Thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng (Trang 57 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh

a. Thực trạng triển khai các biện pháp né tránh rủi ro

Để triển khai các biện pháp né tránh rủi ro các NHTM thường thực hiện theo quy trình cụ thể nhƣ sau:

Về thẩm định khách hàng

Người thẩm định tiến hành phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu sơ bộ nhu cầu vay vốn và việc đáp ứng các điều kiện vay vốn. Cung cấp thông tin cho người vay về các quy định chung của Agribank về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục vay vốn. Qua thẩm định sơ bộ nếu đánh giá ban đầu khách hàng không thỏa mãn được các điều kiện vay vốn của Agribank thì người thẩm định sẽ từ

chối tiếp nhận hồ sơ vay. Ngƣợc lại, nếu khách hàng thỏa mãn các điều kiện thì người thẩm định tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn, lập hồ sơ vay vốn theo danh mục vay vốn, tiến hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng vay vốn thông qua các hình thức nhƣ: Thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu về khách hàng vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh,TSĐB.... Trong quá trình thẩm định tín dụng, để loại bỏ các trường hợp RRTD cao, ngoài thông tin và hồ sơ mà khách hàng cung cấp, người thẩm định sẽ phải thu thập thêm các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác, kiểm tra thực tế TSBĐ và thu nhập tạo ra hàng tháng, kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Căn cứ vào các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, người thẩm định tiến hành thực hiện thẩm định các nội dung sau:

+ Thẩm định về tính đầy đủ hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn

Hồ sơ phải đầy đủ theo danh mục hồ sơ vay cá nhân kinh doanh do Agribank quy định; đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định; các yếu tố trên các hồ sơ tài liệu phải khớp đúng không sai lệch, mâu thuẫn; hình thức văn bản phải phù hợp với quy định

+ Thẩm định về tính đầy đủ hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ phải đầy đủ nội dung, chữ ký: nội dung phải rõ ràng, phù hợp với quy định của pháp luật, chữ ký trên các hồ sơ tài liệu phải thống nhất đúng thẩm quyền; phù hợp với quy định của pháp luật, Agribank và còn hiệu lực.

+ Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn và người có liên quan tại thời điểm vay vốn cụ thể như sau:

Xem xét năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện/người tham gia thực hiện DAĐT, phương án SXKD nếu người vay vốn không đồng thời là người thực hiện DAĐT,

phương án SXKD. Chủ hộ/người đại diện hộ vay vốn cần chứng minh có sự đồng thuận của các thành viên trong nhóm, hộ gia đình về việc vay vốn/trả nợ Agribank. Người thẩm định cần xác minh lại thông tin thêm từ ít nhất một thành viên chủ chốt trong nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình.

+ Thẩm định về khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng

 Xác định nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh/đầu tƣ: xem xét các tài liệu chứng minh thu nhập từ hoạt động SXKD và khả năng trả nợ từ nguồn thu nhập đó. Tùy từng trường hợp cần xác minh độ chính xác về thông tin. Ví dụ: khách hàng vay kinh doanh hàng quần áo, cần kiểm tra các thông tin:

Đăng ký kinh doanh; hợp đồng thuê, thời hạn thuê cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng (trường hợp đi thuê); Doanh thu bình quân hàng tháng, nguồn hàng lấy ở đâu, có hóa đơn mua hàng không, xem sổ theo dõi mua hàng, sổ theo dõi bán hàng, thanh toán tiền mua, bán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, số tiền nộp thuế hàng tháng, lợi nhuận hàng tháng….

 Đánh giá tình hình công nợ của khách hàng: Tình hình nợ phải trả, nợ phải thu của khách hàng.

 Đánh giá khả năng vốn tự có tham gia vào dự án, phương án vay vốn:

Căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn, phương án vay vốn SXKD, khảo sát thực tế và phỏng vấn khách hàng để thẩm định, đánh giá khả năng vốn tự có tham gia vào nhu cầu vốn của DAĐT, phương án SXKD cụ thể như: Mức vốn tự có tham gia tối thiểu là bao nhiêu, vốn tự có lấy từ đâu và vốn tự có tham gia vào giai đoạn nào.

+ Thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án vay vốn

 Thẩm định mục đích vay vốn: Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề SXKD/DAĐT/phương án vay vốn, mục đích vay vốn. Trường hợp Chủ hộ/người đại diện vay vốn cần chứng minh việc vay vốn để phục vụ lợi ích chung của cả hộ là sự thật và Người thẩm định cần xác minh.

 Thẩm định nhu cầu vốn của khách hàng: xác định tổng nhu cầu vốn của khách hàng thông qua doanh thu kế hoạch và vòng quay vốn lưu động kế hoạch.

 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của DAĐT, phương án: Theo phương diện thị trường (đầu vào, đầu ra), theo phương diện tài chính, theo phương diện kỹ thuật, theo phương diện đội ngũ người quản lý lao động, theo phương diện lợi ích kinh tế xã hội, theo phương diện môi trường và rủi ro.

Qua đó xác định hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.

 Xác định nhu cầu vay vốn thông qua công thức

Nhu cầu (hạn mức) vay vốn = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác Khi tính nhu cầu vốn cần loại bỏ chi phí khấu hao, lãi vay (trừ vay lãi trong thời gian thi công đối với cho vay thực hiện dự án đầu tƣ). Không cho vay để trả lãi tiền vay đối với cho vay ngắn hạn.

+ Thẩm định về tài sản đảm bảo:

Mục tiêu cho vay của ngân hàng là thu hồi đủ nợ gốc và nợ lãi từ việc thực hiện DAĐT, phương án SXKD hoặc từ nguồn thu được tính toán ngay từ khi cho vay, không phải từ bán tài sản bảo đảm. Tuy nhiên người thẩm định phải thẩm định kĩ về tài sản đảm bảo vì khi xảy ra rủi ro TSĐB đƣợc xem là nguồn trả nợ dự phòng của khách hàng. Sau khi phân tích đánh giá các tiêu chí về TSBĐ người thẩm định đưa ra nhận xét về tính pháp lý/giá trị TSBĐ/điều kiện/phương pháp quản lý tài sản thế chấp/ Mức cho vay tối đa và các đề xuất khác.

+ Lịch sử quan hệ tín dụng tại các Tổ chức tín dụng:

Theo quy định của chi nhánh, một trong những điều kiện cần đối với khách hàng vay cá nhân kinh doanh đó là khách hàng không đƣợc có nợ nhóm 2 trong vòng 12 tháng gần nhất và nợ xấu trong vòng 36 tháng gần nhất. Tuy nhiên, những khách hàng có lịch sử nợ xấu ngoài thời gian quy định

mặc dù vẫn đáp ứng đƣợc điều kiện cần để vay vốn nhƣng trong một số trường hợp chi nhánh vẫn từ chối cho vay các khách hàng này để né tránh rủi ro.

Trong quá trình thực hiện thẩm định khách hàng nhƣ trên , nếu xét thấy khách hàng không đáp ứng đầy đủ theo những yêu cầu vay vốn của Agribank, người thẩm định trình đề xuất từ chối cho vay lên người kiểm soát, người quyết định cho vay lập thông báo từ chối cho vay và lý do từ chối cho vay gửi đến khách hàng.

Ngƣợc lại, nếu khách hàng đáp ứng đƣợc các yêu cầu vay vốn của Agribank thì sau khi thẩm định các nội dung trên, người thẩm định tiến hành chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn.

Như vậy, thẩm định tín dụng là cơ sở chính để chọn lọc khách hàng.

