3.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
3.2.2. L ỰA CHỌN , SỬ DỤNG CÔNG CỤ AN TOÀN VĨ MÔ
Giống như các quốc gia khác trên thế giới, chính sách an toàn vĩ mô cùng với các công cụ của nó chỉ được NHNN Việt Nam quan tâm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các thuật ngữ liên quan đến chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các khái niệm khá sơ khai. Tên các công cụ chính sách an toàn vĩ mô mới chỉ dừng lại ở các báo cáo nghiên cứu tổng thể về vấn đề này ở mặt lý thuyết. Mặc dù vậy, giai đoạn 2000 đến 2016 có thể coi là một giai đoạn đặc biệt quan trong đối với hệ thống NHTM khi hệ thống phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vây, trong giai đoạn này, NHNN đã rất chủ động và linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ cũng như các chính sách an toàn vĩ mô khi ban hành hàng loạt các công cụ điều hành kể cả mang tính hành chính cũng như các công cụ kinh tế. Các công cụ này phần lớn mang tính truyền thống của chính sách tiền tệ nhưng trong số đó, một số công cụ thực chất lại chính là các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô.
Nói cách khác, mặc dù các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô chưa được ban hành theo góc độ an toàn vĩ mô nhưng mục tiêu và tác động hướng tới của các công cụ này thực chất vẫn nhằm tới đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống tài chính tại Việt Nam.
Với cách nhìn nhận như vậy, NCS cho rằng, các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô đã được kích hoạt và áp dụng tại Việt Nam dưới dạng phối hợp cùng với chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô đã được thực hiện tại Việt Nam theo từng nhóm được thể hiện thông qua các bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.
Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng các công cụ an toàn vĩ mô có liên quan đến tín dụng tại Việt Nam
STT Công cụ Bối cảnh kích hoạt Thời điểm và Mức kích hoạt Tác động /Mục đích
1 Trần tăng trưởng tín dụng đối với 1 hoặc 1 nhóm các NHTM
Hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ 2007-2009 trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến hệ thống NHTM Việt Nam đã bộc lộ nhiều vấn đề:
(i) Tỷ lệ nợ xấu lên đến 17-18%; (ii) Nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản;
(iii) Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng có sự suy giảm
- Tháng 1/2012: Các TCTD được phân loại vào bốn nhóm (1,2,3,4) dựa trên đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng với mức tăng trưởng tín dụng tối đa tương ứng là 17%, 15%, 8% và không tăng trưởng trong năm 2012.
- Tháng 1/2013: Các TCTD tiếp tục được phân nhóm, nhưng chỉ còn 3 nhóm với mức tăng trưởng tín dụng tối đa tương ứng là 12%,9% và 5% trong năm 2013.
- Đảm bảo tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý vừa kích thích tăng trưởng kinh tế vừa tránh tăng trưởng nóng gây ảnh hưởng tới ổn định hệ thống
- Đảm bảo tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý vừa kích thích tăng trưởng kinh tế vừa tránh tăng trưởng nóng gây ảnh hưởng tới ổn định hệ thống.
2 Quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ
- Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ.
Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định.
- Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân dẫn gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối.
- Những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ được phép vay bằng ngoại tệ
+ Thông tư 07/2011/TT-NHNN ngày 24/3/3011, hiệu lực ngày 9/5/2011;
+ Thông tư 03/2012/TT-NHNN ngày 08/3/2012;
+ Thông tư 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 + Thông tư 29/2013/TT-NHNN ngày 06/12/2013;
+ Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 thay thế Thông tư 29/2013/TT-NHNN và Thông tư số 07/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT- NHNN;
- Thông tư 42/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 24/2015/TT-NHNN chính thức chấm dứt cho vay ngoại tệ từ 1/10/2019.
- Giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ →giảm tình trạng đô la hóa tiền vay
- Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối;
+ Thông tư 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN.
+ Thông tư42/2018/TT-NHNN (hiệu lực ngày 1/10/2019) chính thức chấm dứt việc cho vay bằng ngoại tệ
3 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi
Hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ 2007-2009 trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến hệ thống NHTM Việt Nam đã bộc lộ nhiều vấn đề:
(i) Tỷ lệ nợ xấu lên đến 17-18%; (ii) Nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản;
(iii) Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng có sự suy giảm.
- Thông tư 36/2014/TT-NHNN
4 Giới hạn hệ số RR đối với dư nợ chứng khoán và BĐS
- Tín dụng tăng nhanh trong lĩnh vực chứng khoán và BĐS →bong bóng trên 2 thị trường này →nguy cơ RRTD tăng cao.
- NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định hệ số bằng 250% đối với các khoản đầu tư cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản nhằm kiểm soát cho vay vào hai lĩnh vực nhiều rủi ro này.
