Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về tác đầu tư phát triển từ vốn ngân sách
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ
vốn NSNN
=
Tổng vốn ĐTPT từ NSNN
x 100 Tổng vốn ĐTPT trên địa bàn
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng vốn ĐTPT trên địa bàn, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm, chứng tỏ địa phương đã trích nguồn NS cho phát triển chung KT-XH và ngược lại.
-Tỷ trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tự tích lũy để đầu tư/Tổng vốn ĐTPT từ NSNN
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ vốn
NSNN (tự tích lũy để đầu tư)
=
Vốn ĐTPT từ NSNN tự tích lũy để đầu tư
x 100 Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh năng lực nội sinh của địa phương trong quá trình tập hợp vốn đầu tư cho phát triển KT-XH của địa bàn, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm chứng tỏ địa phương đó chủ động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn NSTW cấp, tăng dần sự tự chủ về tài chính cho địa phương và ngược lại.
- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN theo nội dung Cơ cấu vốn
ĐTPT từ NSNN theo nội dung =
Số vốn ĐTPT từ NSNN theo từng nội dung (kết cấu hạ tầng, hỗ trợ DNNN, phát triển
NNL, KHCN,….)
x 100 Tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá cơ cấu vốn ĐTPT của NSNN dành cho các nội dung đầu tư phát triển ra sao, nội dung đầu tư nào được ưu tiên quan tâm sử dụng NSNN cho đầu tư phát triển.
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Nguồn: Phòng Kinh tế Thành phố Cẩm Phả
Thành phố Cẩm Phả giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên ở phía Bắc, phía Nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Cách thủ đô Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km; thành phố nằm ở vị trí trung tâm, có khả năng kết nối giao thông cả trên bộ, trên biển với các điạ phương của tỉnh Quảng Ninh. Là cửa ngõ kết nối giao thông với Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn trong tương lai gần.
Thành phố Cẩm Phả là đơn vị hành chính đông dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh, sau thành phố Hạ Long. Là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than lớn nhất cả nước, trung tâm công nghiệp về cơ khí, điện kỹ thuật cao, có vị trí quan trọng về An ninh - Quốc phòng và giữ vai trò quan trọng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố có 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã), tổng diện tích tự nhiên là 486,45 km2, dân số trên 20 vạn người. Địa hình đồi núi chiếm 55,4% diện tích (trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%, ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả)
Thành phố được biết đến là một thành phố công nghiệp trọng điểm của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nơi hình thành giai cấp công nhân vùng mỏ và truyền thống cách mạng bất khuất, truyền thống “Kỷ luật đồng tâm”. Cẩm Phả sở hữu một trong những mỏ than lộ thiên lớn nhất của thế giới, với trữ lượng lớn và chất lượng than tốt. Nền kinh tế Cẩm Phả đã và đang phát triển chủ yếu dựa vào ngành khai thác than.Sản lượng khai thác than trên địa bàn Cẩm Phả chiếm khoảng 60% sản lượng than cả nước.Ngoài than đá thành phố có trữ lượng lớn về vật liệu xây dựng, đá vôi….giữ vai trò quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Ninh.Với đặc thù vị trí và cảnh quan thiên nhiên rất thuận tiện cho việc phát triển KT-XH về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống giao thông: Quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thông đối ngoại chính của thành phố, bên cạnh đó có tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đang đi vào hoàn thiện. Tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dương (thường gọi là đường 18B), tỉnh lộ 329 đi Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài là khoảng 40km. Thành phố có Cửa Ông - cảng quốc gia, các tàu lớn 6-7 vạn tấn có thể ra vào cảng. Ngoài ra còn có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hóa, vật liệu, phục vụ du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Cẩm Phả có thế mạnh về phát triển công nghiệp (khai thác than, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng), cảng biển, thương mại-dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn thành phố có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông, di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục. Hệ thống đảo, hang động phát triển du lịch tham quan thắng cảnh trên vịnh Bái Tử Long như đảo Nêm, Cống Đông, Cống Tây, động Hang Hanh, quần thể hang động Vũng Đục… khu nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Đá Chồng (Cẩm Thủy - Cẩm Thạch), khoáng nóng Quang Hanh. Trên địa bàn thành phố có trên 1.000 doanh nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó tập trung nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tập Đoàn than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin như: Công ty Cổ phần then Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cọc 6, Công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất, Công ty than Mông Dương,…
Từ khi mới thành lập, Cẩm Phả được xác định là đô thị công nghiệp phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh.Sau hơn 50 năm được thành lập ngày 06/1/2005, thành phố được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III.Ngày 21/02/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cẩm Phả. Ngày 17/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cẩm Phả là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang quan tâm quy hoạch, định hướng phát triển, có kế hoạch, chủ trương ưu tiên đầu tư phát
