MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng (Trang 103 - 108)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN LIÊN QUAN

3.4.1. Cung cấp thông tin tài sản đảm bảo kịp thời từ cơ quan quản lý đất đai nhà nước

Thời gian qua tại địa bàn Quận Liên Chiểu liên tục phát hiện sai sót, vi phạm trong quản lý đất đai. Đáng chú ý là 560 bộ hồ sơ ba lá có dấu hiệu giả mạo nhưng đã được cơ quan nhà nước cấp mới giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, một số trong đó lại là tài sản đảm bảo đang thế chấp vay tại ngân hàng.

Tuy nhiên về phía ngân hàng không nhận đƣợc bất cứ thông báo của cơ quan điều tra, quản lý đất đai về tình trạng tài sản đang nhận thế chấp đó bị phong tỏa giao dịch để phục vụ điều tra. Điều này gây ra tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng trả nợ, nếu tính đến phương án xử lý tài sản thì tài sản không đƣợc phép giao dịch. Do đó nếu phát hiện, nghi ngờ giải mạo liên quan đến giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất đai các cơ quan chức trách cần thông báo, phối hợp với ngân hàng để chủ động đƣa ra những biện pháp xử lý kịp thời.

3.4.2. Nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC

Thông tin thu thập từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC là căn cứ hết sức quan trọng để nắm đƣợc tình hình vay vốn, tình hình TSĐB đang thế chấp, lịch sử tín dụng... của khách hàng trước khi đi đến quyết định cho vay. Tuy nhiên trong thời gian việc thu thập thông tin cũng gặp một số vấn đề nhƣ: trang web đăng nhập lấy thông tin liên tục lỗi, thời gian xử lý yêu cầu hỏi thông tin đôi khi phản hồi rất chậm có khi hơn 1 ngày ảnh hưởng đến quá

trình xử lý hồ sơ cho khách hàng, thời gian cập nhật dữ liệu thông tin tín dụng lên hệ thống CIC chậm hơn nhiều so với ngày tra cứu nên chi nhánh không thể nắm đƣợc thông tin tín dụng của khách hàng trong khoảng thời gian đó nếu có phát sinh, đáng chú ý hơn là việc trung tâm CIC chƣa cập nhật thông tin tín dụng trong trường hợp khách hàng thay đổi số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu...Chính vì vậy, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC cần có những giải pháp để khắc phục những nhƣợc điểm trên, cụ thể:

- Phản hồi thông tin cho các TCTD một cách nhanh nhất

- Luôn cập nhật thông tin tín dụng của khách hàng lên hệ thống sớm nhất có thể, đảm bảo thông tin cung cấp cho các TCTD kịp thời, sát với ngày tra cứu.

- Cần phải có sự đồng nhất giữa các giấy tờ pháp lý, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của khách hàng để tránh trường hợp một khách hàng có đến 2 mã thông tin tín dụng.

KẾT LUẬN

Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng và mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này luôn gắn liền với rủi ro nên đòi hỏi công tác quản trị RRTD cần đƣợc chú trọng để kiểm soát tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.Trong các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng thì hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng, là bước mang tính triển khai thực hiện trực tiếp. Tại Agribank chi nhánh Quận Liên Chiểu, kiểm soát rủi ro tín dụng cũng đƣợc sự quan tâm rất lớn của ban lãnh đạo, một trong số đối tƣợng khách hàng quan trọng của chi nhánh là loại hình khách hàng cá nhân kinh doanh chiếm tỷ trọng trên 30% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh.

Trong phạm vi, đối tƣợng đã đƣợc giới hạn, luận văn đã hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng. Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD tại Agribank - chi nhánh Quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng thông qua phân tích các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD chi nhánh đã áp dụng, đánh giá từng chỉ tiêu. Từ đó, đưa ra những kết quả, hạn chế, những vướng mắc chưa thực hiện được trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh, làm rõ những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, đề xuất những khuyến nghị cho Agribank – Chi nhánh Quận Liên Chiểu và kiến nghị cho Agribank Việt Nam nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Chính (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[2] Phạm Thái Hà (2017), Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, Tạp chí Tài chính số tháng 09/2017.

[3] Trần Văn Huy (2018), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[4] Phạm Thị Kiều Khanh, Phạm Thị Bích Duyên (2018), Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 254, tháng 8 năm 2018

[5] Nguyễn Thành Luân (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[6] Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[7] Phạm Nguyễn Dũng Nguyên (2018), Phân tích hoạt động cho vay HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[8] Trương Thị Hồng Phương (2020), Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần, Tạp chí tài

chính số 01/2020.

[9] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT- NHNN , Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

[10] Đỗ Đoan Trang (2019), Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí tài chính số tháng 02/2019.

[11] Nguyễn Thị Thu Trinh (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[12] Quy định số: 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/4/2019 của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

“Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.

[13] Quy định số: 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/6/2019 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam “ Ban hành quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.

[14] Thông tư số 02/2013/NHNN ngày 23/01/2020 của Ngân hàng Nhà nước

“ V/v Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

[15] Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng 2017.

[16] Quy định số: 49-QĐ/NHNoNĐN-TD ngày 16/10/2019 về Thẩm quyền

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)