Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương
1.1.3. Nội dung đầu tư phát triển từ vốn ngân sách cấp thành phố
1.1.3.1. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) vào hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) kinh tế xã hội
Đây là khoản chi lớn trong chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN, bao gồm chi đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm như công trình giao thông, đê điều, bệnh viện, trường học, nhà văn hóa. Việc đầu tư xây dựng các công trình KCHT kinh tế -
kỹ thuật công cộng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các TPKT đầu tư mở rộng SXKD, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tính chất “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho mục tiêu công cộng.
Thứ nhất, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào hệ thống KCHT kinh tế - kỹ thuật: bao gồm việc đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, đầu tư giải phóng mặt bằng KCN, KCHT KCN, ĐTPT nông, lâm nghiệp thủy sản, ĐTPT khu thương mại, ĐTPT tiểu thủ công nghiệp, ĐTPT hệ thống điện, ĐTPT hệ thống thoát nước, ĐTPT hệ thống cấp nước, đầu tư mới, nâng cấp hệ thống chợ, trung tâm thương mại, ĐTPT hệ thống thông tin truyền thông.
Thứ hai, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào hệ thống KCHT xã hội: bao gồm ĐTPT KCHT trong lĩnh vực văn hóa, ĐTPT KCHT trong lĩnh vực thể dục thể thao, ĐTPT cơ sở vật chất trang thiết bị y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, ĐTPT KCHT trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, ĐTPT KCHT các khu dân cư, ĐTPT trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, ĐTPT trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan cung cấp dịch vụ công, đầu tư hệ thống xử lý rác thải, đầu tư hệ thống xử lý rác thải, đầu tư vào công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, hệ thống rừng phòng hộ, ĐTPT các khu du lịch. [5], [9]
1.1.3.2. Đầu tư phát triển cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế cần có sự tham gia của nhà nước
Hoạt động đầu tư này gắn liền với sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế. Trong đó, một mặt nhà nước bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực SXKD cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển KTXH, mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước thường cân nhắc rất thận trọng trong việc hỗ trợ, góp vốn đối với các lĩnh vực này. Nhà nước chỉ đầu tư với những ngành quan trọng có quy mô lớn để dẫn dắt nền kinh tế theo mục tiêu phát triển của nhà nước.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào các ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ sản xuất vật liệu mới) với quy mô vốn đầu tư lớn, nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào các lĩnh vực độc quyền nhà nước chẳng hạn: các lĩnh vực sản xuất, cung cấp, các vật liệu mới, các chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất hóa chất, thuốc nổ trong đó các sản phẩm sản xuất cho các lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Đầu tư vào những lĩnh vực này đòi hỏi cần có sự bí mật quốc gia.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào sản xuất, cung ứng, các dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội mà các khu vực này các khu vực khác không làm hoặc không có khả năng làm, hoặc không được phép thực hiện và hơn thế nưa đòi hỏi phải có sự độc quyền của nhà nước. Các lĩnh vực có ảnh hưởng lan tỏa đối với nhiều ngành, lĩnh vực, nền kinh tế do đó cần có sự độc quyền của nhà nước. [5], [9]
1.1.3.3. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vào phát triển khoa học công nghệ
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào phát triển KHCN bao gồm: đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các ngành, lĩnh vực khác như: giáo dục đào tạo, y tế, nông lâm ngư nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tích lũy vốn đầu tư của các ngành nói riêng, của địa phương nói chung. [5], [9]
1.1.3.4. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vào phát triển nguồn nhân lực
Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN vào phát triển nguồn nhân lực bao gồm: đầu tư cho công tác đào tạo, dạy nghề, đầu tư cho chăm sóc sức khỏe (tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh).
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ nguồn vốn NSNN đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. ĐTPT giáo dục góp phần nâng cao chất lượng trình độ của nguồn nhân lực của địa phương và tăng cường đầu tư chăm sóc sức khỏe đối với người lao động, đối với những người lao động trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN. Đây là những lực lượng nòng cốt tạo ra giá trị sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào tăng trưởng, phát triển KTXH của địa phương. [5], [9]