Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác đầu tư phát triển từ vốn ngân sách địa phương của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Quan điểm
Cần phải xác định mục tiêu và phương hướng ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói chung, ĐTPT kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả nói riêng nhằm đảm bảo tính chất đồng bộ trong quá trình phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nội lực của thành phố đồng thời phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh Quảng Ninh.
Cần phải nâng cao hiệu quả và bền vững trong ĐTPT kinh tế từ nguồn vốn NSNN trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và sức mạnh của các địa bàn thuộc thành phố. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN của thành phố Cẩm Phả trước hết phải được xây dựng trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các yếu tố lợi thế so sánh hay thế mạnh của thành phố, nhất là các lợi thế về tài nguyên, đất đai, KCHT kinh tế-xã hội. Theo quan điểm hiệu quả, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN của thành phố Cẩm Phả cần phải dựa trên cơ sởcác trụ cột tăng trưởng là các vùng động lực tăng trưởng và các ngành, sản phẩm mũi nhọn, cần phải áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất của các yếu tố nguồn lực tăng trưởng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
Coi nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là động lực để thu hút và thúc đẩy từ các nguồn vốn khác. Trước yêu cầu phát triển của thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới theo hướng bứt phá và bền vững, nhu cầu vốn ĐTPT trên địa bàn thành phố là rất lớn, tốc độ tăng của nhu cầu vốn ĐTPT từ NSNN
lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP, do vậy việc huy động các nguồn vốn khác cho ĐTPT, giảm gánh nặng cho NSNN là yêu cầu cấp thiết.
Chính vì vậy, thành phố Cẩm Phả cần chủ động thực hiện tái cấu trúc ĐTPT từ nguồn vốnNSNN theo hướng cắt giảm đầu tư công, tăng cường các biện pháp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án KCHT kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn.
4.1.2. Phương hướng
Thứ nhất, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là tiên phong có nghĩa là ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải đi đầu vào những địa bàn, ngành, lĩnh vực mà chưa có khu vực nào đầu tư ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là đầu tư vào những địa bàn, ngành, lĩnh vựcmà các khu vực khác (tư nhân, nước ngoài) không muốn đầu tư và không có khảnăng đầu tư.
Thứ hai, tập trung ĐTPT từ nguồn vốn NSNN về KCHT kinh tế - xã hội tạo bước đột phá. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy các hoạt động ĐTPT của tỉnh. Tuy nhiên, ĐTPT hệ thống KCHT kinh tế - xã hội là hoạt động đầu tư dài hạn, ít có hiệu quả kinh tế ngay, không hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân hay đầu tư nước ngoài. Do vậy, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN có vai trò quan trọng trong ĐTPT kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc thành phố Cẩm Phả lựa chọn kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nào để đầu tưtrong từng thời điểm để tập trung nguồn lực có hạn của mình sao cho có hiệu quả là điều cần phải cân nhắc. Giai đoạn 2015- 2020 cần hoàn thiện quy hoạch hệ thống KCHT kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố theo hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm và ĐTPT tập trung, dứt điểm những công trình KCHT kinh tế xã hội then chốt, hiện đại, đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các KCN trên địa bàn thành phố.
Thứ ba, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực thế mạnh của thành phố. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN cần tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện tận dụng tối đa những tiềm năng, thế mạnh của
thành phố trong việc phát triển các ngành nghề, các lĩnh vực tiềm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các ngành, lĩnh vực đó từ đó góp phần nâng cao hiệu quả ĐTPT, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
Thứ tư, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Nguồn nhân lực trình độ cao là điều kiện tiền đề để phát triển của một đất nước nói chung, một địa phương nói riêng. Để đạt được những kết quả đó thì thành phố Cẩm Phả cần phải nhận thức được vai trò và tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn NSNN đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào phát triển nguồn nhân lực thông qua các nội dung như sau: Đổi mới phương pháp đào tạo, nội dung đào tạo theo hướng trường chuẩn trong hệ thống các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học; cần phải đào tạo đội ngũ giáo viên đủ về mặt số lượng, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các cơ sở giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại.
4.1.3. Mục tiêu
Nguồn vốn ngân sách cấp thành phố chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý sẽ tập trung thực hiện các công trình hạ tầng lớn, quan trọng đang và sẽ được triển khai thực hiện trên địa bàn. Dự kiến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được sử dụng như sau:
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo các chương trình dự án lớn của các Bộ ngành Trung ương thực hiện trên địa bàn thành phố;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu, trọng điểm, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh theo cơ chế ưu
đãi khuyến khích đầu tư, phát triển lưới điện hạ thế nông thôn, điện chiếu sáng tại các khu đô thị.
- Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông, trong đó tập trung chủ yếu vào các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kiên cố hoá đường đến trung tâm xã, các tuyến giao thông đến các vùng sản xuất hàng hoá công nghiệp, nông lâm nghiệp tập trung...
- Xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, khu du lịch, khu đô thị mới.
- Đầu tư cho an ninh quốc phòng: xây dựng hoàn thiện hệ thống đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới, tăng cường cơ sở vật chất các đồn, trạm biên phòng tại các địa bàn xung yếu.