Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Bắc Sơn là một huyện miền núi nằm trên trục quốc lộ 1B và tỉnh lộ 241 chạy qua, có tọa độ từ 21º 40’ đến 21º 15’ độ vĩ bắc và 106º 06’ đến 106º 55 độ kinh đông, cách thành phố Lạng Sơn 85km, cách thành phố Thái Nguyên 74km theo quốc lộ 1B. Bắc Sơn phía bắc giáp huyện Bình Gia, phía nam giáp huyện Hữu Lũng, phía đông giáp huyện Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 01 thị trấn.
2.1.1.1. Địa hình
Bắc Sơn có địa hình khá phức tạp, có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn, có vòng cung núi đá vôi thuộc cánh cung Ngân Sơn - Bắc Sơn. Với địa hình karst, núi đá vôi là chủ yếu và bị chia cắt mạnh, Bắc Sơn có nhiều vách núi dựng đứng, xếp lớp. Độ cao trung bình của Bắc Sơn so với mặt nước biển là 400 m. Nằm giữa hệ thống núi đá vôi là hệ thống núi đất và xen kẽ những thung lũng đất đai khá bằng phẳng và màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và tạo nên cảnh quan thung lũng tuyệt đẹp.
2.1.1.2. Khí hậu
Địa hình huyện Bắc Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 21,3oC, vào mùa đông có lúc nhiệt độ xuống đến dưới 5oC và có nhiều sương muối nên thường xảy ra rét buốt. Độ ẩm trung bình trong năm là 84%, cao nhất là 95% và thấp nhất là khoảng từ 18% đến 60%. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.380mm. Tổng giờ nắng trong năm là 1.040 giờ. Bắc Sơn có hai hướng gió chính là gió mùa đông bắc thường xuất hiện từ khoảng tháng Chín đến tháng Ba Âm lịch của năm sau và gió đông nam từ khoảng tháng Tư đến tháng Tám âm lịch hằng năm. Về cơ bản, điều kiện khí hậu của huyện là mùa đông kéo dài, kèm theo hanh khô nên vụ sản xuất đông xuân thường gặp nhiều khó khăn. Sang mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao nên thích hợp với việc gieo trồng các loại cây, hoa màu, nhưng đôi khi cũng xảy ra lũ lụt, ngập úng, làm ảnh hưởng đến mùa vụ.
2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên
* Đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bắc Sơn là 69.942,56 hecta. Đất đai huyện Bắc Sơn có 8 loại xen kẽ lẫn nhau, phần lớn là đất feralit phong hóa từ đá vôi. Phần lớn đất Bắc Sơn có địa tầng dày trên 50cm (chiếm 72,6%), nhưng do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên chỉ thích hợp cho trồng rừng, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: Hecta Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Tốc độ phát triển 2017 /2015 (%)
TỔNG SỐ 69.942,56 69.942,56 69.942,56 100,0
Đất nông nghiệp 55.649,43 55.646,30 55.646,30 100,0 Đất sản xuất nông nghiệp 14.256,55 14.255,03 14.255,03 100,0 Đất trồng cây hằng năm 10.199,71 10.198,24 10.198,24 100,0
Đất trồng lúa 4.618,34 4.618,15 4.618,15 100,0
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 58,98 58,98 58,98 100,0
Đất trồng cây hằng năm khác 5.522,39 5.521,11 5.521,11 100,0
Đất trồng cây lâu năm 4.056,84 4.056,79 4.056,79 100,0
Đất lâm nghiệp có rừng 41.203,93 41.202,35 41.202,35 100,0
Rừng sản xuất 34.885,16 34.883,58 34.883,58 100,0
Rừng phòng hộ 6.318,77 6.318,77 6.318,77 100,0
Đất nuôi trồng thủy sản 188,95 188,92 188,92 100,0
Đất phi nông nghiệp 3.071,34 3.036,01 3.036,01 98,8
Đất ở 966,82 966,80 966,80 100,0
Đất ở đô thị 17,74 17,72 17,72 99,9
Đất ở nông thôn 949,08 949,08 949,08 100,0
Đất chuyên dùng 1.394,05 1.357,75 1.357,75 97,4
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 7,62 7,70 7,70 101,0
Đất quốc phòng, an ninh 72,53 33,93 33,93 46,8
Đất SX kinh doanh phi nông nghiệp 38,39 38,41 38,41 100,1 Đất có mục đích công cộng 1.275,51 1.277,71 1.277,71 100,2
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,83 1,83 1,83 100,0
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 52,61 53,60 53,60 101,9
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 654,46 654,46 654,46 100,0
Đất phi nông nghiệp khác 1,57 1,57 1,57 100,0
Đất chưa sử dụng 11.221,79 11.260,25 11.260,25 100,3
Đất bằng chưa sử dụng 582,30 581,52 581,52 99,9
Đất đồi núi chưa sử dụng 514,35 514,35 514,35 100,0
Núi đá không có rừng cây 10.125,76 10.164,38 10.164,38 100,4 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bắc Sơn từ năm 2015 - 2017)
Tính đến năm 2017, cơ cấu đất sử dụng là: Đất SXNN chiếm tỷ lệ 20,38%, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 58,91%, đất ở chiếm tỷ lệ 1,38% và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ 1,94%.
