Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

a. Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay doanh nghiệp Cơ cấu nhóm nợ trong cho vay DN là quá trình đánh giá DMCV nhằm phân loại các khoản vay nợ đối với DN vào các nhóm khác nhau dựa trên RRTD và các đặc điểm tương đồng của khoản vay. Căn cứ vào Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 và Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, NHTM tiến hành phân loại nợ theo mức độ tăng dần của RRTD:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Sự biến động cơ cấu nhóm nợ trong cho vay DN theo xu hướng giảm tỷ trọng nợ của DN có mức độ RRTD cao và tăng tỷ trọng nợ của DN có mức độ RRTD thấp là một biểu hiện chứng tỏ chất lƣợng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM ngày càng đƣợc cải thiện và đạt kết quả tốt.

b. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của cho vay doanh nghiệp

Theo quy định của NHNN Việt Nam, các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đƣợc xem là các khoản dƣ nợ đã nảy sinh RRTD và NHTM bắt đầu đối diện

31

với RRTD. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với việc đánh giá kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM.

(1.3) Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 cho phép nhận định các dấu hiệu của RRTD trong cho vay DN của NHTM một cách toàn diện nhất. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ mức độ RRTD trong hoạt động cho vay DN càng thấp. Do đó, mức giảm tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 càng lớn thể hiện sự nỗ lực trong hoạt động hạn chế RRTD cũng nhƣ xử lý và thu hồi nợ quá hạn của NHTM.

c. Tỷ lệ nợ xấu của cho vay doanh nghiệp

Nợ xấu theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN bao gồm các khoản nợ cho vay DN từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu biểu thị mức độ nguy hiểm mà NHTM đối diện ở thời điểm nhất định, do đó cần đƣợc quản lý thật chặt chẽ.

(1.4) Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là dƣ nợ xấu. Chính vì vậy, đây là tiêu chí cơ bản đánh giá chất lƣợng cho vay DN của NHTM. Dư nợ xấu có xu hướng giảm so với tổng dư nợ thể hiện hoạt động kiểm soát RRTD trong hoạt động cho vay DN của NHTM đạt chất lƣợng tốt. Bên cạnh đó, cùng với việc kết hợp xem xét sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ có thể đánh giá cụ thể hơn chất lƣợng tín dụng tại NHTM. Căn cứ Thông tƣ số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 quy định tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản cho vay DN của NHTM phải dưới 3%. Tuy nhiên, theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch năm 2019 vào ngày 22/10/2018, Chính phủ chính thức phê duyệt phương án cơ cấu lại TCTD, đồng thời tăng cường giám sát thực hiện, đưa tỷ lệ nợ xấu còn khoảng 2%.

32

d. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của cho vay doanh nghiệp

Trong hoạt động ngân hàng có nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu trong cho vay DN, nhƣ khoanh nợ, xóa nợ, chứng khoán hóa nợ, phát mại TSBĐ,…

Tuy nhiên, biện pháp trích lập dự phòng RRTD và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD giúp tiết kiệm thời gian và có hiệu quả nhanh. Đây là cách xử lý mang tính lâu dài và ổn định nhất đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản quy định pháp lý.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng DN đƣợc tính nhƣ sau:

(1.5) Trong đó: R : Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng DN.

Ri : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng DN đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i. Công thức nhƣ sau:

(1.6)

Với: Ai : Giá trị của khoản nợ gốc thứ i

Ci : Giá trị khấu trừ của TSBĐ của khoản nợ thứ i R : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0

Giá trị khấu trừ của TSBĐ (Ci) đƣợc xác định bằng tích số giữa giá trị của TSBĐ với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại TSBĐ. Giá trị TSBĐ “ghi trên HĐBĐ” không đƣợc dùng để xử lý TSBĐ khi DN không trả đƣợc nợ, nên các NHTM thường quy định giá trị danh nghĩa trong HĐBĐ. Vì vậy, NHTM nên lưu ý việc định giá TSBĐ tại thời điểm ký HĐBĐ và ký HĐBĐ bổ sung trong trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, đối với cầm cố, thế chấp tài sản “biến đổi” như tài khoản, hàng hoá lưu thông của bên bảo đảm thì không rõ giá trị tài sản này đƣợc ghi trong hợp đồng ra sao.

