Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý thu thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 84)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Thực trạng quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.3. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý thu thuế tài nguyên

Trong giai đoạn 2017 – 2019, qua số liệu báo cáo của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cho thấy tổng thu thuế tài nguyên luôn vượt dự toán đề ra thậm chí vượt rất xa so với dự toán. Tuy nhiên, công tác thu thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn tình trạng khai thác trái phép, quá trữ lượng được cấp phép.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường các giải pháp đồng bộ để các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế tài nguyên đối với Nhà nước, qua đó chống thất thu, góp phần tăng ngân sách nhà nước. Cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế kê khai, nộp thuế.

Kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế, qua đó đánh giá chính xác các nội dung, thông tin kê khai trong hồ sơ thuế như sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ, giá thành, giá bán,… giúp cơ quan thuế nắm được chủng loại, khoáng sản có liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Thực hiện chính sách thuế tài nguyên theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, UBND tỉnh hàng năm Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai những chính sách mới theo đúng hướng dẫn và các văn bản quy định. Trong giai đoạn 2017 – 2019, UBND tỉnh đều ban hành quyết định bảng giá tính thuế tài nguyên cụ thể: Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2016 về bảng giá tính thuế tài

nguyên tạm tính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 về bảng giá tính thuế tài nguyên tạm tính năm 2018 và Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 về bảng giá tính thuế tài nguyên tạm tính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào quyết định trên Cục thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có chức năng hoạt động kinh doanh liên quan đến tài nguyên trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên theo quy định.

Để tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Cục thuế tỉnh đã tổ chức rà soát toàn bộ 54 tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản trên địa bàn để thực hiện quản lý thuế theo quy định. Tăng cường công tác giám sát kiểm tra và đôn đốc các doanh nghiệp thực tế có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện kê khai, nộp các khoản thuế đối với khai thác khoáng sản đầy đủ, đảm bảo 100% người nộp thuế nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế theo quy định đồng thời để phát hiện kịp thời vi phạm đồng thời thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với những trường hợp có vi phạm. Thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ khai thuế, thực hiện ấn định thuế và xử phạt vi phạm đối với các trường hợp không kê khai thuế, kê khai chậm hoặc kê khai không chính xác.

Thực hiện phân loại các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản thuộc loại doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế từ đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra rủi ro về thuế đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực này. Trong công tác thanh tra, kiểm tra lưu ý: tình hình khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, định mức quy đổi, chủng loại tài nguyên, kê khai đối với tài nguyên tận thu, nguồn gốc tài nguyên; đối

chiếu hóa đơn mua vào bán ra, hợp đồng mua bán, phương tiện vận chuyển, hình thức địa điểm giao nhận, hình thức thanh toán. Đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nộp, kiên quyết thực hiện các biện pháp thu nộp đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời số thuế phát sinh.

Cục thuế tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, nắm bắt thực tế, đánh giá thực trạng quá trình khai thác, kinh doanh vận chuyển tài nguyên khoáng sản; đối chiếu trữ lượng khai thác đã cấp phép so với sản lượng khai thác mà doanh nghiệp đã kê khai nộp thuế để phát hiện chênh lệch, yêu cầu doanh nghiệp giải trình và kê khai bổ sung nghĩa vụ thuế (nếu có chênh lệch), đồng thời yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết về thực hiện khai thác theo đúng sản lượng khai thác đã được cấp phép.

Mặt khác, Cục thuế tỉnh cũng tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường trong việc đối chiếu sản lượng tài nguyên đã khai thác và sản lượng tài nguyên đã khai nộp thuế từng năm của từng mỏ tại địa phương để tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai thác tính thuế, tránh thất thu thuế.

Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN nói chung, thu thuế tài nguyên nói riêng ngay từ đầu năm công tác chỉ đạo điều hành đã đề ra những giải pháp cơ bản là: tăng cường thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế để kịp thời phát hiện các trường hợp gian lận, trốn doanh thu, khai tăng chi phí để trốn thuế, xử lý truy thu thuế kịp thời; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa; thực hiện đúng các quy định về quản lý nợ thuế theo các quy trình, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chây ỳ nợ thuế; phối hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý nợ với công tác kiểm tra để tăng cường hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp thu nợ thuế; chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra xử lý các đối tượng kinh doanh vãng lai để bù đắp khoản thiếu hụt. Với sự vào cuộc tích

cực và sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với những nhóm giải pháp, giải pháp cụ thể, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành vượt kế hoạch thu ngân sách giai đoạn 2017 - 2019.

a. Công tác quản lý kê khai thuế và kế toán thuế

Phòng Kê khai và kế toán thuế giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các quy trình quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. Bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến công tác theo dõi việc kê khai, nộp tờ khai thuế và nhập các dữ liệu kê khai của NNT vào phần mềm quản lý thuế. Trong giai đoạn 2017- 2019, Cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

Bảng 3.10. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế tài nguyên qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019 1 Số doanh nghiệp khai thác thuế tài nguyên đang

hoạt động 45 50 54

2 Số doanh nghiệp khai thác thuế tài nguyên nộp

HSKT qua mạng 45 50 54

3 Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng

trên số doanh nghiệp đang hoạt động (%) 100 100 100 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên) Bảng 3.10 cho thấy các đơn vị khai thác thuế tài nguyên chấp hành rất tốt việc kê khai nộp thuế qua mang. Kết quả 100% doanh nghiệp kê khai, nộp thuế điện tử.

