CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA KHUYẾN NGHỊ
Những năm qua Agribank Liên Chiểu đã không ngừng mở rộng quy mô cho vay cá nhân kinh doanh, song song với đó là việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cũng luôn đƣợc chi nhánh chú trọng duy trì một tỷ lệ thấp trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên thì việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh vẫn còn tồn tại những hạn chế mà trong thời gian tới mong muốn khắc phục để đảm bảo chất lƣợng tín dụng tốt nhƣ:
- Các bước trong quy trình tín dụng đều được thực hiện chính bởi một cán bộ tín dụng.
- Công tác kiểm tra sau cho vay tại chi nhánh vẫn chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả, đôi khi bị xem nhẹ.
- Công tác định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng chƣa thực sự đánh giá đúng tình hình khách hàng vay vốn.
Những mặt hạn chế trên trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh là cơ sở định hướng đưa ra những khuyến nghị cho chi nhánh trong thời gian sắp đến nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ở mức tốt nhất.
3.1.2. Định hướng hoạt động của Agribank trong thời gian đến
Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank;
từng bước đưa Agribank trở thành “Lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn và là “Ngân hàng chấp nhận đƣợc” đối với khách hàng lớn, dân cƣ có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp; Phối hợp triển khai thỏa thuận hợp tác và thực hiện cho vay đối với các đơn vị đầu mối là các Tập đoàn, các Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đổi mới công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng, đảm bảo thanh khoản và các tỷ lệ an toàn theo quy định. Thông qua việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn, chú trọng hình thức huy động vốn thông qua việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Triển khai chương trình huy động vốn dự thưởng linh hoạt hấp dẫn và có cơ chế khuyến khích chi nhánh chủ động triển khai các chương trình phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, chương trình dự thưởng, khuyến mãi.
Tăng trưởng tín dụng đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng và lựa chọn khách hàng. Đồng thời tăng cường kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ sau xử lý.
Chủ động thực hiện các giải pháp tăng vốn tự có, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tập trung hoàn thành mục tiêu Đề án chiến lƣợc phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2016-2020, tích cực phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ trên cơ sở các giải pháp công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, cải thiện thị phần thanh toán quốc tế. Bên cạnh
đó, nâng cao chất lƣợng công tác tiếp thị truyền thông.
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, tạo sự đột phá về tƣ duy và năng suất lao động. Ƣu tiên tối đa cho công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực từ cán bộ cấp cao đến lao động đơn giản. Đổi mới phương pháp đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến.
Tập trung tối đa mọi nguồn lực để thực hiện công tác cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ phù hợp với quy định tại thông tƣ 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xây dựng lộ trình triển khai Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hướng tới chuẩn mực của Ủy ban Basel và phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank.
3.1.3. Định hướng hoạt động của Agribank Liên Chiểu – Nam Đà Nẵng
Dƣa trên kết quả hoạt động kinh doanh các năm và chỉ tiêu Agribank Nam Đà Nẵng giao phó, Agribank Quận Liên Chiểu xác định mục tiêu và định hướng hoạt động cụ thể như sau:
Mục tiêu
- Về nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 10%
- Dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 28%
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
- Phát triển dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 20%
- Tập trung mọi nguồn lực, phân công nhiệm vụ cụ thể để xử lý dứt
điểm khoản nợ đã XLRR của công ty Cổ phần Thép Dana Nhật.
- Đảm bảo tình hình tài chính của chi nhánh với hệ số lƣợng xác lập tối thiểu đạt 1 lần .
Định hướng hoạt động + Công tác huy động vốn
Ban Giám đốc chỉ đạo các phòng chuyên môn làm tốt công tác tuyên truyền vận động, quảng bá thu hút khách hàng tiền gửi, chú trọng loại hình tiền gửi tham gia dự thưởng tiền gửi giá rẻ và tiền gửi trên 12 tháng để tạo sự tăng trưởng bền vững.
Bám sát các khu vực buôn bán đất đai đang có tính thanh khoản cao để thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi. Bên cạnh đó, tăng cường tiếp cận các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán để huy động thêm nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Đẩy mạnh và duy trì tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản.
+ Công tác tín dụng
Về công tác tín dụng luôn duy trì phương châm tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng đồng thời tăng cường công tác tiếp cận các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tăng trưởng tín dụng nhất là khách hàng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. Duy trì tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trên 50% nhằm đảm bảo tốt tính thanh khoản.
Bám sát các khoản nợ có nguy cơ chuyển nợ xấu để có biện pháp xử lý tránh phát sinh. Đồng thời tăng cường xử lý các món nợ xấu phát sinh do chuyển nhóm trên CIC.
Bán đấu giá tài sản và thu hồi nợ XLRR của công ty CP Thép DaNa- Nhật.
Tăng cường tiếp cận và phát triển cho vay doanh nghiệp, đặc biệt các
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để vừa đẩy mạnh phát triển dƣ nợ vừa phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.
+ Công tác phát triển dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nhƣ chuyển tiền Western Union, phát hành thẻ ATM, thu ngân sách, dịch vụ ngân hàng điện tử để tăng thu từ dịch vụ với mục tiêu nguồn thu từ chiếm 15% tổng thu nhập của chi nhánh.
Tăng cường tiếp cận các đơn vị hành chính sự nghiệp và đơn vị trong khu công nghiệp để thực hiện dịch vụ trả lương thông qua tài khoản, phát triển các dịch vụ thanh toán khác kèm theo.
Thực hiện kết nối mở thẻ sinh viên, thanh toán học phí học sinh, sinh viên với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông trên địa bàn.
Để đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ và thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và Agribank. Trong thời gian tới Agribank sẽ tiếp cận và mở thẻ sinh viên tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
3.1.4 Định hướng hoạt động cụ thể của Agribank Liên Chiểu trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
Trên cơ sở định hướng hoạt động chung của chi nhánh, Agribank có những định hướng cụ thể hơn trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh nhƣ sau:
- Tăng trưởng tín dụng nhưng luôn đảm bảo chất lượng tín dụng, định hướng của chi nhánh là mở rộng quy mô dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh nhƣng ở mức vừa phải, luôn đặt an toàn tín dụng lên hàng đầu. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay, đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Cũng theo các chính sách tín dụng những năm trước đã đem lại hiệu
quả, chính sách cho vay cá nhân kinh doanh bắt buộc phải có tài sản là bất động sản ƣu tiên những bất động sản có tính thanh khoản cao cũng nằm trong những định hướng chi nhánh duy trì trong thời gian sắp đến.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước cho vay và tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong và sau cho vay.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra tình hình kinh doanh thực tế của những khách hàng đã cho vay, đôn đốc nhắc nợ, xử lý thu hồi nợ, đối với những món vay đã chuyển sang nợ xấu tăng cường các biện pháp xử lý thanh lý tài sản đảm bảo, đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu trong cho vay kinh doanh dưới 0.5%.
- Mở rộng cho vay nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau, đa dạng hóa các gói vay về thời hạn, lãi suất...
- Nâng cao chất lượng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hoặc trao đổi nghiệp vụ để các nhân viên có thể trao đổi với nhau những vướng mắc trong quá trình công tác, từ đó đề xuất những ý kiến góp ý lên ban giám đốc để điều chỉnh các chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế.