RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, CTCP, DNTN và công ty hợp danh.

Bảng 1.1. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Chỉ tiêu

Công ty TNHH một

thành viên

Công ty TNHH hai thành viên

trở lên

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tƣ nhân

Công ty hợp danh Chủ sở

hữu

Tổ chức hoặc một cá nhân

Tổ chức, cá nhân

Tổ chức, cá nhân

Một cá nhân

Ít nhất hai TVHD là cá nhân Giới hạn

chịu trách nhiệm

Trong phạm vi vốn điều lệ

Trong phạm vi số vốn góp

Trong phạm vi số vốn góp

Toàn bộ tài sản của DNTN

Toàn bộ tài sản của TVHD Tƣ cách

pháp nhân Có Có Có Không Có

Quyền phát hành chứng khoán

Không

đƣợc quyền Không

đƣợc quyền Có quyền

Không đƣợc quyền

Không đƣợc quyền Quyết

định thông qua nghị quyết họp

ắ số thành viên dự họp

75% số vốn góp của thành viên dự họp

Cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết

Phải đƣợc

ắ TVHD đồng ý (Nguồn: danluat.thuvienphapluat.vn)

10

1.1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại a. Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Dựa vào Thông tƣ Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng số 39/2016/TT-NHNN và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, có thể định nghĩa cho vay DN nhƣ sau:

“Cho vay DN là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho DN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

b. Phân loại cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại - Căn cứ vào thời hạn cho vay

+ Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay có thời hạn tối đa 01 năm, nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của DN.

+ Cho vay trung hạn: Loại cho vay có thời hạn trên 01 năm và tối đa 05 năm, nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tƣ trung, dài hạn của DN.

+ Cho vay dài hạn: Loại cho vay có thời hạn trên 05 năm, nhằm tài trợ vốn cho các DAĐT có quy mô lớn, cấp vốn xây dựng cơ bản.

(Tham khảo Phụ lục 5)

- Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

+ Cho vay bảo đảm bằng tài sản: Loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm tiền vay nhƣ cầm cố, thế chấp hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.

+ Cho vay bảo đảm không bằng tài sản: Loại cho vay dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn hoặc người bảo lãnh hay còn gọi là tín chấp.

- Căn cứ vào phương thức cho vay

+ Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, NHTM và DN thực hiện thủ tục cho vay cần thiết và ký kết thỏa thuận cho vay.

+ Cho vay hợp vốn: Hai NHTM trở lên cùng thực hiện cho vay đối với DN để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.

11

+ Cho vay lưu vụ: NHTM thực hiện cho vay đối với DN để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi, các cây lưu gốc, cây công nghiệp.

+ Cho vay theo hạn mức: NHTM xác định và thỏa thuận với DN một mức dƣ nợ cho vay tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: NHTM cam kết đảm bảo sẵn sàng cho DN vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng thỏa thuận.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: NHTM chấp thuận cho DN chi vƣợt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán của DN.

+ Cho vay quay vòng: NHTM và DN thỏa thuận áp dụng cho vay DN đối với nhu cầu vay vốn có chu kỳ hoạt động SXKD không quá 01 tháng.

+ Cho vay tuần hoàn: NHTM và DN thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với DN với các điều kiện nhất định.

c. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

- Đối tƣợng cho vay DN đa dạng hơn nhiều so với cho vay cá nhân, bao gồm DNNN, CTCP, Công ty TNHH, CTHD, DNTN, DN hoạt động theo Luật ĐTNN tại Việt Nam, DN có vốn ĐTNN, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể có ĐKKD theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của CP về ĐKDN.

- Trong ngân hàng, tuy số lượng DN thường ít hơn cá nhân, song quy mô SXKD và doanh số giao dịch của DN luôn lớn hơn đáng kể so với cá nhân.

Thông qua hoạt động vay vốn của DN, NHTM có thể tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong hoạt động cho vay nhờ dựa vào lợi thế về quy mô giao dịch.

- Thời hạn cho vay DN gắn liền với chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của DN, linh hoạt từ 1 ngày đến 12 tháng. Phương thức cho vay DN chủ yếu là cho vay từng lần (cho vay theo món) và cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Khác hẳn cho vay cá nhân chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đời sống xã hội, cho vay DN lại hướng tới nhu cầu đầu tư SXKD của nền kinh tế biến đổi qua nhiều hình thái đa dạng và phát sinh thường xuyên hơn cá nhân.

