C ÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính việt nam (Trang 37 - 40)

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ

1.1.3. C ÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ

Chính sách an toàn vĩ mô sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đạt được mục tiêu ổn định tài chính. Việc áp dụng các công cụ an toàn vĩ mô là khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống tài chính, độ mở của thị trường tài chính cũng như hiệu quả của chính sách tài khóa, tiền tệ mà quốc gia đang thực hiện. Tuy nhiên, việc phân loại các công cụ an toàn theo các nhóm khác nhau hiện còn chưa được các nhà nghiên cứu thống nhất. Dưới đây là cách phân loại công cụ an toàn vĩ mô của một số tổ chức quốc tế và nhà nghiên cứu:

- CGFS (2010) dựa trên khả năng bảo vệ hệ thống tài chính khỏi những tổn thương, chia công cụ an toàn vĩ mô thành: (i) nhóm công cụ liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy (leverage), (ii) nhóm công cụ đảm bảo thanh khoản hoặc rủi ro thị trường (liquidity/market risk), và (iii) nhóm công cụ liên quan đến sự liên kết lẫn nhau (interconnectedness).

- Theo Schoenmaker và Wierts (2011), Houben và cộng sự (2012), công cụ an toàn vĩ mô được chia thành 3 nhóm: (i) nhóm công cụ liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy, tín dụng và bùng nổ giá tài sản, (ii) nhóm công cụ điều chỉnh rủi ro, và (iii) nhóm công cụ liên quan đến cấu trúc thị trường và cơ sở hệ thống tài chính.

- IMF (2011) căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và chia các công cụ an toàn vĩ mô thành: (i) nhóm công cụ tác động đến hành vi của người cho vay, (ii) nhóm công cụ tập trung vào hành vi của khách hàng vay, và (iii) nhóm công cụ quản lý dòng vốn.

- Nier và Osiński (2013) căn cứ vào nguồn gốc hình thành cũng như các yếu tố liên quan đến tính chu kỳ và tính cấu trúc của rủi ro hệ thống, chia các công cụ an toàn vĩ mô thành: (i) nhóm công cụ liên quan đến vốn, (ii) nhóm công cụ liên quan đến tín dụng, và (iii) nhóm công cụ đảm bảo thanh khoản.

- Hội đồng Rủi ro hệ thống châu Âu - ESRB (2014) dựa trên mục tiêu của chính sách an toàn vĩ mô, phân loại các công cụ an toàn vĩ mô thành: (i) nhóm công cụ hạn chế tăng trưởng tín dụng và sử dụng đòn bẩy quá mức, (ii) nhóm công cụ xử lý chênh lệch kỳ hạn quá mức và thiếu thanh khoản thị trường, (iii) nhóm công cụ hạn chế nguy cơ rủi ro tập trung trực tiếp và gián tiếp, và (iv) nhóm công cụ xử lý động cơ lệch lạc và rủi ro đạo đức.

Bảng 1.2. Phân loại công cụ an toàn vĩ mô của các tổ chức quốc tế và các tác giả Tác giả/nhóm

nghiên cứu

Nhóm công cụ Các công cụ CGFS (2010)

dựa trên khả năng bảo vệ hệ thống tài chính khỏi những tổn thương

Nhóm công cụ liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy

- Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ trọng rủi ro, trích lập sự phòng, giới hạn phân phối lợi nhuận, trần tăng trưởng tín dụng

- Trần LTV, DTI, kỳ hạn Nhóm công cụ liên

quan đến thanh khoản hoặc rủi ro thị trường

- Yêu cầu về dự trữ/thanh khoản

- Giới hạn cho vay ngoại tệ, chênh lệch dòng tiền, giới hạn về trạng thái ngoại tệ mở Nhóm công cụ liên

quan đến sự liên kết lẫn nhau

- Các giới hạn về mức độ tập trung (cho vay) - Vốn đệm theo hệ thống

- ...

Schoenmaker và Wierts (2011), Houben và cộng sự (2012)

Nhóm công cụ liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy, tín dụng và bùng nổ giá tài sản

- Bộ đệm vốn nghịch chu kỳ;

- Định giá giá trị tài sản thông qua chu kỳ tạo lợi nhuận đối với các tài sản bảo đảm;

- Giới hạn trên của các tỷ lệ Cho vay trên thu nhập, Nợ trên thu nhập, Cho vay trên thế chấp (có điều chỉnh theo thời gian);

- Giới hạn của tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng theo thời gian.

