CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng cũng bộc lộ những hạn chế:
- Trong các năm qua, tuy nợ xấu của DN đƣợc kiểm soát ở mức thấp, song về con số tuyệt đối lại có xu hướng tăng dần. Đặc biệt nợ nhóm 3 có xu hướng tăng dần đều cộng với việc xuất hiện nợ nhóm 4 từ năm 2017 và nợ nhóm 5 từ năm 2018 đã gây ra hệ quả kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu của DN cũng có xu hướng gia tăng và tăng trích lập dự phòng RRTD cho các khoản nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 với tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cao hơn. Cùng với đó, việc gia tăng nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 qua từng năm chứng tỏ hoạt động thu hồi nợ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, RRTD trong cho vay DN còn nhiều tiềm ẩn và rất có khả năng sẽ gia tăng tiếp tục trong thời gian đến, đòi hòi Chi nhánh cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục nhanh vấn đề này.
- Hoạt động thẩm định cho vay DN tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện. Các báo cáo thẩm định và đề xuất giải ngân chƣa cập nhật, nhận diện tình hình DN hiện tại cũng nhƣ vẫn chƣa phân tích đầy đủ và đánh giá đƣợc tất cả các rủi ro liên quan; do đó việc đánh giá mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro liên quan trong thẩm định cho vay DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, CBTD còn phụ thuộc nhiều vào các thông tin do DN cung cấp thông qua các BCTC mà vẫn chƣa có sự khảo sát thực tế một cách kỹ lƣỡng, chƣa đa dạng và chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ, kịp thời để phục vụ cho hoạt động thẩm định cho vay DN. Việc kiểm tra, kiểm soát, xác minh thông tin cũng nhƣ đánh giá đột xuất lại chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả. Các nội dung quan trọng khác nhƣ phân tích dòng tiền, thẩm định PASXKD/DAĐT và phân tích rủi ro còn sơ sài, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trên thực tế, CBTD chỉ kiểm tra trên hồ sơ giấy tờ mà không đi
73
thẩm định thực tế DN, do đó rất khó để xác định đƣợc thông tin mà CBTD đã thu thập có khắc họa đúng tình hình thực tế của DN hay không. Ngoài ra, hai nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và hệ thống thông tin lưu trữ nội bộ cũng chưa được Chi nhánh sử dụng triệt để đến mức đầy đủ nhất nhằm phục vụ cho việc so sánh với thông tin do DN cung cấp, qua đó phát hiện rõ nét sự khác biệt để ngăn ngừa RRTD. Song song đó là nguồn nhân lực thẩm định cho vay DN một mặt còn khá ít, mặt khác lại chƣa thông hiểu tường tận về kiến thức nghiệp vụ của các lĩnh vực mà Chi nhánh cho vay dẫn đến việc không thể phát hiện ra sự bất hợp lý của PASXKD/DAĐT cũng nhƣ các vấn đề cần chú trọng đến. Cộng thêm kỹ năng đánh giá tình hình tài chính, phi tài chính, diễn biến thị trường của CBTD thiếu cập nhật, còn hạn chế và phong cách làm việc vẫn dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu nên dễ xảy ra sơ sót… Thêm vào đó, thẩm định cho vay DN mang tính chất cảm tính, chủ quan từ phía CBTD đã gây ra rủi ro cho Chi nhánh.
- Hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN tại Chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo, trình độ phân tích, đánh giá của CBTD cũng nhƣ quy trình tổ chức thực hiện XHTD. Đối với việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính thì nguồn thông tin duy nhất mà Chi nhánh thu thập đƣợc chủ yếu là dựa vào BCTC có kiểm toán hoặc BCTC nộp cho cơ quan thuế của DN. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại các BCTC không đƣợc kiểm toán và tình trạng DN có nhiều hệ thống sổ sách kế toán. Hoạt động thu thập thông tin tổng hợp về các nhóm ngành kinh tế cũng chưa thực sự sâu sát với tình hình thực tế và thường có độ trễ nhất định. Tất cả đó đã khiến cho mức độ tin cậy của thông tin tài chính không cao, đặc biệt là các DN có quy mô nhỏ. Hơn nữa, việc định kỳ XHTD nội bộ đối với DN hiện tại không đƣợc chuẩn xác và vẫn chỉ mang tính hình thức, chƣa sàng lọc đƣợc thông tin do DN cung cấp để làm cơ sở cho việc
74
chấm điểm DN. Đơn cử nhƣ, Chi nhánh tiến hành đánh giá xếp hạng định kỳ 3 tháng/1 lần. Trong khi đó, chỉ có DNNN hay CTCP đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán mới lập BCTC theo quý và BCTC theo năm, còn các DN còn lại chỉ lập BCTC theo năm. Vì vậy, khi thực hiện đánh giá định kỳ, Chi nhánh dựa trên BCTC của năm trước sẽ khiến cho kết quả xếp hạng không sát sao với tình trạng thực tế đang diễn ra tại DN. Đối với việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính thì Chi nhánh vẫn chƣa có bộ phận chuyên trách phân tích tình hình vĩ mô cũng nhƣ thực trạng phát triển của các loại hình DN cụ thể. Do đó, kết quả XHTD nội bộ vẫn chỉ dựa trên phần lớn ý kiến chủ quan của CBTD thực hiện chấm điểm và có thể thay đổi một cách rất dễ dàng. Cộng thêm vào đó là áp lực phải hoàn thành kế hoạch kinh doanh nên CBTD có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng DN theo hướng có lợi cho lợi nhuận của Chi nhánh. Hầu hết các DN thường được chấm điểm cao hơn so với tình hình thực tế hoạt động để đƣợc dễ dàng hơn trong chính sách cũng nhƣ các điều kiện cho vay. Hiện nay, vì có quá nhiều DN cần chấm điểm nên lãnh đạo Chi nhánh sẽ không có nhiều thời gian để xem xét từng DN. Chính vì thế, kết quả chấm điểm thông qua hệ thống XHTD nội bộ đối với DN mang tính hình thức, chủ quan cao dẫn đến việc ra quyết định cho vay ở các cấp thẩm quyền gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, quy trình xử lý của hệ thống XHTD nội bộ của Chi nhánh còn mất khá nhiều thời gian. Thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra quyết định cho vay DN, một số trường hợp vì tốn thời gian mà Chi nhánh mất đi một số DN tốt. Thêm nữa là, Chi nhánh vẫn chƣa XHTD cho các DN có dƣ nợ cho vay dưới 5 tỷ đồng; trong khi tổng dư nợ và tính chất các khoản vay của các đối tƣợng này hoàn toàn đủ khả năng chi phối đến uy tín và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Vì vậy, cơ sở toàn diện để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN tại Chi nhánh chƣa thực sự chắc chắn.
75
- Hoạt động định giá và giám sát TSBĐ tiền vay đƣợc triển khai thực hiện tại Chi nhánh vẫn có một số hạn chế và bất cập nhất định. Về hoạt động định giá TSBĐ tiền vay, giá trị của TSBĐ luôn biến động theo thời gian dưới sự biến động của các yếu tố như môi trường, thị trường, các sản phẩm cạnh tranh,… do đó CBTD đôi khi không tính đƣợc hết các yếu tố làm giảm giá trị của TSBĐ. Bên cạnh đó, TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ là hàng tồn kho và khoản phải thu, đây là các loại tài sản có tính thanh khoản thấp, dễ bị hao hụt, mất mát; có mức độ rủi ro cao và rất khó quản lý. Cộng với thị trường BĐS tại địa bàn chưa có dấu hiệu phục hồi phát triển trở lại; phương tiện vận tải thông dụng như xe ô tô, xe tải,.. rất dễ bị rớt giá trên thị trường.
Đồng thời, một số máy móc thiết bị chuyên dùng không có nhiều thông tin về tài sản so sánh và khi áp dụng định kỳ định giá lại hay kiểm tra TSBĐ lại không tính đến những rủi ro xảy ra trong thời gian chƣa kiểm tra, chƣa định giá lại. Vì vậy, CBTD thường chọn sử dụng giá trị còn lại của TSBĐ theo sổ sách kế toán DN cung cấp dẫn đến giá trị thị trường của TSBĐ chưa được phản ánh đúng trên thực tế đã khiến cho mức độ tài trợ cao hơn mức độ bảo đảm bằng tài sản. Mặt khác, việc định giá TSBĐ đôi khi còn nặng tính chủ quan của CBTĐ và chưa thực sự đánh giá sát với giá thị trường. Về hoạt động định giá lại TSBĐ, Chi nhánh tổ chức đánh giá lại TSBĐ định kỳ 6 tháng/lần, trong khi đó BĐS trong giai đoạn hiện nay liên tục giảm giá nên dễ dẫn đến biện pháp bảo đảm tài sản sẽ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Về hoạt động giám sát TSBĐ tiền vay thì chƣa đƣợc Chi nhánh quan tâm đúng mức và chƣa đƣợc thực hiện kịp thời. Thực tế trong thời gian qua đã có trường hợp DN vay vốn có TSBĐ nhưng không thể xử lý nợ xấu được do DN này bán TSBĐ là máy móc thiết bị mà CBTD không hề hay biết. Ngoài ra, một số TSBĐ có tính thanh khoản rất thấp hoặc khi thị trường BĐS đóng băng dẫn đến việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ xấu trở nên gặp khó khăn hơn.