12

- Hầu hết các DN đều phải có TSBĐ khi vay vốn, TSBĐ thường có giá trị lớn nên hoạt động thẩm định và xử lý RRTD tương đối khó khăn khi có rủi ro xảy ra, đặc biệt là TSBĐ của các DNNN chủ yếu là tài sản trên đất thuê.

- Việc quản lý cho vay DN khá phức tạp, đặc biệt là các DN có quy mô càng lớn thì mức độ phức tạp càng cao; do đó đòi hỏi CBTD phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và am hiểu sâu về nhiều lĩnh vực về kinh tế - xã hội.

- Việc tìm kiếm thông tin DN có nhiều điểm thuận lợi về kênh thông tin hơn so với cá nhân. Hồ sơ pháp lý của DN đƣợc thể hiện rất rõ ràng. Thông tin tài chính của DN đƣợc phản ánh rõ nét qua các BCTC, Tổng cục Thuế,...

- So với cho vay cá nhân, hoạt động thẩm định và kiểm soát RRTD trong cho vay DN là tương đối phức tạp. RRTD trong cho vay DN thường cao. Giá trị tổn thất trong cho vay DN chiếm giá trị lớn trong tổng tổn thất của NHTM.

1.1.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

a. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, khái niệm có thể đƣợc đƣa ra nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là tổn thất có khả năng xảy ra đối với Ngân hàng thương mại do doanh nghiệp vay vốn không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

b. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp + Căn cứ vào phạm vi tác động của rủi ro:

* RRTD đặc thù: RRTD của một DN cụ thể, một món vay cụ thể và phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà DN thực hiện.

* RRTD hệ thống: RRTD phát sinh do điều kiện, bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ DN.

+ Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh RRTD:

13

* RRTD giao dịch: RRTD mà nguyên nhân do những hạn chế trong giao dịch cho vay; bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

* RRTD danh mục: RRTD mà nguyên nhân do những hạn chế trong quản lý DMCV của NHTM; bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

c. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

RRTD trong cho vay DN phần lớn phát sinh từ một nguyên nhân chung, đó là tình trạng thông tin bất đối xứng trong quá trình cho vay. Thông tin bất đối xứng trong cho vay DN là trạng thái không cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa NHTM và DN có mức độ nắm giữ thông tin không ngang bằng nhau.

Tình trạng thông tin bất đối xứng dẫn đến hai hậu quả chủ yếu nhƣ sau:

- Lựa chọn đối nghịch: Đây là hậu quả trước khi tiến hành hoạt động cho vay DN. Hậu quả này làm tăng khả năng khoản cho vay DN có rủi ro cao hoặc NHTM có thể từ chối khoản cho vay của các DN đáng tin cậy trên thị trường.

- Rủi ro đạo đức: Đây là hậu quả diễn ra khi DN che đậy hành vi sau khi DN ký kết HĐTD. Rủi ro đạo đức xảy ra khi DN có ý định thực hiện dự án mạo hiểm, khiến cho NHTM không thu hồi được các khoản cho vay trước đó.

d. Hậu quả rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp - Hậu quả đối với ngân hàng thương mại

+ Giảm thu nhập thuần của NHTM: Khi RRTD xảy ra làm phát sinh chi phí về giám sát thu hồi nợ. Điều này đã khiến cho thu nhập thuần của NHTM giảm sút, từ đó giá trị thị trường của VCSH cũng bị giảm theo tương ứng.

+ Giảm khả năng thanh toán của NHTM: Việc các khoản cho vay bị thất thoát trong khi NHTM vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn.

Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản, thậm chí là phá sản.

+ Giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của NHTM: Một NHTM thường xuyên đối diện với RRTD khiến cho uy tín bị giảm sút. Đây là tổn thất không lường được giá trị và gây trở ngại trong việc cạnh tranh với các NHTM khác.

14

+ Nguy cơ phá sản của NHTM: RRTD cao không những làm giảm thu nhập thuần của NHTM mà còn làm giảm khả năng thanh toán, đồng thời làm giảm uy tín và giá trị thương hiệu của NHTM tất yếu đi đến tuyên bố phá sản.

- Hậu quả đối với khách hàng

Với tình hình tài chính không lành mạnh, DN đã tự đánh mất nguồn tài trợ của NHTM, dẫn đến hoạt động SXKD bị đình trệ. Ngoài ra, các chủ thể có những khoản tiền gửi vào NHTM sẽ không thu hồi đƣợc nếu NHTM phá sản.

- Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội

Khi RRTD xảy ra với mức độ lớn sẽ khiến cho hệ thống NHTM gặp phải khó khăn do hiệu ứng dây chuyền. Điều này làm cho nền kinh tế suy giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định, SXKD của DN bị gián đoạn...

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)