1.3. HIỆU LỰC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ
1.3.2. C Ơ CHẾ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ
1.3.2.1. Cơ chế truyền dẫn của các công cụ liên quan đến vốn
Khi cơ quan quản lý nâng cao yêu cầu về vốn hoặc dự phòng rủi ro bắt buộc, cơ chế truyền dẫn của công cụ này được mô tả ở sơ đồ 1.1 và sơ đồ 1.2.
Đối với khả năng tự hồi phục của hệ thống tài chính:
- Nâng cao yêu cầu về vốn đối với hệ thống ngân hàng sẽ tăng cường khả năng tự phục hồi của hệ thống ngân hàng. Bổ sung mức vốn đệm có nghĩa là các ngân hàng có thể chịu đựng tổn thất lớn hơn khi khả năng thanh khoản trở nên xấu đi, do vậy giảm khả năng xảy ra biến động lớn đến cung tín dụng và dịch vụ trung gian tài chính khác.
- Bên cạnh đó, khả năng tự phục hồi cũng có thể được tăng cường một cách gián tiếp thông qua: (i) tác động kỳ vọng đến hành vi của các thành viên tham gia trên thị trường cho vay và giá tài sản, từ đó tác động đến chu kỳ tín dụng/tài chính, và (ii) hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng.
Nguồn: CGFS (2012)
Đối với chu kỳ tín dụng/tài chính:
Khi nâng cao yêu cầu về vốn, các ngân hàng sẽ có 04 cách lựa chọn để xử lý phần thiếu hụt vốn là: (i) tăng lãi suất cho vay, (ii) giảm cổ tức và thưởng, (iii) phát hành cổ phần bổ sung, và (iv) giảm tài sản có tỷ trọng rủi ro cao. Ba sự lựa chọn đầu tiên sẽ khiến ngân hàng định giá lại các khoản cho vay theo hướng tăng lãi suất để bù đắp đối với các chi phí tăng lên do yêu cầu đối với vốn. Trên thị trường cho vay, việc định giá lại khoản vay theo hướng tăng lãi suất sẽ khiến nhu cầu tín dụng giảm, còn việc giảm tài sản có tỷ trọng rủi ro cao (lựa chọn thứ tư) sẽ khiến cung tín dụng của ngân hàng giảm.
Lách luật Giảm dự phòng tự nguyện
Nâng cao yêu cầu về vốn
Tăng lãi suất cho vay
Giảm cổ tức và thưởng
Phát hành cổ phần bổ
sung
Giảm tài sản có tỷ trọng rủi ro
cao
Định giá lại khoản vay
Giảm cầu tín dụng
Chuyển sang các tổ
chức phi ngân hàng
Giảm giá tài sản
Tác động đến chu kỳ tín dụng/tài chính
Tăng khả năng tự hồi phục của hệ thống tài chính
Kênh kỳ vọng
Tăng khả năng hấp thụ tổn thất
Quản lý rủi ro chặt chẽ hơn Các lựa chọn để xử
lý thiếu hụt vốn
Thị trường cho vay
Giảm cung tín dụng
Sơ đồ 1.1: Truyền dẫn của việc nâng cao yêu cầu về vốn
Ghi chú: ô nền vàng: phản ứng của ngân hàng; ô nền xanh: phản ứng của thị trường; ô chữ đỏ: lỗ hổng chính sách
Điều này sẽ dẫn đến các kết quả là: (1) những người có nhu cầu vay vốn chuyển sang sử dụng dịch vụ của các tổ chức phi ngân hàng, (2) ảnh hưởng đến chu kỳ tín dụng/tài chính (do tác động của lãi suất, cung cầu tín dụng), và (3) cùng với sự tác động thông qua kênh kỳ vọng sẽ khiến giá tài sản giảm và từ đó tác động gián tiếp đến chu kỳ tín dụng/tài chính.
Hiệu ứng kỳ vọng: Như trong trường hợp của cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ, kênh kỳ vọng rất là một phần quan trọng của cơ chế truyền dẫn của công cụ liên quan đến vốn của chính sách an toàn vĩ mô.
Một nhân tố có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ tác động dựa trên kỳ vọng là cường độ tín hiệu của chính sách. Mặc dù việc sử dụng công cụ liên quan đến vốn là tốn kém so với các chính sách ổn định tài chính mà chủ yếu dựa vào truyền thông và sự thuyết phục đạo đức, mức độ tin cậy lại được cải thiện. Tín hiệu như vậy thường có tác dụng rộng đối với các tiêu chuẩn cho vay và quản lý rủi ro, do đó sẽ làm tăng khả năng phục hồi của hệ thống.
Nguồn: CGFS (2012)
Ghi chú: ô nền vàng: phản ứng của ngân hàng; ô nền xanh: phản ứng của thị trường; ô chữ đỏ: lỗ hổng chính sách Thị trường cho vay
Lách luật Giảm Dự phòng tự nguyện
Nâng yêu cầu về vốn cho khu vực X Tăng lãi suất cho vay
Giảm cổ túc và thưởng
Phát hành cổ phần bổ sung
Giảm tài sản khu vực X
Định giá lại khoản vay ở khu vực
khác ?
Cầu tín dụng các khu vực
khác ?
Chuyển sang các tổ
chức phi ngân hàng
Giá tài sản khu vực
khác ?
Tác động đến chu kỳ tín dụng/tài chính
Tăng khả năng tự hồi phục của hệ thống tài chính
Kênh kỳ vọng
Tăng khả năng
hấp thụ tổn thất Quản lý rủi ro
chặt chẽ hơn Các lựa chọn để xử lý
thiếu hụt vốn
Cung tín dụng khu vực khác ?
Tài sản tại khu vực khác
Định giá lại khoản vay khu vực X
Giảm cầu tín dụng khu vực X
Giảm cung tín dụng khu vực X
Giảm giá tài sản khu vực X
Sơ đồ 1.2: Truyền dẫn việc nâng cao yêu cầu về vốn theo khu vực
Yếu tố khác ảnh hưởng đến việc điều chỉnh công cụ an toàn vĩ mô là sự hiểu biết của thành viên tham gia thị trường về phản ứng chính sách và khả năng giải thích việc này một cách chính xác. Nếu chính sách có thể dự đoán theo hướng này, các ngân hàng có thể thay đổi hành vi nhằm đáp ứng các hành động chính sách - ví dụ, bằng cách giảm cho vay đối với các lĩnh vực có dấu hiệu quá nóng. Việc kìm hãm tăng trưởng ở các lĩnh vực như vậy sẽ khiến cho người tham gia thị trường tin rằng nhu cầu vốn ở những lĩnh vực tăng trưởng nóng sẽ được đáp ứng một cách từ từ và do đó chu kỳ tăng trưởng tín dụng/tài chính sẽ được kéo dài hơn.