Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế tài nguyên

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên

* Chính sách pháp luật về thuế

Chính sách thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách để đảm bảo các nhiệm vụ chi thực hiện các chức năng của nhà nước và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội theo mục tiêu của nhà nước. Mỗi sắc thuế đều chứa đựng và phản ánh bản chất chính trị, bản chất kinh tế và bản chất xã hội của cả hệ thống thuế. Một quốc gia có chính sách thuế thích hợp sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất

kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, chính sách thuế không thích hợp sẽ cản trở, triệt tiêu động lực sản xuất - kinh doanh, dẫn đến không đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế tài nguyên là công cụ tài chính quan trọng, qua đó nhà nước thực hiện vai trò và chức năng quản lý đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân và bổ sung nguồn thu cho ngân sách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Luật Thuế tài nguyên số 45/2009 QH12 được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009, có hiệu lực ngày 01/07/2010. Luật được phát triển trên cơ sở hoàn thiện Pháp lệnh Thuế tài nguyên trước đây, đồng thời kế thừa và tham chiếu các luật và quy định khác có liên quan như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí… Việc thực hiện Luật Thuế tài nguyên cho đến nay nhìn chung đã góp phần bổ sung nguồn thu ngân sách, khuyến khích địa phương tăng cường công tác quản lý và thu thuế tài nguyên, hạn chế hoạt động khai thác tràn lan và khai thác không phép, đảm bảo lợi ích và thuận lợi cho người nộp thuế .

Chính sách thuế tài nguyên là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên vì đây là yếu tố quyết định đến việc tổ chức hoạt động thu nộp thuế tài nguyên.

Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thuế tài nguyên thì trước hết chính sách thuế tài nguyên phải được xây dựng thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành, chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu nhằm giúp các đối tượng có liên quan trong công tác quản lý thuế tài nguyên hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện tốt công tác quản lý.

* Nhận thức của người nộp thuế

- Ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế: Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà kinh doanh là lợi nhuận tối đa. Do vậy, họ luôn tìm cách để tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với việc cho rằng nộp thuế cho Nhà nước đã làm

giảm đi quyền lợi vật chất mà lẽ ra họ được hưởng. Cho nên vì lợi ích trước mắt và riêng của mình họ luôn có tư tưởng và hành động không tuân thủ pháp luật về thuế, tìm mọi cách để không phải nộp thuế hoặc nộp thuế với mức thấp nhất so với nghĩa vụ phải nộp theo quy định trong các luật thuế.

- Nhiều cơ sở khai thác kinh doanh khoáng sản không kê khai hoặc kê khai thiếu về số lượng các loại tài nguyên khoáng sản, việc áp giá tính thuế còn chưa đầy đủ.

b. Nhóm yếu tố chủ quan.

* Trách nhiệm của cán bộ thuế

Con người là tài sản quan trọng nhất của mọi tổ chức, cũng là yếu tố quyết định mọi sự thành công hay thất bại cuả tổ chức. Trong bộ máy quản lý thu thuế, đội ngũ cán bộ công chức thuế là bộ phận quan trọng góp phần quan trọng vào việc áp dụng các quy trình, biện pháp để quản lý thuế hợp lý, khoa học đảm bảo tính minh bạch, công khai, thực hiện mục tiêu thu đúng thu đủ của cơ quan thuế. Với vai trò là người thực thi luật quản lý thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành, cán bộ thuế đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công cũng như hiệu quả của công tác quản lý thuế tài nguyên. Việc khai thác tài nguyên luôn khó kiểm soát đặc biệt là khai thác nhỏ lẻ, các đơn vị khai thác luôn tìm cách trốn nghĩa vụ thuế, vì vậy, cán bộ quản lý thuế tài nguyên đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tinh thần trách nhiệm để xử lý kịp thời, tránh thất thu cho NSNN.

* Bộ máy cơ quan quản lý thuế

Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí hoạt động cho tổ chức. Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức.

Khi một cơ cấu tổ chức đã hoàn chỉnh, sẽ làm cho nhân viên hiểu rõ những kỳ

vọng của tổ chức đối với họ thông qua các quy tắc, quy trình làm việc. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức còn góp phần xác định quy chế thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức.

Bộ máy quản lý thu thuế có vai trò quyết định đến sự vận hành của hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thu thuế được tổ chức hợp lý sẽ thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thu thuế, đảm bảo cho hệ thống pháp luật về thuế được thực thi đầy đủ, nghiêm túc, đảm bảo mục tiêu thu NSNN, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đảm bảo sự thuận lợi cho NNT, giảm chi phí tuân thủ thuế cho NNT, bên cạnh đó giảm chi phí hoạt động cho cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)