76
- Hoạt động giám sát trong và sau khi cho vay DN tại Chi nhánh có chất lƣợng chƣa cao, mang tính đối phó, việc dự báo sớm đối với RRTD còn ở thế bị động và chƣa thực sự hỗ trợ cho việc nhận diện sức khỏe tài chính DN nói riêng và kiểm soát RRTD trong cho vay DN nói chung. Đối với hoạt động giám sát trong khi cho vay DN, CBTD thường không kiểm soát kỹ mục đích yêu cầu giải ngân với các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, cho nên sẽ không chắc chắn đƣợc DN sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Đối với hoạt động giám sát sau khi cho vay DN, CBTD nhiều lúc thực hiện sơ qua, gọi là cho có và không chặt chẽ đúng theo quy trình. CBTD không bao giờ thực hiện khảo sát thực tế tình hình hoạt động của DN và chỉ căn cứ trên BCTC do DN cung cấp mà chƣa xem xét các BCTC đó có phản ánh đúng các nghiệp vụ phát sinh tại DN hay không và sau đó là theo dõi nợ đến hạn, thông báo và điện thoại đốc thúc về thời hạn nợ vay. Ngoài ra, các biên bản kiểm tra sau khi cho vay đƣợc ghi nhận một cách qua loa, do vậy khó có thể phát hiện ra các khoản nợ vay có vấn đề. Mặt khác, hoạt động giám sát trong và sau khi cho vay DN đƣợc thực hiện 6 tháng/lần nên rất dễ bị DN nắm bắt đƣợc lịch kiểm tra. Chính vì vậy, Chi nhánh khó phát hiện sớm các lỗ hổng tài chính hay DN thực hiện không đúng các cam kết trong HĐTD.
- Tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT đôi lúc đƣợc quy định bất hợp lý và chƣa có độ linh hoạt cao. Đối với DN có hạng BBB, Chi nhánh yêu cầu vốn đối ứng tham gia tối thiểu 10% là chƣa hợp lý bởi lẽ các DN này trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay sẽ bị suy giảm khả năng trả nợ rất nhiều, đặc biệt là đối với DN kinh doanh BĐS. Ngoài ra, Chi nhánh chỉ quy định một tỷ lệ vốn đối ứng tham gia duy nhất đối với từng nhóm DN trong cho vay dài hạn mà chƣa phân thành nhiều cấp bậc phụ thuộc vào số năm vay vốn. Bên cạnh đó, Chi nhánh quy định vốn đối ứng tham gia đối với DN xếp hạng BB vay ngắn hạn là 40% là tương đối cao dẫn đến sẽ
77
gây khó khăn cho DN, sở dĩ như vậy là vì vay ngắn hạn rủi ro tương đối thấp, nhƣng chỉ cho DN vay 60% nhu cầu vốn là điều bất cập. Song song đó, Chi nhánh vẫn chƣa giám sát đƣợc tình hình tham gia đối với tỷ lệ này của DN nguyên nhân là do lực lƣợng nhân sự của Chi nhánh còn quá mỏng, đồng thời DN vay vốn tại Chi nhánh chỉ dừng lại ở việc thực hiện các PASXKD không có lộ trình thực hiện cũng nhƣ các mốc dòng tiền vào và dòng tiền ra cụ thể.
