CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
b. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
* Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp - Thẩm định tín dụng
Quy trình thẩm định tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đƣợc thể hiện qua Phụ lục 15 đƣợc xây dựng khá chặt chẽ và logic giúp cho hoạt động thẩm định tại Chi nhánh đƣợc diễn ra thuận lợi và dễ dàng.
Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện đúng quy trình thẩm định tín
46
dụng giúp cho các khoản vay đối với DN của Chi nhánh có chất lƣợng và làm tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động thẩm định tín dụng tại Chi nhánh vẫn tồn tại một số bất cập nhƣ nguồn thông tin mà DN cung cấp thông qua các BCTC chƣa có độ tin cậy cao cũng nhƣ Chi nhánh chƣa khai thác triệt để hết tất cả các kênh thông tin nhằm phát hiện ra các DN có vấn đề.
- Xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện nay, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN theo Quyết định 1197/QĐ-NHNo của Tổng Giám đốc
“Về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, cùng với quy trình được thực hiện theo thứ tự 7 bước và hệ thống chấm điểm xếp hạng DN đƣợc phân chia thành 10 hạng nhƣ Phụ lục 19.
Tính đến ngày 31/12/2018, Chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với 50 DN trên địa bàn TP. Đà Nẵng, đồng thời chấm điểm và XHTD trước khi cho vay và đánh giá lại theo định kỳ. Kết quả xếp hạng DN đƣợc chi tiết nhƣ sau:
Bảng 2.6. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với DN năm 2018
Xếp hạng Phân loại
rủi ro Chính sách tín dụng
Số lƣợng khách hàng
Tỷ trọng (%)
AAA 1
Mở rộng tín dụng
3 6%
AA 2 9 18%
A 3 31 62%
BBB 4 Duy trì tín dụng 4 8%
BB 5 3 6%
B
6 Hạn chế tín dụng
0 0%
CCC 0 0%
CC 0 0%
C
7
Thu hồi và chấm dứt
tín dụng
0 0%
D 0 0%
Tổng cộng 50 100%
(Nguồn: Báo cáo KQXHTD của Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng)
47
Thống kê số liệu cho thấy phần lớn DN đƣợc xếp hạng tốt, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là DN xếp hạng A với 62%, tiếp đến là 18% DN xếp hạng AA. Đối với DN xếp hạng AAA, AA và A thì đƣợc Chi nhánh áp dụng chính sách mở rộng tín dụng với phân loại rủi ro theo thứ tự từ 1 đến 3.
Tỷ trọng xếp hạng còn lại thuộc loại BBB, BB với tỷ trọng lần lƣợt là 8% và 6%. Còn các xếp hạng thấp hơn thì không có DN nào. Nhƣ vậy, có thể thấy trong thời gian qua, Chi nhánh đã chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN một cách đầy đủ, điều này góp phần đáng kể giúp Chi nhánh trong quá trình ra quyết định vay vốn của mình. Tuy nhiên, biện pháp này chƣa hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh sở dĩ là do:
Thứ nhất, biện pháp này phụ thuộc vào độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ đánh giá của các CBTD.
Thứ hai, việc đánh giá mối quan hệ giữa Chi nhánh với DN là do chủ quan của con người, do vậy đối với CBTD kết quả đánh giá DN sẽ khác nhau.
Thứ ba, Chi nhánh chưa xếp hạng cho các DN có dư nợ dưới 5 tỷ đồng, trong khi tổng dƣ nợ, tính chất các khoản vay của các đối tƣợng này hoàn toàn đủ khả năng chi phối đến uy tín và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
Thứ tư, biện pháp này không cho phép Chi nhánh phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến thứ hạng và chất lƣợng tín dụng của DN là nhƣ thế nào.
Thứ năm, quy trình chấm điểm xếp hạng DN của Chi nhánh mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định tín dụng của Chi nhánh.
- Xác định giới hạn tỷ lệ cho vay DN
Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng áp dụng tỷ lệ giới hạn cho vay DN theo Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 nhƣ sau:
+ Tổng mức dƣ nợ cho vay DN không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của Agribank; tổng mức dƣ nợ cho vay DN và DN có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của Agribank bao gồm cả tổng mức Agribank đầu tƣ vào
48
trái phiếu do DN đó phát hành; không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân.
+ Trường hợp nhu cầu vốn của một DN và DN có liên quan vượt quá giới hạn cho vay DN nhƣ đã nêu trên thì Chi nhánh cho vay hợp vốn.
+ Trường hợp khả năng hợp vốn của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của DN, Giám đốc Chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét, trình HĐTV để báo cáo NHNN, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho vay.
