Hoàn thiện khâu tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển từ vốn ngân sách cấp thành phố

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển từ vốn ngân sách địa phương của thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 92)

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đầu tư phát triển từ vốn ngân sách địa phương của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

4.2.3. Hoàn thiện khâu tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển từ vốn ngân sách cấp thành phố

Cần thay đổi nhận thức, quan điểm về đầu tư phát triển; về dài hạn cần giảm bớt đầu tư công, tăng đầu tư phát triển từ các nguồn vốn ngoài ngân sách, xã hội hóa đầu tư. Tập trung đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kiên quyết từ chối các dự án đầu tư không rõ mục đích, không cân đối với nguồn lực, không xác định được phân kỳ đầu tư cho phù hợp làm lãng phí nguồn lực.

Thực hiện nghiêm tức quy trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư phát triển và Nghị định 136/2015/NĐ- CP hướng dẫn một số nội dung của Luật Đầu tư phát triển. Trước khi quyết định đầu tư cần chú trọng khâu điều tra, khảo sát nhất là những ảnh hưởng và tác động của dự án đối với môi trường và xã hội; phân tích kỹ lưỡng làm rõ tính hiệu quả của dự án, nhu cầu đầu tư dự án; lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp; xác định chính xác nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn… từ đó có các quyết định đầu tư đúng đắn đảm bảo hiệu quả trong cả quá trình đầu tư và hiệu quả sau khi hoàn thành đi vào khai thác, sử dụng. Cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để phân tích, lựa chọn dự án đầu tư, hạn chế đầu tư dàn trải thiếu trọng điểm (theo lĩnh vực, yêu cầu đầu tư, sự tác động với phát triển kinh tế xã hội của địa phương); ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, công trình cấp bách, công trình phát huy được lợi thế so sánh của địa phương; kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư nếu xét thấy không có hiệu quả, không phù hợp với các tiêu chí mới hay ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội (không rõ mục đích, không xác định được nguồn lực). Ngoài ra, cần tăng cường trách nhiệm của người quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư, kiên quyết xử lý nếu quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả; trường hợp làm thất

thoát, lãng phí vốn đầu tư cần xử lý nghiêm tức và bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Cần thay đổi trong quan điểm thu hút dự án đầu tư đối với dự án ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ. Kiên quyết từ chối đối với các dự án kém hiệu quả, dự án không phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cảu địa phương, dự án từ nguồn vay lại ngoài khả năng cân đối của ngân sách địa phương; dự án có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính không phù hợp với quy định của nhà nước (nhất là các dự án đầu tư theo hình thức vay lại). Nên thu hút đầu tư các dự án có cấu phần XDCB để phát triển hạ tầng; giảm dần các dự án có cấu phần hành chính sự nghiệp, cơ chế tài chính không phù hợp (mua ô tô; định mức chi theo chế độ ngoài nước). Có chính sách quản lý hiệu quả dự án ODA, hạn chế các dự án vốn vay để đảm bảo an toàn nợ công.

Trong công tác giải phóng mặt bằng: Đảm bảo công tác GPMB phải luôn đi trước một bước trong quản lý dự án đầu tư phát triển. Cần có chính sách GPMB và tái định cư phù hợp; phương án GPMB hợp lý; chính sách đền bù thỏa đáng. Muốn vậy, phải làm tốt khâu thống kê, kiểm đếm, xây dựng định mức, đơn giá đền bù; nêu cao tinh thần tình thần trách nhiệm của các Hội đồng đền bù GPMB và chính quyền địa phương; hạn chế thấp nhất việc kê khai thiếu hay khai khống, khai trùng khối lượng để trục lợi. Bên cạnh đó cần ưu tiên bố trí vốn đúng tiến độ GPMB, sớm hoàn thành bàn giao mặt bằng, nhất là các dự án ODA để đảm bảo tiến độ triển khai dự án. Nâng cao hiệu quả sử sụng vốn GPMB; chi trả kịp thời; thu ứng đúng tiến độ.

Công tác khảo sát lập, thẩm định dự án và thiết kế dự toán: Nâng cao vai trò trách nhiệm về chế tài xử lý đối với các đơn vị tư vấn (tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế lập dự toán, tư vấn giám sát). Làm tốt khâu cấp phép và cấp chứng chỉ hành nghề cho các đơn vị tư vấn; đăng tải công khai thông tin và năng lực của các đơn vị tư vấn tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn. Rà soát kỹ năng lực của các đơn vị tư vấn theo đúng quy định trước khi lựa chọn;

có biện pháp quản lý và giảm thiểu việc lợi dụng mượn hồ sơ năng lực để tham gia đấu thầu (chứng chỉ năng lực); giám sát chặt chẽ các đơn vị tư vấn, nhất là tư vấn thẩm định, tư vấn thiết kế và giám sát thi công. Mặt khác tăng cường quản lý đối với các nhà thầu tư vấn theo hợp đồng kinh tế; hợp đồng càng đầy đủ, càng chi tiết càng dễ xử lý; kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của hợp đồng; truy cứu trách nhiệm và bồi thường vật chất nếu do lỗi của nhà thầu tư vấn gây ra).