- DMCV đối với DN tại Chi nhánh không đa dạng nhƣ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực thành phố Đà Nẵng. Đối với đa dạng theo chủ thể vay vốn, Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với CT TNHH, còn CTCP chỉ cho vay đƣợc rất ít DN chiếm tỷ lệ 30,07% năm 2018, đặc biệt là không có DN nào là DNTN trong giai đoạn 2017 - 2018. Qua đó cho thấy, Chi nhánh một mặt chƣa khai thác hết tiềm năng trên địa bàn Quận để cho vay làm hạn chế DSCV của DN, mặt khác Chi nhánh ít đa dạng hóa trong cho vay theo chủ thể vay vốn nhằm phân tán RRTD trong cho vay DN. Đối với đa dạng theo ngành nghề kinh tế, theo chính sách cho vay của Agribank, Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, còn các nhóm khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với đa dạng theo TSBĐ, thời hạn và phương thức cho vay, Chi nhánh chỉ chủ yếu cho vay DN có trụ sở đóng trên địa bàn Quận trong ngắn hạn theo phương thức cho vay HMTD và điều tiên quyết là phải có TSBĐ. Việc tập trung cho vay quá nhiều vào một nhóm ngành sẽ làm cho Chi nhánh càng đối diện với RRTD ở mức độ cao.
- Việc xác định giới hạn cho vay DN tại Chi nhánh đôi lúc chƣa thực sự phản ánh đúng nhu cầu vay vốn SXKD của DN. Tại Chi nhánh, thời gian xác định giới hạn cho vay DN khá dài dẫn đến CBTD xác định giới hạn cho vay sẽ không sát, thậm chí vƣợt quá nhu cầu của DN. Trong thực tế, việc xác định giới hạn cho vay DN theo năm dễ dẫn đến rủi ro DN lập chứng từ giả để rút tiền vay lớn hơn so với nhu cầu phục vụ cho hoạt động SXKD. Ngoài ra, đến
78
nay Agribank Hội sở chính vẫn chƣa quy định giới hạn tỷ lệ dƣ nợ an toàn trên tổng dƣ nợ cho vay DN cho các ngành nghề có RRTD cao. Mặt khác, Chi nhánh cũng chƣa quy định giới hạn cho vay cao nhất trên một DN nhằm giới hạn đƣợc RRTD, không tập trung dƣ nợ vào một DN hoặc một nhóm DN.
- Hoạt động trích lập dự phòng RRTD của DN không phản ánh đúng với thực chất các khoản cho vay DN tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do việc trích lập dự phòng RRTD của DN đƣợc thực hiện căn cứ vào hoạt động phân loại nợ, tuy nhiên Chi nhánh đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà thiếu đi phần định tính nhƣ tình hình tài chính, kết quả SXKD của DN,...
- Việc thực hiện mua bảo hiểm của DN tại Chi nhánh chƣa đƣợc thực hiện kiên quyết, triệt để và mang tính chất tƣ vấn là chủ yếu. Đầu tiên, do các khoản vay DN thường có giá trị lớn và Chi nhánh thường ỷ lại vào TSBĐ nên Chi nhánh vẫn chƣa kiên quyết yêu cầu DN mua bảo hiểm TSBĐ thuộc sở hữu của DN nhƣ nhà cửa, kho tàng... Cùng với đó, một số TSBĐ có thể sụt giảm giá trị nhƣng không nằm trong diện bắt buộc phải mua bảo hiểm, dẫn đến RRTD tiềm ẩn khó lường trước và chỉ có TSBĐ là động sản Chi nhánh mới bắt buộc phải mua bảo hiểm, do đó tỷ trọng TSBĐ đƣợc mua bảo hiểm là rất thấp. Mặt khác, về chuyển giao RRTD trong cho vay DN, ngoài biện pháp khuyến khích DN mua bảo hiểm, hiện tại Chi nhánh vẫn chƣa sử dụng biện pháp mang tính hiện đại nhƣ chứng khoán hóa do hàng lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện và đang đƣợc nghiên cứu.
- Mô hình tổ chức quản trị cho vay DN tại Chi nhánh chƣa hoàn toàn có sự tách bạch độc lập giữa các bộ phận với chức năng và nhiệm vụ chuyên biệt. Vì vậy, các đề xuất đƣợc đƣa ra từ phía CBTD mang tính chủ quan cao, dẫn đến phát sinh rủi ro đạo đức cũng nhƣ giảm tính khách quan trong đề xuất cho vay DN. Bên cạnh đó, số lƣợng CBTD tại Chi nhánh khá ít, do đó việc xử lý thông tin và kiểm soát RRTD trong cho vay DN chƣa đáp ứng kịp thời.