Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

a. Nhân tố bên trong ngân hàng

- Nguồn nhân lực: Chất lƣợng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN chịu tác động rất lớn bởi nhân tố con người. Với một đội ngũ CBTD được trang bị trình độ nghiệp vụ tốt, tinh thần trách nhiệm công việc cao thì nhiệm vụ kiểm soát RRTD trong cho vay DN sẽ đƣợc thực hiện đạt kết quả tốt nhất.

- Công nghệ ngân hàng: Trình độ công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại đã ảnh hưởng không nhỏ đến công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ ngân hàng hữu hiệu giúp NHTM nhanh chóng cập nhật, xử lý thông tin, phát hiện RRTD có thể xảy ra, qua đó nâng cao chất lƣợng kiểm soát RRTD.

- Khả năng tài chính: Đây là năng lực về vốn, tài sản và các nguồn tài chính hợp pháp khác của DN. Thước đo quan trọng thể hiện khả năng tài chính của NHTM chính là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Tỷ lệ CAR đƣợc xem là lớp phòng vệ bảo đảm sự an toàn lành mạnh trong hoạt động của NHTM. Khi tỷ lệ CAR càng cao thì NHTM đó hoạt động càng lành mạnh.

Nếu để tỷ lệ này ở mức thấp, lớp phòng vệ của NHTM rất mong manh. Tỷ lệ này khắc phục được vấn đề là cho dù nền kinh tế có bị ảnh hưởng như thế nào

thì NHTM vẫn thừa vốn để cải thiện những tình huống nợ xấu có thể xảy ra.

Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-NHNN ngày 10/01/2018 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2018, tỷ lệ CAR đƣợc xác định nhƣ sau:

(1.10) Căn cứ vào Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020, tỷ lệ CAR đƣợc xác định nhƣ sau:

36

Trong đó: C : Vốn tự có

RWA : Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng KOR : Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động KMR : Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR đƣợc giữ ở mức 8% nếu căn cứ theo Basel III ngày 12/09/2010, ở mức 9% nếu căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-NHNN ngày 10/01/2018 và theo thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 cho thấy các NHTM Việt Nam phải hướng tới mức CAR tối thiểu là 8% kể từ năm 2020. Từ số liệu công bố của NHNN, mức CAR tối

thiểu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam tính đến tháng 11/2018 là 12.02%.

b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Môi trường tự nhiên: Thiên tai dịch họa là những biến cố ngẫu nhiên dẫn đến rủi ro DN không trả nợ đúng hạn. Các rủi ro không lường trước được sẽ khiến cho kiểm soát RRTD trong cho vay DN trở nên khó khăn hơn. Khi đó tùy vào trường hợp cụ thể, NHTM sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho DN.

- Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động cho vay DN sẽ tăng trưởng và ngược lại. Ngoài ra, sự phát triển của TTTC cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM dẫn đến việc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay sẽ tác động đến tính khách quan của kiểm soát RRTD trong cho vay DN.

- Môi trường pháp lý: Các chính sách điều chỉnh của Chính phủ khi thay đổi sẽ gây xáo động trong SXKD của DN, từ đó ảnh hưởng đến kiểm soát RRTD. Vì vậy, một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nghiêm minh sẽ góp phần cải thiện chất lƣợng các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay DN.

(1.11)

37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là phần cơ sở lý thuyết của đề tài. Trong chương 1, đề tài đã tổng quan một cách cô đọng nhất về cơ sở lý luận kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. Với việc xác định đối tƣợng khách hàng nghiên cứu là DN, đề tài đã tập trung làm rõ các nội dung về RRTD trong cho vay DN của NHTM. Trên cơ sở đó, đề tài đã hướng trọng tâm vào phân tích phần quan trọng nhất, đó là các nội dung trình bày về khái niệm, đặc trƣng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả và nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. Đề tài đã trình bày một số nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay DN bao gồm né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, phân tán và chuyển giao kiểm soát RRTD trong cho vay DN. Đồng thời, các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay DN và các nhân tố ảnh hưởng được tổng hợp chi tiết ở phần kết chương 1. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết ở chương 1 và đây cũng chính là kiến thức nền tảng làm cơ sở giúp đề tài phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ở chương 2.

38 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)