triển để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ du lịch phía Đông Bắc của tỉnh. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả có sự đồng thuận cao, công tác xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị có bước phát triển vượt bậc. (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả)
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) xác định xây dựng Cẩm Phả trở thành Thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ đồng bộ, bền vững, thân thiện với môi trường. Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 12,89% (Trong đó, dịch vụ tăng 14,74%; Công nghiệp, xây dựng tăng 12,3%; Nông nghiệp tăng 4,57%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hường công nghiệp - dịch vụ: Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng chủ yếu và cao nhất, năm 2015 chiếm 72,29%, năm 2016 chiếm 71,64% và năm 2017 chiếm 70,64%; Thương mại và dịch vụ có chiều hướng gia tăng, năm 2015 chiếm 25,4%; năm 2016 chiếm 26,5% và năm 2017 chiếm 28,30%; Nông lâm thủy sản giảm, năm 2015 chiếm 2,31%; năm 2016 chiếm 1,86% và năm 2017 chiếm 1,06%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 10.430 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch tỉnh giao, 100,8% kế hoạch thành phố. Thu ngân sách thành phố đạt 1.494 tỷ đồng bằng 123,24% kế hoạch tỉnh, bằng 119% kế hoạch thành phố và tăng 39% so với cùng kỳ. Đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và dành 49,06% tổng chi phí 2 cấp để đầu tư xây dựng hạ tầng. Điển hình là đầu tư xây dựng các công trình chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng nông thôn mới, trường học,... (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả)
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Cẩm Phả từ năm 2015- 2017 Nguồn: Phòng Kinh tế Thành phố Cẩm Phả
Về văn hóa xã hội: Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, công tác y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm toàn diện, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến nay 3 cấp học do thành phố quản lý đã có 55/55 trường cao tầng hoá, đạt tỷ lệ 100%; 52/55 trường chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 94,5%. Lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm khoảng 4.500 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) đến năm 2017 giảm xuống 0,4%. Bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,62%. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 7,3%, tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đạt 98,1%.
Các cơ sở y tế ngày càng được nâng cấp về quy mô, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; số giường bệnh đạt 61 giường/1 vạn dân; số bác sĩ đạt 14,25 bác sĩ/1 vạn dân. (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả)
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố còn có những hạn chế, tồn tại: kinh tế tăng trưởng khá nhưng ở một số lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản dịch vụ phát triển còn chậm, quy mô nhỏ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn chậm. Một số ngành, lĩnh vực chưa tạo được đột phá trong sản xuất, kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh CNH - HĐH còn chậm. Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, ảnh đến việc thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn. (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả)
3.1.3. Tình hình đầu tư phát triển tại thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017
Quy mô vốn đầu tư phát triển tại thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017 được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, phục vụ cho nhu cầu ĐTPT của thành phố tăng nhanh qua các năm.
Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu đầu tư phát triển tại thành phố Cẩm Phả từ năm 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển
GĐ 2015-
2017 (%) Số tiền
(tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Theo cấp quản lý 9426,2 100 9596,8 100 9843,8 100 102,19 Trung ương 8940 94,84 9026,1 94,05 9245,2 93,92 101,69 Địa phương 486,2 5,16 570,7 5,95 598,6 6,08 110,96 Theo khoản mục đầu
tư 9426,2 100 9596,8 100 9843,8 100 102,19
Vốn đầu tư XDCB 383 4,06 447,3 4,66 784,9 7,97 143,16 Vốn đầu tư mua sắm
TSCĐ không qua XDCB
3327,5 35,3 3545,2 36,94 3648,2 37,06 104,71 Vốn đầu tư bổ sung
cho vốn lưu động 2254,7 23,92 2502,1 26,07 2547,9 25,88 106,3 Vốn đầu tư khác
(chương trình NTM) 3461 36,72 3102,2 32,33 2862,8 29,08 90,95 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cẩm Phả)
Qua bảng số liệu cho thấy, kết quả đạt được ĐTPT thành phố cụ thể như sau:
Theo phân cấp quản lý có xu hướng cơ cấu vốn của địa bàn thành phố tăng hàng năm, năm 2015 đạt 486,2 tỷ đồng, chiếm 5,16%; năm 2016 đạt 570,7 tỷ đồng, chiếm 5,95% và năm 2017 đạt 598,6 tỷ đồng chiếm 6,08%. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2015 đạt 8940 tỷ đồng, chiếm 94,84%, năm 2016 đạt 9026,1 tỷ đồng, chiếm 94,05% và năm 2017 chiếm 9245,2 tỷ đồng, chiếm 93,92%, tốc độ phát triển vốn địa phương tăng 10,96% trong cả giai đoạn 2015-2017. Nguyên nhân của tình trạng này là do thành phố Cẩm Phả là thành phố công nghiệp, chủ yếu nguồn vốn NSNN chi cho ĐTPT cho các hoạt động khai thác khoáng sản như than, điện (nhiệt điện).
Theo khoản mục đầu tư, hoạt động ĐTPT từ vốn NS của thành phố Cẩm Phả được phản ánh qua 4 hạng mục, trong đó vốn đầu tư dành cho mua sắm TSCĐ không qua XDCB chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2015 đạt 3.327,5 tỷ đồng chiếm 35,3%; năm 2016 đạt 3.545,2 tỷ đồng, chiếm 36,94% và năm 2017 chiếm 3.648,2 tỷ đồng, chiếm 37,06%, tốc độ phát triển giai đoạn 2015- 2017 đạt 4,71%. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ thấp nhất, năm 2015 đạt 383 tỷ đồng, chiếm 4,06%; năm 2016 đạt 447,3 tỷ đồng, chiếm 4,66% và năm 2017 đạt 784,9 tỷ đồng, chiếm 7,97%, tốc độ phát triển vốn cả giai đoạn đạt 43,16%. Hiện nay nguồn vốn XDCB được phân bổ cho các dự án, công trình hoàn thành, công trình chuyển tiếp, công trình khởi công mới ở tất cả các lĩnh vực phục vụ cho cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh của thành phố. Thành phố Cẩm Phả có nhiều dự án trọng điểm, dàn trải các phường, xã trên địa bàn, phát triển các cụm công nghiệp; giao thông đường bộ, tu bổ và chỉnh trang đô thị, di tích, xây dựng tu bổ trường học, bệnh viện, cầu cảng....
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển từ vốn ngân sách địa phương của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) vào hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) kinh tế xã hội
Trong giai đoạn 2015-2017, thành phố đã đầu tư nhiều hạng mục cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội.
Thống kê nguồn vốn NSNN sử dụng thể hiện tại bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3.2: Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN cho kết cấu hạ tầng và kinh tế xã hội của thành phố Cẩm Phả từ năm 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển 2015- 2017 (%) Số
tiền (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Tổng 1586,4 100 1654,7 100 1761,2 100 105,37
1.Đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng Kinh tế kỹ thuật 1254,1 79,05 1345,8 81,33 1400,5 79,52 105,68
Giao thông 80,9 5,1 78,5 4,74 78 4,43 98,19
Thủy lợi 7,2 0,45 7,2 0,44 8,6 0,49 109,29
Khu công nghiệp 454,4 28,64 481,7 29,11 502,5 28,53 105,16 Nông lâm nghiệp thủy sản 14,1 0,89 15,2 0,92 20,4 1,16 120,28 Thương mại, dịch vụ 92,1 5,81 97,4 5,89 103,7 5,89 106,11 Tiểu thủ công nghiệp 111,9 7,05 121,4 7,34 132,9 7,55 108,98
Điện 154,8 9,76 164,8 9,96 170,1 9,66 104,83
Hệ thống thoát nước 156,2 9,85 160,7 9,71 164 9,31 102,47
Hệ thống cấp nước 134,8 8,5 143,9 8,7 151 8,57 105,84
Thông tin và truyền thông 47,7 3,01 75 4,53 69,3 3,93 120,53 2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng xã hội 332,3 20,95 308,9 18,67 360,7 20,48 104,19
Văn hóa 32,8 2,07 33,4 2,02 34 1,93 101,81
Thể dục thể thao 27,1 1,71 29,7 1,79 30,2 1,71 105,56
Y tế 47,5 2,99 52,9 3,2 55,4 3,15 108
Giáo dục đào tạo 67,9 4,28 45,7 2,76 58,7 3,33 92,98
Khu dân cư 18,9 1,19 21,4 1,29 30,4 1,73 126,83
An ninh quốc phòng 38,2 2,41 40,2 2,43 42 2,38 104,86
Trụ sở cơ quan nhà nước 59,4 3,74 50,1 3,03 55 3,12 96,23
Xử lý rác thải 14,1 0,89 8,1 0,49 9,2 0,52 80,78
Du lịch 26,4 1,66 27,4 1,66 45,8 2,6 131,71
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cẩm Phả)
* Đối với đầu tư phát triển vào kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật bao gồm:
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào KCHT giao thông: hiện nay giao thông của thành phố Cẩm Phả đã khá đồng bộ, thành phố hoàn thành quy hoạch phân khu tỷ lệ, đảm bảo tuyến giao thông đường bộ và đường biển, tỷ lệ vốn NSNN cho KCHT giao thông giảm hàng năm, năm 2015 chiếm 5,1%;
năm 2016 chiếm 4,74% và năm 2017 chiếm 4,43%. Tốc độ phát triển vốn ĐTPT cho giao thông giảm nhẹ còn 98,19%.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào thủy lợi: do thành phố Cẩm Phả phát triển chủ yếu về công nghiệp nên vốn NSNN cho thủy lợi nhỏ, phục vụ một phần nhu cầu phát triển nông lâm thủy sản, tỷ lệ vốn này dưới 0,5%; cụ thể năm 2015 chiếm 0,45%, năm 2016 chiếm 0,44% và năm 2017 chiếm 0,49%.
