CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
Rủi ro cho vay là tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền trong hoạt động cho vay của ngân hàng, và kiểm soát tốt rủi ro tín dụng là mục tiêu mà các ngân hàng đang hướng tới, vì vậy cần chỉ ra được các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát RRTD đó cụ thể ở đây cho trong cho vay CNKD thường được đo lường bằng các chỉ tiêu sau:
a. Sự thay đổi cơ cấu nhóm nợ
Dƣ nợ cho vay của các ngân hàng phân thành 5 nhóm khác nhau theo mức độ RRTD tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 5. Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện theo thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Trong cơ cấu dƣ
nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại càng thấp cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngƣợc lại.
Sự thay đổi cơ cấu nhóm nợ của khách hàng CNKD theo khả năng thu đƣợc thể hiện qua mức độ biến động tỷ trọng các nhóm nợ theo thời giao.
Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về tỷ trọng của mỗi nhóm nợ cho vay cá nhân kinh doanh biến động nhƣ thế nào qua từng năm, từ đó có thể đánh giá đƣợc những kết quả của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM. Nếu tỷ trọng các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh giảm đi theo từng năm thể hiện công tác kiểm soát RRTD đối với cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM đã đƣợc chú trọng, mang lại hiệu quả tích cực và ngƣợc lại.
b. Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu về mức giảm tỷ lệ nợ xấu dựa vào việc phân nhóm nợ theo tiêu chí rủi ro, từ đó xác định nợ xấu là nợ có mức độ rủi ro cao nhất đƣợc quy định cụ thể từ nhóm nợ nào trở lên trong phân nhóm nợ.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định theo công thức nhƣ sau:
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh . Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao. Nó đồng thời thể hiện năng lực quản lý rủi ro tín dụng đối với tín dụng cá nhân kinh doanh của NHTM đó hiệu quả cao hay thấp, tình hình nợ xấu của ngân hàng tại một thời điểm, sự biến động nợ xấu của ngân hàng từ đó đƣa ra biện pháp để kiểm soát RRTD.
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra Tỷ lệ nợ xấu Dƣ nợ xấu
Tổng dƣ nợ cho vay
=
rủi ro. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng nghĩa là ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro mất vốn. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang áp dụng 2 loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung là loại dự phòng đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhƣng chƣa xác định đƣợc. Việc trích lập dự phòng chung đƣợc thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định. Theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75%
tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
Dự phòng cụ thể là loại dự phòng đƣợc trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với từng nhóm nợ nhƣ sau: Nhóm 1:
0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Công thức tính Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc tính nhƣ sau:
Nếu một ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cao tức là tỷ lệ nợ xấu cũng cao và ngƣợc lại. Đồng thời chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bảo đảm nợ vay, chất lƣợng TSBĐ khoản vay của các NHTM.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu chƣa phải là căn cứ tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do những nguyên nhõn nào đú khụng thực hiện việc trả nợ kịp thời (đỳng theo hợp ủồng), nhƣng ngân hàng vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Xóa nợ ròng là một số
Tỷ lệ trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng Dƣ nợ trong kỳ báo cáo
Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc trích lập
=
khoản cho vay không còn giá trị và ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) đƣợc gọi là khoản cho vay đƣợc xóa nợ. Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu đƣợc thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ảnh mức RRTD trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Giá trị xóa nợ ròng bằng dƣ nợ xóa trừ các khoản thu hồi đƣợc. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xóa ròng. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lƣợng thấp, công tác kiểm soát RRTD của ngân hàng càng hạn chế, đƣợc tính nhƣ sau:
Xóa nợ ròng = Dƣ nợ xóa – Số tiền đã thu hồi
Tỷ lệ xóa nợ ròng trong kỳ = (Nợ xóa ròng trong kỳ/Tổng dƣ nợ )x 100%
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯỜNG MẠI.
Để kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD đạt hiệu quả cao thì các NHTM thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý, tuy nhiên các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác động bởi các yếu tố nhƣ:
a. Các nhân tố bên trong ngân hàng
- Chính sách cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Chính sách tín dụng khách hàng cá nhân kinh doanh có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân kinh doanh, nó định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tƣ tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng....
- Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
của ngân hàng
Nếu các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng không đƣợc cập nhật phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, hay chƣa phù hợp với từng loại hình cho vay cụ thể ở đây là cho vay CNKD thì mô hình đó sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả và gây khó khăn cho việc đánh giá rủi ro tín dụng của khoản vay, từ đó dẫn đến kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD của ngân hàng.
- Năng lực quản trị điều hành
Năng lực quản trị điều hành liên quan đến khả năng vận hành, quản lý mọi hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có năng lực quản lý điều hành tốt thì mọi hoạt động sẽ luôn đƣợc quản lý chặt chẽ, công tác thẩm định hiệu quả, chất lƣợng tín dụng nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát RRTD đối với cho vay.
- Yếu tố đạo đức và chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng
Trong mọi tổ chức, chất lƣợng của đội ngũ nhân sự luôn có những ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của đơn vị, hoạt động kiểm RRTD trong cho vay CNKD cũng không ngoại lệ. Phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ từ nhân viên đến cấp quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kiểm soát RRTD cho vay CNKD.
b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng - Điều kiện tự nhiên, xã hội
Khi có thiên tai địch họa xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình, tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng để hạn chế rủi ro thấp nhất.
- Môi trường kinh tế & pháp luật
Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, mặt bằng giá cả…tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại của
khách hàng CNKD và của ngân hàng; nó đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD của các NHTM. Bên cạnh môi trường kinh tế, một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ sẽ tạo cơ sở cho các NHTM đƣa ra quyết định cho vay chính xác hơn, đảm bảo phía khách hàng nghiêm chỉnh chấp hành một cách triệt để, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đầy đủ nhất và tốt nhất các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD, từ đó, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát RRTD.
- Đối thủ cạnh tranh:
Sự xuất hiện các TCTD khác trên thị trường tài chính dẫn đến thị phần cho vay cá nhân kinh doanh bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, các chính sách thu hút khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát RRTD do ngân hàng đôi khi làm tắt, bỏ bước trong quy trình cho vay nhằm mở rộng thị phần, cho vay các món kém chất lƣợng dẫn đến nguy cơ RRTD cao trong tương lai.
- Môi trường thông tin
Việc thiếu thông tin trong các giao dịch cho vay giữa NH và khách hàng vay vốn sẽ đƣa đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, thay vì lựa chọn những khách hàng có khả năng trả nợ, ngân hàng lại cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng thấp, gây rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với rủi ro đạo đức, người vay sau khi nhận được khoản tiền vay thực hiện những hoạt động trái với cam kết đƣa đến khó có thể hoàn trả vốn vay, gây rủi ro cho ngân hàng và tác động đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc quản trị RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh giúp ngân hàng tìm hiểu được nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều phương diện với nhiều yếu tố khác nhau. Điều cần chú trọng nhấn mạnh là phải xác định mức độ quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng nhƣ thế nào với vấn đề này theo khả năng và nguồn lực của mình.
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm, kiến thức về cho vay CNKD, đặc điểm của cho vay cá nhân kinh doanh; rủi ro, các dạng rủi ro trong hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh trong hoạt động NHTM. Phân tích các biện pháp của ngân hàng đang sử dụng để kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD.
Các nghiên cứu lý luận là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp để kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank Liên Chiểu Nam Đà Nẵng trong chương 3.
CHƯƠNG 2