Nhóm công cụ điều chỉnh rủi ro

- Mức phụ phí thanh khoản hệ thống điều chỉnh theo thời gian. Mức chi phí vốn trên các khoản phải trả của công cụ tài chính phái sinh;

- Mức thuế tính trên các khoản nợ được ngân hàng huy động từ thị trường vốn.

- Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi điều chỉnh theo thời gian;

- Xây dựng bộ đệm vốn đối phó với rủi ro thị trường khi xảy ra khủng hoảng.

Nhóm công cụ liên quan đến cấu trúc thị trường và cơ sở hệ thống tài chính

- Quyền hạn để chấm dứt hoạt động của các định chế có nguy cơ gây rủi ro hệ thống;

- Mức phí bảo hiểm tiền gửi có điều chỉnh theo rủi ro hệ thống;

- hạn chế cấp phép đối với các lĩnh vực kinh doanh tài chính có nguy cơ gây rủi ro hệ thống.

IMF, 2011 (căn cứ theo đối tượng điều chỉnh)

Nhóm công cụ tác động đến hành vi của người cho vay

Yêu cầu về vốn đệm chống rủi ro chu kỳ, tỷ lệ đòn bẩy, hoặc trích lập dự phòng rủi ro theo chu kỳ.

Nhóm công cụ tập trung vào hành vi của khách hàng vay

Công cụ tập trung vào hành vi của khách hàng vay

Nhóm công cụ quản lý dòng vốn (kiểm soát vốn)

Công cụ hướng vào các rủi ro đến từ các dòng vốn không ổn định

Nier và

Osiński, 2013 (căn cứ vào nguồn gốc hình thành rủi ro hệ thống)

Nhóm công cụ liên quan đến vốn

- Các yêu cầu về vốn chống rủi ro chu kỳ/biến đổi theo thời gian

- Trích lập dự phòng biến đổi theo thời gian - Các hạn chế về phân bổ lợi nhuận

Nhóm công cụ liên

quan đến tín dụng Giới hạn tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (LTV)

- Giới hạn tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) - Giới hạn cho vay bằng ngoại tệ

- Trần tín dụng hay tăng trưởng tín dụng Nhóm công cụ đảm

bảo thanh khoản

- Giới hạn vị thế ngoại tệ mở ròng/mất cân đối tiền tệ (NOP)

- Giới hạn về mất cân đối kỳ hạn (limits on maturity mismatch)

- Yêu cầu về dự trữ, tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR), tỷ lệ ổn định vốn ròng (NSFR)...

Hội đồng Rủi ro hệ thống châu Âu (ESRB, 2014)

Nhóm công cụ hạn chế tăng trưởng tín dụng và sử dụng đòn bẩy quá mức

- Bộ đệm vốn ngược chu kỳ, Bộ đệm rủi ro hệ thống, Bộ đệm vốn dự trữ

- Các yêu cầu về vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính, Tỷ lệ LTV, DTI...

(dựa trên mục tiêu trung gian)

Nhóm công cụ xử lý chênh lệch kỳ hạn quá mức và thiếu thanh khoản thị trường

- Yêu cầu bổ sung về thanh khoản, Giới hạn LTV, Bộ đệm thanh khoản; NSFR,

- Các yêu cầu về tài trợ ổn định khác

Nhóm công cụ hạn chế nguy cơ rủi ro tập trung trực tiếp và gián tiếp

- Bộ đệm rủi ro hệ thống, yêu cầu đối với khoản có nguy cơ rủi ro cao

- Các yêu cầu về vốn chủ sở hữu

- Các biện pháp đối với các khoản vay trong nội bộ khu vực ngân hàng

Mục tiêu xử lý động cơ lệch lạc và rủi ro đạo đức

- Yêu cầu bổ sung về vốn đối với các tổ chức tín dụng lớn

- Bộ đệm thanh khoản, Bộ đệm vốn dự trữ, - Các yêu cầu về vốn chủ sở hữu

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)