KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

3.3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK VIỆT NAM

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng, chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Như đã đề cập trước đó, phiếu thu thập thông tin khách hàng được sử dụng chung cho tất cả khách hàng cá nhân, chƣa phân mẫu biểu riêng biệt giữa khách hàng vay vốn cá nhân kinh doanh hay vay tiêu dùng. Việc sử dụng chung mẫu biểu khiến việc thu thập thông tin chƣa thực sự hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng vay cá nhân kinh doanh ở giai đoạn sau của quy trình tín dụng. Hơn nữa phiếu thu thập thông tin khách hàng chỉ đề cập đến thông tin chính của người vay, có một vài tiêu chí liên quan đến mối quan hệ với người đồng trả nợ mà chưa đề cập đến năng lực tình hình tài chính của người đồng trả nợ trong khi nguồn trả nợ cho ngân hàng được hình thành từ hoạt động kinh doanh của một nhóm khách hàng hay cả hộ kinh doanh. Do đó, trong thời gian đến Agribank Việt Nam nên cập nhật những mẫu biểu cụ thể hơn để thu thập thông tin chính xác hơn về loại khách hàng cá nhân tiêu dùng hay cá nhân kinh doanh, và cần có mẫu thu thập thông tin

về người đồng trả nợ.

Do mẫu phiếu thu thập thông tin chƣa có tiêu chí cụ thể về tình hình tài chính, tình hình quan hệ tín dụng tại các tổ chức khác của người đồng trả nợ, người có liên quan nên cho đến hiện nay trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn chưa có màn hình xếp loại tín dụng của những người có liên quan. Vì vậy, Agribank nên cập nhật trên hệ thống xếp hạng tín dụng những thông tin của người đồng trả nợ, người có liên quan để có thể đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của người vay cũng như người đồng trả nợ, người có liên quan.

Thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng vay cũng là hoạt động quan trọng không kém trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Agribank phải không ngừng nâng cấp hệ thống lưu trữ, đổi mới công nghệ và xử lý thông tin khách hàng, liên tục cập nhật dữ liệu của khách hàng vay và người có liên quan về tất cả các hoạt động nhƣ: tình hình quan hệ tín dụng với chi nhánh , tình hình trả nợ vay, phân loại nhóm nợ hiện tại, lịch sử chuyển nhóm nợ … nhằm xây dựng được hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng chung đầy đủ chính xác, hỗ trợ cho việc khai thác thông tin khách hàng sau này giúp các chi nhánh có thể tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi để có chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng kịp thời.

3.3.2 Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh

Agribank Việt Nam nên thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát nội bộ đột xuất kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh cấp dưới . Nôi dung kiểm tra thường bao gồm: chính sách cấp tín dụng trong từng thời kỳ, kiểm tra tính hợp lệ, xác thực, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn; kiểm tra việc thực hiện các quy định cơ chế bảo đảm tiền vay; kiểm tra việc thực hiện phân cấp ủy quyền

phán quyết trong các quyết định cho vay… Nếu phát hiện sai phạm, bắt buộc phải đƣa vào biên bản, yêu cầu chi nhánh có biện pháp khắc phục xử lý trong một khoản thời gian quy định. Bên cạnh việc kiểm tra những sai phạm, thông qua việc kiểm tra tình hình thực tế thực trạng cho vay tại các chi nhánh, tìm ra những điểm bất cập, chƣa phù hợp trong quy trình cho vay để đề xuất lên cấp trên chỉnh sửa, cập nhật quy trình cho phù hợp với thực tế nhƣng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng.

3.3.3 Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, các cuộc thi đánh giá năng lực cán bộ

Các khóa đào tạo nghiệp vụ thường chỉ áp dụng các cán bộ mới, hoặc khi có văn bản mới chỉ có một số cán bộ lãnh đạo tại các chi nhánh cấp dưới mới đƣợc tham gia tập huấn. Do đó, trong quá trình công tác hầu nhƣ rất ít cán bộ được tham giao đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng trong khi chính họ là người trực tiếp tác nghiệp, thực hiện quy trình cho vay. Xã hội ngày càng phát triển, các thủ đoạn lừa đảo của các đối tƣợng vay vốn ngày càng tinh vi, đáng chú ý nhất phải kể đến việc làm giả giấy tờ pháp lý và giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo gây thiệt hại lớn cho ngân hàng nếu không có những cách thức nhận dạng kịp thời. Do đó trụ sở chính nên tổ chức nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ, ngoài các khóa đào tạo nghiệp vụ về quy trình tín dụng mới thì nên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ nhận dạng giấy tờ giả, cách thức lừa đảo…cho cán bộ tín dụng, giúp họ có thể kịp thời cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới nhất, nâng cao tinh thần cảnh giác, lường được những trường hợp gian lận đảm bảo công tác cho vay đƣợc đảm bảo an toàn nhất.

Ngoài ra, hàng năm hội sở chính nên tổ chức các cuộc thi quy mô toàn bộ hệ thống nhằm đánh giá năng lực, kỹ năng của mỗi cán bộ. Từ đó, giúp mỗi cán bộ tín dụng sẽ thường xuyên cập nhật văn bản, củng cố lại nghiệp vụ

đồng thời sẽ tạo nên tinh thần thi đua, học hỏi của toàn bộ cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)