Tốc độ phát triển vốn NSNN cho ĐTPT vào thủy lợi là 9,29%. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình bão lũ phức tạp, nên năm 2017 thành phố đã cho nâng cấp, sửa chữa các tuyến thủy lợi, triển khai xây dựng 04 công trình, khơi thông 23 tuyến mương, cống thoát nước nên mức đầu tư tăng hơn so với các năm 2015,2016.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào khu công nghiệp: chủ yếu là hoạt động giải phóng mặt bằng, các khu công nghiệp, nhằm xây dựng KCHT cho các khu công nghiệp nên mức đầu tư cho hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2015 chiếm 28,64%; năm 2016 chiếm 29,11% và năm 2017 chiếm 28,53%, tốc độ phát triển vốn NSNN cho ĐTPT các khu công nghiệp là 5,16%, gồm các cụm công nghiệp Quang Hanh, cụm công nghiệp Cẩm Phú – Cẩm Thịnh. Như vậy việc sử dụng vốn NSNN cho KCN đều có lộ trình.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản:
qua các năm 2015-2017, tỷ trọng vốn NSNN cho lĩnh vực này tăng, năm 2015 chiếm 0,89%; năm 2016 chiếm 0,92% và năm 2017 chiếm 1,16%, hiện tại thế mạnh lớn nhất của thành phố về lĩnh vực này đó là thủy sản và dự án dược liệu, trong đó phải kể đến là dự án sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến thức ăn cho tôm công nghệ cao tại xã Cộng Hòa; 34 sản phẩm thuộc
chương trình OCOP (mỗi xã phường một sản phẩm) được phân hạng chủ yếu là dược liệu (trà hoa vàng, giảo cổ lam...) ở cấp tỉnh.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN cho hoạt động thương mại và dịch vụ:
quy mô vốn NSNN đầu tư có tăng hàng năm, năm 2015 chiếm tỷ trọng là 5,81%; năm 2016 chiếm 5,89% và năm 2017 chiếm 5,89%, tốc độ phát triển vốn đạt 6,11%, như vậy cho thấy thương mại và dịch vụ tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, hoạt động xúc tiến đầu tư được kêu gọi, thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) để thu hút nguồn lực đầu tư xã hội hóa để nhằm hoạt động thương mại và dịch vụ được đẩy mạnh hơn nữa.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào KCHT tiểu thủ công nghiệp: đầu tư vốn NSNN tăng hàng năm, năm 2015 chiếm 7,05%; năm 2016 chiếm 7,34%
và năm 2016 chiếm 7,55%; hiện nay thành phố đã và đang thực hiện công tác xây dựng hạ tầng để di chuyển các cụm – khu tiểu thủ công nghiệp di dời nhằm đảm bảo môi trường đô thị, trước mắt đã đầu tư để di dời cơ sở thu mua phế liệu trong dân cư vào các cụm công nghiệp.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào KCHT cho hệ thống điện: để phát triển thành phố công nghiệp, dịch vụ hệ thống điện được đầu tư khá lớn, chủ yếu phát triển hệ thống ngầm, cáp viễn thông nhằm nâng cao và chỉnh trang hình ảnh đô thị, tỷ lệ vốn NSNN cho KCHT hệ thống điện thay đổi hàng năm, năm 2015 chiếm 9,76%, năm 2016 chiếm 9,96% và năm 2017 chiếm 9,66%, tốc độ phát triển vốn đạt 4,83%.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN cho KCHT thoát nước: chủ yếu là xây dựng KCHT cho xử lý nước thải sinh hoạt dân cư và khu công nghiệp nên mức đầu tư có tỷ lệ tăng hàng năm, năm 2015 chiếm 9,85%, năm 2016 chiếm 9,71% và năm 2017 chiếm 9,31%, tốc độ phát triển vốn của giai đoạn đạt 2,47%.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN cho KCHT cấp nước: chủ yếu là ĐTPT cho KCHT cấp nước sạch cho thành phố, trong đó tỷ lệ đầu tư cao nhất năm 2016 chiếm 8,7%, năm 2015 chiếm 8,5% và năm 2017 chỉ chiếm 8,57%, tốc