Thời gian vừa qua, công tác thẩm định tại chi nhánh đã đƣợc thực hiện khá chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy trình, quy định, góp phần né tránh rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, công tác thẩm định hồ sơ còn gặp nhiều khó khăn, các thủ đoạn làm giả giấy tờ ngày càng tinh vi, đặc biệt là giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các cán bộ thẩm định lại không đƣợc tham gia nhiều các khóa đào tạo nhận dạng giấy tờ, mẫu dấu, chữ kí giả. Do đó, để đảm bảo né tránh rủi ro, các cán bộ thẩm định bắt buộc phải cùng đi công chứng hợp đồng bảo đảm và đăng kí giao dịch bảo đảm cùng với khách hàng, tránh trường hợp dùng giấy tờ giả mạo gây tổn thất sau này cho ngân hàng. Ngoài ra do đặc thù của khách hàng cá nhân kinh doanh là sổ sách kế toán không đƣợc ghi chép rõ ràng, minh bạch nên việc xác định nhu cầu vay vốn, doanh thu hàng năm gây ra không ít khó khăn cho các cán bộ thẩm định. Do vậy, các cán bộ thẩm định cần khảo sát kĩ thực tế tình hình kinh doanh, yêu cầu các khách hàng cá nhân kinh doanh cung cấp chứng từ đầy đủ, theo dõi ghi chép thường xuyên doanh

thu, chi phí hàng ngày một cách rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định, kiểm tra.

Chấm điểm tài chính, phi tài chính và xếp hạng tín dụng đối với khách hàngvay vốn.

Để thực đảm bảo việc từ chối cho vay là đúng đối tƣợng khách Agribank Liên Chiểu đã thực hiện công tác xếp hạng khách hàng đầy đủ trước khi cho vay và tiến hành đánh giá lại theo định kỳ hàng quý. Việc chấm điểm khách hàng nhằm đánh giá khả năng xảy ra rủi ro, mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Mức độ rủi ro thay đổi theo từng khách hàng và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá các chỉ tiêu bằng thang điểm, dựa vào thông tin tài chính và phi tài chính sẵn có của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.

Ngân hàng thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng nhằm mục đích ra quyết định cấp tín dụng: phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay, xác định mức cho vay, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay...Ngoài ra việc thực hiện chấm điểm khách hàng còn giúp giám sát và đánh giá khách hàng vay sau khi đã cấp tín dụng, đƣa ra cảnh những báo sớm giúp ngân hàng lường trước những dấu hiệu rủi ro, các khoản vay đang có chất lƣợng xấu đi để có các biện pháp kip thời.

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc trong khâu thẩm định, cán bộ thẩm định tiến hành cập nhật thông tin khách hàng lên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Khách hàng cá nhân kinh doanh được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Trong đó:

Thang điểm tài chính: 100; Thang điểm phi tài chính: 100 . Quy trình chấm điểm tín dụng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 : Thu thập thông tin theo phiếu thu thập thông tin khách hàng.

Bước 2 : Chấm điểm các thông tin về nhân thân và khả năng trả nợ của người vay. Các chỉ tiêu về nhân thân: chiếm tỷ trọng 60% trong tổng số điểm

Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ: chiếm 40% trong tổng số điểm.

Bước 3 : Chấm điểm thông tin tài sản TSĐB Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp loại khách hàng

Loại Số điểm đạt được

AAA 90 - 100

AA 80 - < 90

A 73 - < 80

BBB 70 - < 73

BB 63 - <7 0

B 60 - < 63

CCC 56 - < 60

CC 53 - < 56

C 44 - < 53

D < 44

Tổng điểm quy đổi theo tỷ trọng được chia thành 10 thang điểm tương ứng với loại từ AAA đến D. Trong đó từ D đến CCC đƣợc xếp vào những khách hàng chắc chắn bị từ chối cho vay. Các khách hàng thuộc BBB, BB, B là những khách hàng có điểm xếp hạng cần phải chú ý, cần phải xem xét kĩ trước khi quyết định có nên cho vay hay không.

