Bố trí thí nghiệm tổng quát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng pepsin để khử protein trong qui trình sản xuất chitin từ vỏ tôm thẻ chân trắng (Trang 40 - 41)

a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát

Tỉ lệ E/NL: [5000-20000] Nhiệt độ: [28-430C] Thời gian: [6÷18]

Vỏ tôm

Tối ưu hóa quá trình khử protein bằng E.Pepsin

Chitin

Đánh giá ảnh hưởng của việc xử lý nhiệt và bổ sung enzyme đến hiệu quả

khử protein của enzyme pepsin

Xác định hàm lượng protein và hàm

lượng khoáng sau 2 giờ khử khoáng

Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Pepsin đến hiệu quả khử khoáng và

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động của enzyme pepsin

Tỉ lệ E/NL: [5000-20000] Nhiệt độ: [28-430C] Thời gian: [6÷18]

b. Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu vỏ tôm được đưa vào thí nghiệm đảm bảo còn tươi, không bị biến đen, biến đỏ hay có mùi lạ, không lẫn tạp chất.

Trước khi thủy phân, tiến hành xác định hàm lượng protein và hàm lượng khoáng còn lại sau quá trình khử khoáng để làm cơ sở cho các công đoạn sau.

Tiếp theo, nguyên liệu được đánh giá ảnh hưởng của nhiệt đến khảnăng thủy phân protein bằng cách xử lý nguyên liệu ở 90oC trong 15 phút, đồng thời kết hợp đánh giá ảnh hưởng của enzyme đến khả năng thủy phân protein bằng cách bổ sung enzyme pepsin 10.000 UI.

Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ enzyme pepsin đến hiệu quả khử protein và hiệu quả khử khoáng của enzyme pepsin là bước kế tiếp của tiến trình thực hiện.

Sau đó, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quá trình thủy phân protein.

Với các yếu tố ảnh hưởng, tiến hành tối ưu hóa quá trình thủy phân protein trên vỏ tôm sao cho hiệu quả thủy phân đạt được là cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng pepsin để khử protein trong qui trình sản xuất chitin từ vỏ tôm thẻ chân trắng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)