- Thông tư 36/2014/TT-NHNN: Tỷ lệ giảm còn 150% (có hiệu lực 1/2/2015)
- Hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên;
- Giảm tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro hệ thống 5 Tỷ lệ đảm bảo
(LTV)
Các quy định về LTV được ban hành theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016; tuy nhiên công cụ này sẽ có hiệu lực vào 2020.
6 Tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI hoặc DSC)
- Các quy định về DTI hoặc DSC được ban hành theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016; tuy nhiên công cụ này sẽ có hiệu lực vào 2020.
Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Trung Hậu và cộng sự (2018)
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng các công cụ an toàn vĩ mô có liên quan đến tiêu chuẩn về vốn tại Việt Nam
STT Công cụ Bối cảnh kích hoạt Thời điểm và Mức kích hoạt Tác động /Mục đích
1 Yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu
- Quyết định 296 và 297/QĐ-NHNN (1999) : CAR là 8%
- Quyết định 457/QĐ-NHNN (2005): CAR 8% (đối với các NHTM có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 8% tại thời điểm QĐ có hiệu lực, có thời hạn 3 năm để nâng tỷ lệ này về mức quy định, mỗi năm tăng tối thiểu 1/3 tỷ lệ còn thiếu.)
- Quyết định 03/QĐ-NHNN (2007): Hệ số thay đổi đối với cho vay chứng khoán...
- Thông tư 13/2010/TT-NHNN: CAR là 9%
- Thông tư 33/2011/TT-NHNN: CAR là 9% nhưng hệ số rủi ro lên tới 250% (Bỏ)
- Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg;
- Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg.
- Đảm bảo đủ vốn ứng phó với các rủi ro mà các NHTM có thể gặp phải →qua đó giúp ổn định hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng
2 Giới hạn về góp vốn, mua cổ phần
- Tính trạng sở hữu chéo tràn lan, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng (khuếch đại vốn tự có,….)
- Quyết đinh 457/QĐ-NHNN (2005) ban hành các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg;
- Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg;
- Hạn chế thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Trung Hậu và cộng sự (2018)
Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng các công cụ an toàn vĩ mô có liên quan đến thanh khoản tại Việt Nam
STT Công cụ Bối cảnh kích hoạt Thời điểm và Mức kích hoạt Mục đích
1 Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn
- Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao
→Mất cân đối về kì hạn giữa nguồn vốn và tài sản có nguy cơ
→Gây ra rủi ro thanh khoản
-1999:
NHTM nhà nước: 20%; TCTD hợp tác: 10%; Các NHTM còn lại: 25%
- 2003:
NHTM nhà nước: 30%; TCTD nhà nước khác: 25%; NH liên doanh: 30%; TCTD liên doanh: 25%; Chi nhánh NH NN: 30%; NHTMCP: 30%; TCTD cổ phần: 20%;
TCTD hợp tác: 10%
- 2005
NHTM: 40%; TCTD khác: 30%
- 2009:
NHTM, CTTC và công ty cho thuê TC: 30%; Quỹ tín dụng ND TW: 20%
-2015:
NHTM, chi nhánh NH NN và NH hợp tác xã: 60%; TCTD phi ngân hàng: 200%
- 2016:
NHTM, chi nhánh NH NN và NH hợp tác xã: 50%; TCTD phi ngân hàng: 200%
- 1/1/2018:
NHTM, chi nhánh NH NN và NH hợp tác xã: 45%; TCTD phi ngân hàng: 90%
- 1/1/2019
NHTM, chi nhánh NH NN và NH hợp tác xã: 40%; TCTD phi ngân hàng: 90%
-Giảm sự mất cân đối về vốn ngắn hạn và cho vay trung dài hạn→Giảm nguy cơ rủi ro thanh khoản
2 Tỷ lệ thanh toán
1992
Tỷ lệ tài sản động trên các khoản phải chi trả trong 3 ngày tiếp theo bằng 1. Trong đó, tài sản động gồm: tiền mặt tại quỹ, ngoại tệ tự do chuyển đổi tại quỹ, TG tại NHNN, vàng bạc đá quý, trái phiểu, cổ phiếu có thể bán ngay, thương phiếu đủ điều kiện tái chiết khấu trong ngày, giá trị các hợp đồng mà TCTD khác cam kết cho vay bù đắp khi thiếu hụt khả năng chi trả, các khoản có thể thu trong 3 ngày tiếp theo.