Diện tích các loại cây trồng lâu năm, hằng năm và cây ăn quả tương đối ổn định. Năm 2017, diện tích trồng cây lâu năm là 2.806,39 hecta, diện tích trồng cây hằng năm là 13.058,04 hecta và diện tích trồng cây ăn quả là 1.378,29 hecta. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Bắc Sơn tương đối ổn định, diện tích các loại đất có sự tăng, giảm không đáng kể.
* Nước: Tài nguyên nước của huyện gồm có hai nguồn: Nước mặt và nước ngầm.
* Nguồn nước mặt: Hệ thống suối, hồ phục vụ cho sinh hoạt, SXNN và các hoạt động khác… Hệ thống các con suối nhỏ gồm 5 suối, có chiều dài trên 70km, lưu lượng nước đạt 921 lít; có 13 hồ đập chứa nước, có diện tích mặt nước trên 250 hecta, dung tích lòng hồ 7.849.000 m3 nước. Ngoài ra còn có lượng nước mưa và nguồn nước ngầm được tích trữ trong các ao, hồ…
* Nguồn nước ngầm: Bắc Sơn năm trong địa hình Karst vì vậy nguồn nước ngầm có vai trò rất quan trọng, hiện nay tài nguyên nước trong lòng đất tương đối phong phú nằm ở độ sâu 20 - 30m.
* Tài nguyên rừng: Huyện Bắc Sơn đã được quy hoạch phát triển 2 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ)
Rừng sản xuất: Có tổng diện tích là: 22.335,10 ha. Cần tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, kết hợp trồng bổ sung các loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng
Trong quá trình CNH- HĐH đất nước nói chung và quá trình xây dựng mô hình NTM nói riêng và đặc biệt là quá trình thực hiện tiêu chí mô trường thì cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả thực hiện, nó thúc đẩy quá trình được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều so với sức người và hạ tầng, công nghệ cũ. Vì vậy Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong những năm qua các nguồn lực được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội vùng nông thôn phát triển nhanh hơn.
2.1.2.2. Dân số và lao động
Năm 2017, tổng dân số toàn huyện là 69.274 người, có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh, Dao,… trong đó dân tộc Tày chiếm phần lớn dân số của huyện (70%). Khu vực thành thị 4.513 người chiếm 6,5%, khu vực nông thôn 64.761 người chiếm 93,5%.
Dân số trên địa bàn huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Do sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy còn hiện tượng dư thừa lao động theo thời vụ, nên một số lao động đã chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại là khá lớn.
2.1.2.3. Tình hình xử lý rác thải tại địa bàn huyện Bắc Sơn
Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội nên tốc độ phát sinh rác ở nông thôn ngày một tăng. Do rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng lên và công cuộc CNH ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng.
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã các cấp, các ngành quan tâm tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, nhưng ở khu vực nông thôn phần lớn rác không được phân loại, thu gom, xử lý, mà vứt rác tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là vỏ thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và nguồn nước; cùng với tập quán chăn nuôi đại gia súc ở dưới gần sàn, nước thải từ vật nuôi chưa được thu gom… đã làm môi trường nông thôn bị ô nhiễm nặng. Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Sơn chỉ có Hợp tác xã Môi trường - Dịch vụ thương mại Minh Đức tổ chức thu gom rác thải, nhưng chỉ thực hiện được khu vực thị trấn, xã Quỳnh Sơn, thôn Long Hưng xã Long Đống, xã Bắc Sơn, Hưng Vũ, tuy nhiên chỉ thực hiện việc thu gom rác rải đối với những thông dọc đường quốc lộ 243, tổng số hộ được hợp đồng thu gom rác mới chiếm 12% số hộ trong toàn huyện và chỉ có 01 bãi rác của huyện, công nghệ xử lý rác còn rất đơn giảm chỉ là chôn lấp, chưa có công nghệ tái chế sử dụng rác, nguy cơ bị ô nhiễm khu vực bãi rác thải của huyện là rất cao. Nhân dân sống ở các xã còn lại tự xử lý rác thải bằng cách đốt hoặc chôn lấp, nhưng số hộ thực hiện chưa nhiều, đây cũng là vẫn đề khó khăn, bức súc, thách thức các cấp ủy Đảng, chính quyền tìm giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề môi trường nông thôn hiện nay.