Bảng 3.11. Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Số tờ khai thuế đã nộp 497 546 600

2 Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn 471 531 588 3 Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn (%) 94,7 97,2 98

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên) Phòng Kê khai và kế toán thuế đã đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế theo đúng quy định, nhắc nhở NNT có những tờ khai bị sai sót. Đẩy mạnh việc giám sát, đôn đốc kê khai thuế, nhờ đó công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và tạo được những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của người nộp thuế được nâng lên rõ rệt. Tổng số tờ khai thuế đã nộp đạt gần 100% trên tổng số tờ khai phải nộp, tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn trên tờ khai thuế đã nộp năm 2019 đạt 98%.

Bảng 3.12. Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Số tờ khai thuế đã nộp 497 546 600

2 Số tờ khai thuế phải nộp 500 552 605

3 Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp (%) 99,4 98,9 99,2 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên) Theo bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp theo từng năm đều đạt gần 100% bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp không chấp hành nghĩa vụ kê khai thuế tài nguyên. Căn cứ vào báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên chủ yếu các doanh nghiệp này đã không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

Bảng 3.13. Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đúng trên số tờ khai thuế đã nộp giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Số tờ khai thuế đã nộp 497 546 600

2 Số tờ khai thuế đúng 485 538 595

3 Tỷ lệ tờ khai thuế đúng (%) 97,6 98,5 99,2 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên) Trong giai đoạn 2017 – 2019, tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đúng đạt tương đối cao và tăng theo từng năm cụ thể năm 2017 là 97,6%, năm 2018 là 98,5% và năm 2019 là 99,2%. Theo báo cáo của Phòng Kê khai và kế toán thuế các lỗi cơ bản về tờ khai thuế tài nguyên của NNT là khai sai cơ quan quản lý thu. Trong quá trình về khai nộp thuế tài nguyên ở địa bàn không cùng địa bàn với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, và quá trình sáp nhập các chi cục thuế các huyện thành chi cục thuế khu vực, kế toán chưa biết các kê khai nộp thuế cho cơ quan quản lý thu lợi địa bàn khai thác, dẫn đến việc nhầm lẫn trong việc nộp tờ khai từ đó dẫn đến sai lệch về nghĩa vụ của NNT, gây khó khăn trong công việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nghĩa vụ thuế với NNT hàng năm.

Theo Bảng 3.13 Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đúng đã tăng lên theo từng năm, đây là một dấu hiệu tích cực trong việc quản lý cũng là một kết quả tốt.

Công tác quản lý kê khai thuế và kế toán thuế được các daonh nghiệp đánh giá như sau:

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với quy trình kê khai và thủ tục nộp thuế của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát) Qua số liệu biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ NNT rất hài lòng và hài lòng với quy trình kê khai và thủ tục nộp thuế còn chiếm tỷ trọng chưa nhiều tuy nhiên tỷ lệ không hài lòng là không có cho thấy quy trình kê khai và thủ tục nộp thuế của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến thông qua việc sử dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với công tác hướng dẫn kê khai các chỉ tiêu khai thuế trên tờ khai thuế của Cục Thuế

tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát) Trong tất cả các tiêu chí khảo sát có thể thấy rằng tiêu chí về công tác hướng dẫn kê khai chỉ tiêu khai thuế trên tờ khai thuế có tỷ lệ rất hài lòng và hài lòng rất cao tương ứng là 48,1% và 33,3%. Điều này chứng tỏ Cục thuế tỉnh đã rất chú trọng trong việc hướng dẫn kê khai thuế nhằm tránh sai sót dẫn đến nộp thuế sai.

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với công tác tiếp nhận và xử lý tờ khai thuế tài nguyên của Cục Thuế tỉnh

Thái Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát) Qua số liệu biểu đồ trên cho thấy công tác tiếp nhận và xử lý tờ khai thuế tài nguyên có tỷ lệ NNT rất hài lòng và hài lòng rất cao tương ứng là 25,9% và 55,6% không có tỷ lệ không hài lòng. Điều này cho thấy cán bộ Văn phòng thuế đã nỗ lực rất nhiều trong việc tiếp nhận và xử lý tờ khai thuế cho doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với công tác kê khai và kế toán thuế tài nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát)

Theo số liệu từ các phiếu điều tra, khảo sát NNT về công tác kê khai và kế toán thuế tài nguyên cho thấy sự hài lòng của NNT về công tác này còn rất thấp. Không có NNT đánh giá rất hài lòng, 7,4% hài lòng và có tới 63% NNT đánh giá hài lòng ít với công tác kê khai và kế toán thuế. Sự không hài lòng này một phần do các công cụ hỗ trợ NNT kê khai thuế tài nguyên còn chưa hợp lý, chưa thực sự khoa học và dễ sử dụng.

b. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Trong công tác quản lý thuế, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác quản lý nợ, thường xuyên theo dõi từng khoản nợ thuế, rà soát chặt chẽ số nợ của NNT, đôn đốc kịp thời để tăng hiệu quả thu nợ thuế. Triển khai áp dụng các biện pháp theo Quy trình quản lý nợ thuế, Quy trình cưỡng chế nợ thuế và xử lý nợ thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Kịp thời ban hành thông báo nợ thuế, các biện pháp cưỡng chế, công khai thông tin danh sách doanh nghiệp nợ thuế theo quy định. Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ Tài chính, Thông báo số 722/TB-BTC ngày 19/10/2018 về thông báo Kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Công văn số 4080/TCT- QLN ngày 19/10/2018 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Cục Thuế đã ban hành Công văn số 2960/CT-QLN chỉ đạo các đơn vị tổ chức quán triệt đầy đủ kịp thời nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tăng cường các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế để giảm nợ đọng, đảm bảo số nợ thuế ở mức dưới 5% tổng số thu.

Bảng 3.14. Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019 1 Tổng thu NSNN từ thuế tài nguyên 3.274,427 3.298,056 2.401 2 Số tiền nợ thuế tài nguyên tại thời

điểm 31/12/Năm đánh giá 65,5 49,47 43,218

3 Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)