Nhìn chung, kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng của các khách hàng vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh khá tốt, đƣợc thể hiện qua số lƣợng khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng ở mức cao chiếm đa số và chất lƣợng tín dụng cho cá nhân kinh doanh tại chi nhánh ở mức tốt. Cụ thể đến cuối năm 2019, trong tổng số 460 khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại chi nhánh thì có đến 446 (97%) khách hàng xếp loại AAA đến A với dƣ nợ 211 tỷ đồng, chỉ có 14 khách hàng xếp loại BBB với dƣ nợ 5 tỷ đồng và

không có nợ xấu trong nhóm này. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank chƣa phản ánh đầy đủ tình trạng của khách hàng: mẫu biểu thu thập thông tin khách hàng hàng dùng chung cho khách hàng cá nhân, chƣa phân biệt đƣợc khách hàng vay vốn phục vụ tiêu dùng hay khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh; chưa đánh giá thông tin và thu nhập của người đồng trả nợ, người có liên quan do hệ thống chỉ cho đăng kí chấm điểm người đứng tên vay...

Sàng lọc khách hàng:

Sau khi xếp loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng tiến hành sàng lọc khách hàng và quyết định cấp tín dụng nếu khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn sau:

- Khách hàng và người ủy quyền đáp ứng đầy đủ về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

- Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.

- Tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án vay vốn.

- Khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Khách hàng đáp ứng các điều về tài sản đảm bảo.

- Tình hình quan hệ tín dụng với Agribank và các TCTD khác.

- Khách hàng xếp loại tín dụng nội bộ các loại : AAA, AA, A. Thông thường các khách hàng thuộc BBB có thể được chi nhánh cho vay nhưng phải kèm theo các điệu kiện như phải có tài sản đảm bảo, không được hưởng chính sách lãi suất ưu đãi, thường xuyên giám sát…..Các khách hàng thuộc nhóm BB và B để tránh rủi ro ngân hàng thường từ chối cho vay và theo dõi quá trình cải thiện hồ sơ của khách hàng.Khách hàng xếp loại BB, B, CCC, CC, C hoặc D thì chi nhánh từ chối cho vay.

Việc sàng lọc khách hàng giúp cán bộ thẩm định loại bỏ những khách

hàng vay vốn yếu kém và không hiệu quả ngay từ đầu nhằm né tránh rủi ro xảy ra. Qua đó giúp ngân hàng chọn lựa đƣợc những khách hàng tốt để có những chính sách ƣu đãi về lãi suất cho vay, thời hạn xử lý hồ sơ, áp dụng biện pháp có bảo đảm bằng tài sản và những chế độ ƣu tiên khác để giữ vững, duy trì và tăng trưởng tín dụng đối với nhóm khách hàng này.

Kết quả từ việc đánh giá trên là những căn cứ quan trọng để người quyết định cho vay hoặc hội đồng tín dụng xét duyệt cho vay. Trên cơ sở thông tin thẩm định khách hàng, cán bộ thẩm định đề xuất ý kiến cấp tín dụng hoặc từ chối cho vay giám đốc phụ trách tín dụng ra quyết định cấp tín dụng hay từ chối cho vay.

Thời gian qua trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc từ thẩm định khách hàng, chấm điểm khách hàng, chi nhánh đã sàng lọc chọn lựa đƣợc những khách hàng tốt, đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn của chi nhánh. Tuy nhiên việc sàng lọc khách hàng, ra quyết định cho vay đôi khi còn thực hiện chƣa chính xác chủ yếu xuất phát từ các bước trước đó. Các mẫu phiếu thu thập thông tin khách hàng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng đƣợc áp dụng chung cho toàn bộ khách hàng cá nhân, không phân biệt rõ ràng giữa khách hàng cá nhân vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng hay khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên tiêu chí chấm điểm, trọng số giữa các chỉ tiêu đều giống nhau và điều này cũng dẫn đến công tác sàng lọc, lựa chọn khách hàng không chính xác.

Một hạn chế khác là toàn bộ quy trình từ hướng dẫn hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin khách hàng, xác minh thẩm định thông tin, chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đều thực hiện bởi một cán bộ thẩm định, điều này còn mang tính chủ quan của người thẩm định, dễ phát sinh các vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức của người thẩm định như giúp khách hàng không trung thực trong việc lập báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)