Bên cạnh đó cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thẩm tra, thẩm định (sở Xây dựng, sở quản lý công trình chuyên ngành). Có cơ chế phân công, phân cấp rõ ràng; bố trí cán bộ đủ năng lực tham gia thẩm định (cả về số lượng và trình độ); tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thẩm định. Về lâu dài, cần ủy quyền hoặc chỉ định đơn vị tư vấn đủ năng lực thẩm định (sở Xây dựng, sở quản lý công trình giới thiệu đơn vị thẩm định để chủ đầu tư ký hợp đồng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình).

Công tác lựa chọn nhà thầu: Cần rà soát thường xuyên và thông báo rộng rãi danh sách các nhà thầu trên địa bàn (nhà thầu đủ năng lực, nhà thầu không đủ năng lực, nhà thầu từng xảy ra sai phạm). Kiên quyết loại khỏi danh sách những nhà thầu yếu năng lực (tài chính, phương tiện kỹ thuật, nhân lực…) và các nhà thầu đã xảy ra sai phạm khi tham gia đấu thầu và thực hiện thi công các công trình trên địa bàn trước đó. Tăng cường công tác quản lý lựa chọn nhà thầu, nhất là các gói thầu thực hiện theo hình thức liên danh (xử lý nghiêm đối với lợi dụng liên danh để dàn xếp trong đấu thầu); có chế tài và xử lý triệt để các biểu hiện cực trong công tác lựa chọn nhà thầu (thông thầu, dàn xếp trong đấu thầu; để lộ thông tin trong đấu thầu…) để làm lành mạnh hóa công tác đấu thầu đảm bảo công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu.

Công tác quản lý hợp đồng: Tăng cường quản lý theo hợp đồng theo đúng quy định tại Nghị định 37/2015/NĐCP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng (Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp

đồng; Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung quản lý hợp đồng tư vấn xây dựng; Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung hợp đồng thi công xây dựng…). Hợp đồng phải căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu để xác định hình thức cho phù hợp; phải quy định rõ và có thảo thuận chi tiết về các điều khoản: hình thức hợp đồng, nội dung và khối lượng thực hiện, tài khoản chuyển tiền, điều khoản thanh toán, tạm ứng, thu hồi tạm ứng… Đặc biệt hợp đồng phải quy định rõ các nguyên tắc điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh; nội dung, phương pháp, trình tự, cơ sở dữ liệu làm căn cứ điều chỉnh; hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh hợp đồng nếu hợp đồng không quy định cụ thể hay lợi dụng những sơ hở của hợp đồng để điều chỉnh, tùy tiện trái nguyên tắc. Mặt khác, khi xác lập hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu phải thỏa thuận và quy định rõ điều khoản và chế tài khi xảy ra sai phạm (bên giao thầu:

không thanh toán theo đúng tiến độ, cung cấp tài liệu, điều kiện không đúng cam kết; làm cho công tác triển khai bị gián đoạn …bên nhận thầu: chất lượng không đảm bảo, kéo dài thời gian do lỗi của nhà thầu gây ra…); khi xảy ra vi phạm hợp đồng phải xử lý nghiêm theo đúng các điều khoản của hợp đồng (chấm dứt hợp đồng, bồi thường hợp đồng), như vậy mới tăng kỷ cương, kỷ luật trong hợp đồng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các bên khi tham gia thực hiện hợp đồng.

Công tác thanh toán, quyết toán: Cần phối hợp tốt và nâng cao vai trò của các chủ thể tham gia: Chủ đầu tư - Nhà thầu - cơ quan Kho bạc (nhà thầu thi công đúng tiến độ theo hợp đồng; chủ đầu tư kịp thời tổ chức nghiệm thu và hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục thanh toán; Kho bạc giải ngân vốn kịp thời cho nhà thầu trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư) như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn (triển khai đúng tiến độ góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn;

giải ngân kịp thời góp phần đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình hoàn thành đi vào khai thác sử dụng).

Đối với quyết toán dự án hoàn thành, để hạn chế việc tồn đọng các dự án hoàn thành nhưng chậm quyết toán cần tăng cường vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư; phân loại và xác định nguyên nhân chậm quyết toán; phải có chế tài xử lý theo quy định tại Nghị định về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng. Sở Tài chính cần tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ thẩm tra quyết toán; bổ sung con người trang thiết bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu; tăng cường phối hợp với KBNN (cung cấp danh mục công trình hoàn thành, đối chiếu số liệu thanh toán…). Ngoài ra để giảm áp lực về hồ sơ, cần tăng cường phân cấp trong thẩm tra quyết toán và các chủ đẩu tư nên áp dụng hình thức thuê kiểm toán độc lập tham gia thẩm tra quyết toán làm cơ sở để cấp thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển từ vốn ngân sách địa phương của thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)