinh doanh theo quy định.
Trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thì công tác thu gom chất thải, nước thải thì chỉ một phần chất thải công nghiệp đã được phân loại để tận thu, tái chế, xử lý, còn phần lớn vẫn được đổ thải trong các bãi thải của cơ sở, nhưng hầu hết các bãi thải không được xây dựng, quản lý đảm bảo vệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực. Chất thải xây dựng chưa được thu gom và quản lý, một phần được tận dụng để san lấp mặt bằng, một phần đang đổ thải bừa bãi. Còn chất thải công nghiệp nguy hại bước đầu đã được các cơ sở thu gom, phân loại và quản lý theo quy định, nhưng chưa triệt để, vẫn còn tình trạng đổ thải và bán chất thải nguy hại không theo quy định. Bên cạnh đó việc tự phát hình thành các bãi tập kết thu mua phế liệu vừa mất mỹ quan, làm dò dỉ chất độc hại gây ô nhiễm đất, nguồn nước…
Thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện đã được tăng cường, có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy, trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ, ngày càng tinh vi, nhiều chiêu trò như mua đất, xây dựng dự án phát triển nông nghiệp, sau đó tiến hành cải tạo đất để trồng cây, đào ao thả cá… chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời như khai thác vàng tại Lân Khuyến, quặng tại Lân Mòn xã Bắc Sơn, khai thác quặng tại xã Vũ Sơn, Chiến Thắng … ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, gây thất thu ngân sách, việc phối hợp giữa các ngành và chính quyền cấp huyện trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản chưa chặt chẽ, hiệu quả, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp tiến hành xây dựng cơ bản và đưa mỏ vào hoạt động chậm so với giấy phép.
Tuy vậy, hằng năm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã góp một phần tài chính đáng kể vào ngân sách của huyện thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4: Bảng kết quả thu phí BVMT trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn
TT Năm Số phải thu
(đồng) Tổng phí
thu được (đồng) Tỷ lệ thu (%)
1 2015 450.000.000 472.500.000 105
2 2016 495.000.000 529.650.000 107
3 2017 544.500.000 598.950.000 110
4 2018 598.950.000 600.000.000 102
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bắc Sơn năm 2018)
Bên cạnh nhưng cơ sở sản xuất công nghiệp, thì trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là một số hộ gia đình sản xuất với quy mô gia trại vẫn còn để xảy ra ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt một số khu vực. Trên địa bàn huyện cũng có khoảng 150 hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô trên 50 con/lứa, trong đó có 80% số hộ có hệ thống xử lý nước thải đơn giảm, còn lại 20% số hộ chất thải chưa được xử lý đều thải ra mương thủy lợi, suối và ý thức của người dân chưa được tốt nên vẫn còn tình trạng vứt rác sinh hoạt, xác chết gia súc, gia cầm xuống suối gây ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là suối Bắc Sơn, Thị Trấn, Vũ Lễ, Tân Thành, Nhất Hòa, Nhất Tiến. Còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì tỷ lệ hộ chăn nuôi hợp vệ sinh trên địa bàn huyện còn rất thấp với 9.908 hộ chăn nuôi mới chỉ 4.819 hộ chăn nuôi hợp vệ sinh, đạt 48,6% số hộ chăn nuôi, còn nhiều hộ chăn nuôi để gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước và không khí.
3.2.2.2. Hiện trạng các CSSXKD trong việc bảo vệ môi trường
Trên địa bàn huyện Bắc Sơn có một số cơ sở sản xuất kinh doanh sửa chữa, buôn bán, bán lẻ, dịch vụ cá thể trên địa bàn là 2.786 cơ sở. Liên quan đến công tác nộp thuế, phí trong công tác bảo vệ môi trường và có hồ sơ về môi trường cụ thể:
có 36 doanh nghiệp tư nhân, HTX kinh doanh ngành thương mại, dịch vụ thuộc nhóm kinh tế tập thể phải nộp thuế hoặc phí môi trường và có hồ sơ về môi trường.
Hiện tại các CSSXKD trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện Bắc Sơn có cam kết và phương án bảo vệ môi trường. CSSXKD và hộ gia đình trong việc bảo vệ môi trường. Trong các cơ sở chăn nuôi và hộ gia đình trên toàn huyện mới có 9 xã đạt, trong khi đó tại các xã nghiên cứu thì có 02 xã đạt chuẩn (xã Bắc Sơn, Vũ Sơn).
Bảng 3.5. Bảng hiện trạng các CSSXKD trong việc bảo vệ môi trường
STT
Hiện trạng các CSSXKD trong BVMT
Số lượng
cơ sở
Cơ sở có hệ thống theo
quy chuẩn cho phép
Tỷ lệ CSSXKD đạt chuẩn về môi trường %)
Đánh giá (Theo tiêu chí
NTM)
1 Toàn huyện
Cơ sở công nghiệp và
dịch vụ 547 495 90,50
Chưa đạt (Quy định 100%) Cơ sở
chăn nuôi 9.908 4.819 48,60
Chưa đạt (Quy định
≥ 50)
2 Các xã điều tra
Vũ Sơn Cơ sở công nghiệp
và dịch vụ 30 28 93,00 Chưa đạt
Cơ sở chăn nuôi 351 330 94,00 Đạt
Bắc Sơn Cơ sở công nghiệp
và dịch vụ 24 23 96,00 Chưa đạt
Cơ sở
chăn nuôi 170 163 95,80 Đạt
Vũ Lăng Cơ sở công nghiệp
và dịch vụ 32 27 84,40 Chưa đạt
Cơ sở chăn nuôi 567 291 51,30 Đạt