33

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đƣợc tính theo công thức:

(1.7) Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ lần lƣợt là: Nhóm 1:

0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Tỷ lệ trích lập

dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD thể hiện khoản dự phòng đƣợc NHTM trích lập từ lợi nhuận hiện thời và sử dụng thường xuyên để bù đắp nhằm chủ động ứng phó với những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai của hoạt động cho vay DN khi RRTD thực sự phát sinh. Mức giảm tỷ lệ này biểu thị mức độ tổn thất do RRTD trong cho vay DN giảm xuống và ngƣợc lại. Đồng thời, khi dƣ nợ cho vay đối với DN của NHTM chứa đựng rủi ro càng ít thì số tiền trích lập dự phòng RRTD cụ thể so với tổng dƣ nợ sẽ thấp, điều này cho thấy hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN đạt kết quả tương đối khả quan.

Sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong cho vay DN là việc NHTM hạch toán chuyển khoản nợ cho vay DN đã đƣợc xử lý RRTD ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết với DN. NHTM đƣợc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong cho vay DN trong trường hợp DN bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật và có các khoản nợ thuộc nhóm 5. NHTM đƣợc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong cho vay DN mỗi quý một lần phù hợp với mức trích dự phòng cụ thể, đồng thời tiến hành phát mại TSBĐ để thu hồi nợ, nếu không đủ mới sử dụng dự phòng chung để xử lý và hạch toán ngoại bảng phần dƣ nợ đã đƣợc xử lý RRTD, nếu vẫn còn thiếu thì NHTM hạch toán phần chênh lệch thiếu vào chi phí hoạt động. Việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD càng thấp nói lên phần nào chất lƣợng kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM.

Vì vậy, NHTM nên cố gắng hạn chế tối đa sử dụng dự phòng RRTD của DN.

34

e. Tỷ lệ xóa nợ ròng của cho vay doanh nghiệp

Nợ xóa là khoản dƣ nợ không còn giá trị đƣợc xếp vào nợ xấu thuộc nhóm 5 trong một thời gian dài theo quy định, sau khi sử dụng nhiều biện pháp mà NHTM không thể thu hồi đƣợc do đó sẽ đƣợc xóa theo quy chế hiện hành bằng cách xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng và đƣợc bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng. Một thời gian sau, các khoản nợ này nếu có điều kiện thu hồi đƣợc, NHTM sẽ hạch toán vào thu nhập và khoản thu nhập này sẽ đƣợc khấu trừ vào tổng giá trị nợ xóa tạo nên khoản xóa nợ ròng.

(1.8) Đây là tiêu chí phản ánh mức độ tổn thất thực tế do RRTD trong cho vay DN. Nhƣ vậy, một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ ròng thấp cho thấy biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay DN từng bước đạt hiệu quả. Nếu tỷ lệ này lớn (thường là từ 2% trở lên) thì hoạt động cho vay DN được xem là có vấn đề.

g. Lãi treo

Lãi treo là số tiền lãi của các khoản cho vay DN từ nhóm 2 đến nhóm 5 mà DN không trả đƣợc hoặc không trả đủ cho NHTM khi đến kỳ hạn thanh toán và khiến cho NHTM giảm sút doanh thu và lợi nhuận, tổn thất về tài chính, thậm chí nghiêm trọng hơn dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.

(1.9) Việc thanh toán lãi thường không gắn liền với việc trả gốc và có giá trị nhỏ hơn vốn gốc rất nhiều. Vì vậy, đây là dấu hiệu chính xác có thể nhận biết RRTD và đánh giá chất lƣợng cho vay DN. Khi DN thanh toán tiền lãi đầy đủ và đúng hạn của khoản vay thể hiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay

DN của NHTM sẽ phát triển theo hướng khả quan và tích cực trong tương lai.

35

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)