1999
Tăng khả năng thanh khoản của các NHTM
Tỷ lệ khả năng chi trả: TSC có thể thanh toán ngay trên TSN phải thanh toán ngay bằng 1
2005
Khả năng chi trả: Tỷ lệ TSC có thể thanh toán ngay/TSN đến hạn trong 1 tháng = 25%
Tỷ lệ TSC có thể thanh toán trong 7 ngày làm việc/TSN đến hạn trong 7 ngày làm việc = 1;
2010
Tỷ lệ giữa TSC thanh toán ngay và tổng nợ phải trả tối thiểu 15%; Tỷ lệ giữa TSC thanh toán ngay trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và TSN đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với cả đồng nội tệ và ngoại tệ (được quy đổi sang USD theo tỷ giá LNH cuối mỗi ngày) tối thiểu bằng 1
2015 (Thông tư 36)
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanhkhoản cao/Tổng nợ phải trả NHTM, chi nhánh NHNN, NH HTX:10%; TCTD phi ngân hàng: 1%
- Tỷ lệ khả năng chi trả nội tệ trong 30 ngày = TS có tính thanh khoản cao bằng nội tệ /Dòng tiền ra ròng bằng nội tệ trong 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau NHTM, chi nhánh NHNN, NH HTX :50%; TCTD phi ngân hàng: 20%
- Tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ trong 30 ngày = TS có tính thanh khoản cao bằng ngoại tệ /Dòng tiền ra ròng bằng ngoại tệ trong 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau
NHTM: 10%; Chi nhánh NHNN, NH HTX, TCTD phi NH: 5%
Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Trung Hậu và cộng sự (2018)
Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng các công cụ an toàn vĩ mô có liên quan đến ngoại hối tại Việt Nam
STT Công cụ Bối cảnh kích hoạt Thời điểm và Mức kích hoạt Tác động /Mục đích
1 Quy định trạng thái ngoại tệ
- Mất cân đối về cung cầu ngoại tệ→gây áp lực tới tỷ giá→biến động mạnh trên thị trường ngoại hối
- Có hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tại các NHTM
- Áp dụng từ năm 2002 theo Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về trạng thái ngoại tệ đối với các TCTD được phép hoạt động ngoại hối;
- Quyết định 1168/2003/QĐ-NHNN ngày 2/10/2003 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002.
- Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012.
- Giảm hiện tượng đầu cơ ngoại tệ →giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá tại các NHTM →giảm nguy cơ gây bất ổn hệ thống ngân hàng cũng như trên các thị trường tài chính - Giảm hiện tượng đầu cơ ngoại tệ →giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá tại các NHTM →giảm nguy cơ gây bất ổn hệ thống ngân hàng cũng như trên các thị trường
2 Kết hối ngoại tệ
- Mất cân đối về cung cầu ngoại tệ→gây áp lực tới tỷ giá→biến động mạnh trên thị trường ngoại hối
- Có hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tại doanh nghiệp
- Giai đoạn 1998-2002: Có áp dụng kết hối với các tỷ lệ 80% - 50% - 40% - 30% - 0% (ngày 2/4/2003) - Năm 2011: Áp dụng trở lại đối với 7 tổng công ty nhà nước (Thông tư 13/2011 ngày 31/5/2011)
- Giảm hiện tượng đầu cơ ngoại tệ →giảm nguy cơ gây bất ổn hệ thống ngân hàng cũng như trên các thị trường tài chính 3 Yêu cầu về tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ
- Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định.
- Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân dẫn gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối.
- Áp dụng từ năm 2003 theo Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 4% lên 6%
(9/4/2011); và 7% (1/6/2011)
- Giảm tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NHTM → giảm tình trạng đô la hóa tiền gửi - Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối;
4 Quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ
- Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân dẫn gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối.
Những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ được phép vay bằng ngoại tệ:
+ Thông tư 07/2011/TT-NHNN, ngày 24/3/3011, hiệu lực ngày 9/5/2011;
+Thông tư 03/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012 + Thông tư 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 + Thông tư 29/2013/TT-NHNN ngày 06/12/2013;
+ Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 thay thế Thông tư 29 /2013/TT-NHNN và Thông tư 07/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN;
+ Thông tư 31/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN.
Thông tư 42/2018/TT-NHNN có hiệu lực vào ngày 1/10/2019 chấm dứt hoạt động cho vay bằng ngoại tệ tại Việt Nam.
- Giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ →giảm tình trạng đô la hóa tiền vay
- Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối;
5 Trần lãi suất tiền gửi USD
- Mất cân đối cung cầu ngoại tệ
- Chênh lệch lãi suất nội tệ ngoại tệ quá lớn
→tiền gửi ngoại tệ tăng→đô la hóa tiền gửi ngoại tệ tăng
- Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân dẫn gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối.
- Chính thức áp trần lãi suất huy động USD là 3%
(ngày 9/4/2011); 2% (2/6/2011); 1,25%
(28/6/2013); 1% (18/3/2014); 0,25% cho TCTK và 0,75% cho cá nhân (29/10/2014); 0% cho TCKT và 0,25% cho cá nhân (29/9/2015); 0% cho cả hai (17/12/2015)
- Giảm tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NHTM → giảm tình trạng đô la hóa tiền gửi - Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối;
Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Trung Hậu và cộng sự (2018).