Ngoài ra, thực hiện theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014, Chi nhánh áp dụng tỷ lệ cho vay DN đối với tài sản cầm cố, thế chấp có hạn mức tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ. Cụ thể, giới hạn tỷ lệ cho vay DN đối với TSBĐ là các GTCG, số dƣ tiền gửi đƣợc thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7. HMTD đối với TSBĐ là GTCG, số dư tiền gửi năm 2018
Đối tƣợng Hạn mức
cấp tín dụng 1. GTCG do Agribank phát hành; tiền ký quỹ, số dƣ
tiền gửi tại Agribank bằng đồng Việt Nam
Không vƣợt quá X
2. TPCP, GTCG do TCTD khác phát hành; tiền ký quỹ, số dƣ tiền gửi tại TCTD khác bằng đồng Việt Nam
Không vƣợt quá 90% X 3. Các loại GTCG do TCTD phát hành; tiền ký quỹ, số
dƣ tiền gửi tại TCTD bằng ngoại tệ
Không vƣợt quá 80% X 4. Chứng khoán đã đƣợc niêm yết trên SGDCK 50% Y
* Ghi chú: X: Số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) với số tiền lãi còn được hưởng trừ (-) số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cho vay DN
Y: Giá trị TSBĐ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trong thời gian qua, Chi nhánh chƣa kịp thời cập nhật tình hình thay đổi về hoạt động SXKD của DN cũng nhƣ chƣa quy định tỷ lệ dƣ nợ tối đa của một DN trên tổng dƣ nợ cho vay DN. Vì vậy, việc xác định giới hạn cho vay DN đôi lúc chƣa thực sự phản ánh đúng nhu cầu vay vốn SXKD của DN.
49
- Từ chối cho vay
Để né tránh RRTD trong cho vay DN, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đã từ chối cho vay đối với DN thuộc nhóm 6 và 7 ở các mức XHTD từ B đến D. Trong giai đoạn 2016 - 2018, Chi nhánh đã từ chối nhiều đề án xin vay, điển hình là Đề án xin vay 39 tỷ đồng của công ty TNHH Phúc Lâm Môn do công ty có các khoản vay bị vỡ nợ với số tiền lớn tại ngân hàng khác.
- Quy định giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay DN so với tổng tiền gửi
Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng quy định tỷ lệ tối đa DNCV so với tiền gửi theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN-NHNN ngày 10/01/2018:
LDR L
D x 100% (1.12)
Trong đó: LDR : Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi L : Tổng dƣ nợ cho vay
D : Tổng tiền gửi - Xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc DN
Để đánh giá sàng lọc DN, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đã thiết lập các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn đánh giá năng lực DN nhằm giảm thiểu RRTD cho Chi nhánh; tiêu chuẩn phân tích BCTC thông qua BCTC nội bộ của DN, trung tâm CIC, báo cáo thuế và các tiêu chuẩn thực tế khác.
- Yêu cầu DN có biện pháp biến đổi RRTD về mức chấp thuận cho vay Việc đƣa RRTD về mức chấp thuận cho vay nhằm không bỏ đi những cơ hội mang lại thu nhập cho Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng, mặt khác đảm bảo đƣợc RRTD ở mức cho phép. Biện pháp này đòi hỏi DN phải có báo cáo KQKD chính xác, đồng thời CBTD phải nắm rõ thông tin của DN.
- Cho vay đồng tài trợ
Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng thường cho vay đồng tài trợ đối với các DAĐT lớn nhằm san sẻ rủi ro cũng nhƣ nâng cao uy tín cho Chi
50
nhánh. Trong năm 2018, Chi nhánh đã ký hợp đồng cho vay đồng tài trợ với VDB - Chi nhánh Đà Nẵng để cung cấp vốn cho EVNCPC với dƣ nợ 755 tỷ đồng chiếm 53,9% CPTT, thì đến nay dự án đã trả nợ gốc đều và có hiệu quả.
- Xác định lĩnh vực ưu tiên cho vay
Với mong muốn hỗ trợ DN tập trung phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian qua, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng luôn dành nguồn vốn ưu đãi để cho vay các ngành được xem là tăng trưởng ổn định tại địa phương như thương mại dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dƣ nợ CVDN 100,00 100,00 100,00
Ngành thương mại dịch vụ 37,00 39,00 41,00
Ngành công nghiệp chế biến 15,00 16,00 17,00
Ngành xây dựng 13,00 9,00 5,00
Ngành thủy sản 4,00 5,00 6,00
Ngành nông nghiệp 23,00 25,00 27,00
Ngành bất động sản 5,00 4,00 3,00
Ngành khác 3,00 2,00 1,00
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng) Qua bảng tổng hợp 2.8 nhƣ trên, có thể thấy trong giai đoạn 2016 - 2018, cho vay ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn trên dưới 40%. Ðiều này cũng không quá bất thường khi trên địa bàn quận Thanh Khê ngoài các cơ quan hành chính thì còn lại là các quán cà phê và các loại hình dịch vụ ăn uống. Có thể nói kinh doanh dịch vụ rất phát triển tại địa phương này. Ngoài ra, ngành nông nghiệp đứng thứ 2 chiếm từ 23% đến 27%
qua các năm. Còn ngành công nghiệp chế biến đứng thứ ba về tỷ trọng dƣ nợ CVDN. Tuy nhiên, biện pháp này đƣợc thực hiện chƣa tốt đã làm nảy sinh tác
51
động hai chiều đến hoạt động cho vay DN tại Chi nhánh. Một mặt dường như nó đem đến sự an toàn vốn vay cho Chi nhánh, nhƣng mặt khác lại khiến cho DMCV của Chi nhánh không đƣợc đa dạng hóa do việc cho vay DN chỉ tập trung vào ngành thương mại dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
* Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp - Xếp hạng tín dụng định kỳ
Bằng những phương pháp chuyên môn, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê định kỳ xếp hạng đánh giá uy tín và khả năng trả nợ của DN. Kết quả xếp hạng tín dụng định kỳ là cơ sở để Chi nhánh hình thành các khẩu vị rủi ro, chính sách khách hàng, chính sách phòng ngừa và hạn chế RRTD tương ứng.
- Phân định rõ cơ cấu tổ chức cho vay DN với cơ cấu kiểm soát RRTD Biện pháp này đƣợc Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng thực hiện thông qua quy định trách nhiệm của các cá nhân trong cho vay DN:
+ Trách nhiệm của người thẩm định DN: Tiếp xúc và hướng dẫn DN về thủ tục vay vốn; thẩm định và đề xuất cho vay; cập nhật số liệu vào hệ thống.
+ Trách nhiệm của người kiểm soát khoản vay DN: Kiểm soát về hồ sơ cho vay, thẩm định, đề xuất giải ngân, cơ cấu lại thời hạn nợ và ký kiểm soát.
+ Trách nhiệm của người quyết định cho vay DN: Ra quyết định cho vay; ký kết HĐTD, hồ sơ cho vay, HĐBĐTV và giám sát quá trình cho vay.
- Phân công phân nhiệm trong quản trị cho vay DN
Hiện nay, CBTD phòng Kế hoạch - Kinh doanh tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đƣợc phân công thực hiện tất cả các khâu liên quan đến cho vay DN (kinh doanh, tác nghiệp và quản trị RRTD) mà không có sự phân công phân nhiệm cho CBTD theo từng chức năng riêng biệt.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay
Trong giai đoạn 2016 - 2018, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đã cho vay DN với tỷ lệ TSBĐ phân theo các mức XHTD nhƣ sau:
52
Bảng 2.9. Tỷ lệ tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp vay vốn năm 2018 Xếp hạng tín dụng nội bộ AAA AA A BBB BB 1. Tỷ lệ TSBĐ vay ngắn hạn 25% 35% 45% 65% 75%
2. Tỷ lệ tài sản TSBĐ vay trung và dài hạn 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trong thời gian qua, cho vay DN theo TSBĐ tại Chi nhánh nhƣ sau:
Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo TSBĐ giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Bảo đảm của DN 152.002 85,00 123.725 86,00 129.128 84,81 Thế chấp BĐS 135.908 76,00 112.216 78,00 116.445 76,48 Cầm cố động sản 16.094 9,00 11.509 8,00 12.683 8,33
Tín chấp 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Bảo lãnh của
bên thứ ba 26.824 15,00 20.141 14,00 26.760 17,58 Thế chấp BĐS 23.247 13,00 16.776 11,66 23.819 15,64 Cầm cố động sản 3.577 2,00 3.365 2,34 2.941 1,93
Tín chấp 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Tổng DNCV DN 178.826 100,00 143.866 100,00 152.256 100,00 (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng)
Nhìn vào bảng 2.10 nhƣ trên, có thể thấy hình thức thế chấp BĐS chiếm tỷ trọng rất cao kể cả là bảo đảm của DN (chiếm đến 76,48% năm 2018) hay bảo lãnh của bên thứ ba (chiếm đến 15,64% năm 2018), còn hình thức cầm cố động sản chỉ chiếm một phần nhỏ và không có hình thức tín chấp. Sở dĩ nhƣ vậy là do khi bên thứ ba bảo lãnh đảm bảo cho DN bằng việc thế chấp, cầm cố tài sản thì Chi nhánh sẽ thực hiện đảm bảo an toàn vốn vay bằng cách cho vay DN với số dư nợ trên giá trị TSBĐ thấp hơn trường hợp bảo đảm của chính DN, do đó để thỏa mãn điều kiện ràng buộc này chỉ có BĐS mới có thể đáp ứng đƣợc. Đồng thời, Chi nhánh kiên quyết không cho vay DN đối với hình thức tín chấp trong trường hợp DN được sự bảo lãnh của bên thứ ba cho
53
dù DN có chất lƣợng tín dụng qua các năm thể hiện tốt với XHTD ở mức cao, nhằm đảm bảo chắc chắn sự an toàn vốn trong cho vay DN tại Chi nhánh.
Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn chƣa cập nhật kịp thời tình hình hao hụt, mất mát của TSBĐ dẫn đến giá trị TSBĐ sẽ không phản ánh đúng theo giá trị thị trường. Ngoài ra, việc định giá, định giá lại, giám sát TSBĐ chưa đáp ứng đƣợc yêu cầu của biện pháp bảo đảm bằng tài sản, đặc biệt là đối với BĐS.
- Ủy quyền cho người có thẩm quyền phê duyệt cho vay DN thích hợp Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng thực hiện việc đƣợc ủy quyền phê duyệt cho vay DN theo Quyết định số 438/QĐ-HĐTV-TD ngày 08/05/2017. Theo đó, Giám đốc Chi nhánh có thẩm quyền quyết định cho vay DN tối đa 50 tỷ đồng. Năm 2018, trong quyết định cho vay đồng tài trợ với số tiền 131,5 tỷ đồng, Chi nhánh phải trình Agribank Hội sở chính ra quyết định.
- Sử dụng các điều kiện vay vốn trong HĐTD
Căn cứ vào Điều 21 Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đã áp dụng điều kiện vay vốn đối với DN nhƣ sau: Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ; có vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT và thực hiện BĐTV.
- Công tác nhân sự
Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đã cử CBTD tham gia học tập các chương trình đào tạo của hệ thống Agribank tổ chức như Bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật kiểm soát RRTD trong cho vay DN, tuy nhiên hoạt động này chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Đồng thời, Chi nhánh chưa có chế độ khen thưởng kịp thời đối với CBTD mang lại kết quả công việc cao.
- Quy định tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT của DN
Căn cứ khoản 2 Điều 23 của Quy chế số 226/QĐ-HĐTV-TD, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng quy định tỷ lệ vốn đối ứng tham gia nhƣ sau:
54
Bảng 2.11. Tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT năm 2018
Mức xếp hạng
Tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT Cho vay
ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn
1. Mới thành lập 30% 40% 55%
2. Thành lập từ 3 năm trở lên
AAA 10% 20% 30%
AA 10% 25% 35%
A 10% 30% 40%
BBB 10% 40% 50%
BB 40% 50% 60%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Nhìn chung, việc áp dụng vốn đối ứng tham gia nhƣ trên đa phần là phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, tuy nhiên đôi lúc vẫn chƣa có độ linh hoạt cao. Chẳng hạn, đối với DN xếp hạng BBB và BB vay ngắn hạn vốn đối ứng tham gia tối thiểu yêu cầu lần lƣợt là 10% và 40% là chƣa hợp lý. Bên cạnh đó, tỷ lệ này đối với từng nhóm DN trong cho vay dài hạn vẫn chƣa đƣợc phân thành nhiều cấp bậc phụ thuộc vào số năm vay vốn.
- Thực hiện quy trình cho vay DN một cách chặt chẽ và tương ứng với từng mức RRTD
Quy trình cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đƣợc thực hiện dựa vào Quyết định số 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25/05/2017 theo trình tự các bước và được chi tiết qua Phụ lục 12. Trong thời gian gần đây, việc Chi nhánh điều chỉnh đúng lúc đối với CBTD chƣa tuân thủ đúng quy trình cho vay DN do thiếu kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ đã góp phần thúc đẩy kiểm soát RRTD trong cho vay DN ngày càng chặt chẽ.
- Giám sát và ràng buộc thực hiện các cam kết về điều khoản hạn chế Trong thời gian qua, nhờ việc áp dụng một cách triệt để biện pháp này, Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng đã phần nào ngăn ngừa đƣợc